Blog

Phương pháp Wyckoff
Phương pháp WyckoffBlockchainNội dungPhương pháp Wyckoff là gì?Ba quy luật của WyckoffQuy luật cung cầuQuy luật nguyên nhân và hệ quảQuy luật nỗ lực so với kết quảQuy luật về người vận hành đằng sauTích lũyTăng giáPhân phốiGiảm giáSơ đồ WyckoffSơ đồ giai đoạn tích lũySơ đồ giai đoạn phân phốiPhương pháp Wyckoff có hiệu quả không?Cách tiếp cận năm bước của WyckoffKết luận Phương pháp Wyckoff là gì?Phương pháp Wyckoff được phát triển bởi Richard Wyckoff vào đầu những năm 1930. Phương pháp này bao gồm một loạt các nguyên tắc và chiến lược ban đầu được thiết kế cho giới giao dịch và các nhà đầu tư. Wyckoff đã dành nhiều nặm để giảng dạy và các công trình của ông có ảnh hưởng lớn đến các lý thuyết phân tích kỹ thuật (TA) hiện đại. Phương pháp Wyckoff ban đầu được áp dụng cho thị trường chứng khoán, nhưng giờ đây nó được áp dụng cho tất cả các loại thị trường tài chính.Nhiều công trình của Wyckoff được lấy cảm hứng từ các phương pháp giao dịch của các nhà giao dịch lừng lẫy khác (đặc biệt là Jesse L. Livermore). Ngày nay, Wyckoff được đánh giá ngang hàng với những người có tầm ảnh hưởng khác, như Charles H. Dow, và Ralph N. Elliott.Wyckoff đã sáng tạo một số lý thuyết và kỹ thuật giao dịch dựa trên nền tảng nghiên cứu sâu rộng. Bài viết này giới thiệu tổng quát về các công trình của ông. Nội dung của bài viết bao gồm:Ba quy luật cơ bản của Wyckoff;Khái niệm về người vận hành đằng sau (composite man);Một phương pháp để phân tích biểu đồ (Sơ đồ Wyckoff);Một phương pháp tiếp cận thị trường gồm 5 bước.Wyckoff cũng đã phát triển các Thử nghiệm Mua và Bán cụ thể, cũng như một phương pháp đồ thị duy nhất dựa trên biểu đồ Điểm và Hình (P&F). Mặc dù các thử nghiệm giúp nhà giao dịch phát hiện các điểm để tham gia thị trường tốt hơn, phương pháp P&F được sử dụng để xác định các mục tiêu giao dịch. Tuy nhiên, bài viết này sẽ không đi sâu vào hai chủ đề này.Ba quy luật của WyckoffQuy luật cung cầuQuy luật đầu tiên quy định rằng giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung và giảm trong trường hợp ngược lại. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thị trường tài chính và chắc chắn không phải là quy luật riêng trong các công trình của Wyckoff. Chúng tôi có thể biểu diễn quy luật đầu tiên bằng ba phương trình đơn giản:Cầu > Cung = Giá tăngCầu < Cung = Giá giảmCầu = Cung = Giá hầu như không đổi ( biến động ít)Nói cách khác, quy luật đầu tiên của Wyckoff chỉ ra rằng cầu vượt quá cung sẽ khiến giá tăng vì số người mua lớn hơn số người bán. Nhưng, trong trường hợp người bán nhiều hơn người mua, cung sẽ vượt cầu và điều đó sẽ khiến giá giảm.Nhiều nhà đầu tư sử dụng Phương pháp Wyckoff và so sánh các xu hướng giá và khối lượng giao dịch để có thể hình dung rõ hơn mối quan hệ giữa cung và cầu. Điều này giúp họ có thể dự đoán các biến động thị trường trong tương lai.Quy luật nguyên nhân và hệ quảTheo quy luật này, sự khác biệt giữa cung và cầu không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của nhiều giai đoạn chuẩn bị cũng như các sự kiện cụ thể. Theo Wyckoff, giai đoạn tích lũy (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn tăng giá (hệ quả). Ngược lại, giai đoạn phân phối (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn giảm giá (hệ quả).Wyckoff đã áp dụng một kỹ thuật vẽ đồ thị độc đáo để ước tính các tác động mà một nguyên nhân có thể gây ra. Nói cách khác, ông đã tạo ra các phương pháp xác định mục tiêu giao dịch dựa trên các giai đoạn tích lũy và phân phối. Điều này giúp ông có thể ước tính xu hướng thị trường có thể kéo dài bao lâu sau khi thoát khỏi vùng hợp nhất hay phạm vi giao dịch (trading range).Quy luật nỗ lực so sánh với kết quảQuy luật thứ 3 của Wyckoff tuyên bố rằng những thay đổi về giá của tài sản là kết quả của các nỗ lực và được thể hiện bằng sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Nếu giá tài sản biến động theo cách hòa hợp với khối lượng giao dịch, có nhiều khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Nhưng, nếu khối lượng giao dịch và giá tài sản có sự khác biệt đáng kể thì xu hướng thị trường có khả năng dừng lại hoặc đổi hướng. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng rằng thị trường Bitcoin bắt đầu hợp nhất với khối lượng giao dịch rất cao sau một thời gian giảm giá kéo dài. Khối lượng giao dịch lớn cho thấy một nỗ lực lớn, nhưng nếu thị trường có xu hướng đi ngang (biến động ít) cho thấy nỗ lực nhỏ. Vì vậy, có rất nhiều giao dịch mua bán Bitcoin trên thị trường, nhưng giá không giảm nhiều. Tình huống như vậy có thể chỉ ra rằng xu hướng giảm giá có thể kết thúc, và thị trường sắp chuyển hướng.Quy luật về người vận hành đằng sauWyckoff đã đưa ra ý tưởng về người vận hành đằng sau (composite man hoặc composite operator) như một nhân vật tưởng tượng đứng sau thị trường. Ông đề xuất rằng các nhà đầu tư và nhà giao dịch nên nhìn nhận thị trường chứng khoán như thể có một thực thể duy nhất đang kiểm soát thị trường này. Điều này sẽ giúp họ có thể dễ dàng theo dõi các xu hướng của thị trường.Về bản chất, người vận hành đằng sau chính là thế lực đại diện cho tất cả những người chơi lớn nhất (những người có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường), chẳng hạn như những người giàu có và các nhà đầu tư là các tổ chức. Thị trường sẽ luôn vận động theo cách có lợi nhất cho người vận hành đằng sau này và để đảm bảo người vận hành này luôn có thể mua vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao. Hành vi của người vận hành đằng sau thường ngược lại hành vi của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân, mà theo quan sát của Wyckoff thường là sự thua lỗ. Nhưng theo Wyckoff, người vận hành đằng sau sử dụng một chiến lược có thể dự đoán được phần nào, bởi vậy các nhà đầu tư có thể học hỏi từ các chiến lược đó.Hãy sử dụng khái niệm về người vận hành đằng sau để mô tả một phiên bản đơn giản về chu kỳ thị trường. Một chu kỳ như vậy bao gồm bốn giai đoạn chính: tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá.Tích lũyNgười vận hành đằng sau tích lũy tài sản trước hầu hết các nhà đầu tư. Giai đoạn này thường được thể hiện dưới dạng một thị trường có xu hướng đi ngang. Việc tích lũy này được thực hiện dần dần để tránh việc giá tăng hoặc giảm đáng kể.Tăng giáKhi người vận hành đằng sau đã nắm giữ đủ cổ phiếu và lực bán ra gần cạn kiệt, anh ta sẽ bắt đầu đẩy thị trường lên. Một cách tự nhiên, xu hướng mới nổi này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và khiến nhu cầu tăng lên.Trong thời kỳ thị trường tăng giá có thể xảy ra một số giai đoạn tích lũy. Chúng ta có thể gọi chúng là các giai đoạn tái tích lũy , trong đó giá tạm dừng tăng và đi ngang trong một thời gian, trước khi tiếp tục tăng giá.Thị trường tăng giá thúc đẩy các nhà đầu tư khác mua vào. Cuối cùng, ngay cả những người bình thường cũng trở nên hào hứng và tham gia vào thị trường. Tại thời điểm này, cầu lớn hơn cung.Phân phốiTrong giai đoạn tiếp theo, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các tài sản của mình. Anh ta bán các tài sản sinh lời của mình cho những người tham gia thị trường muộn. Thông thường, giai đoạn phân phối được đánh dấu bằng một xu hướng đi ngang của thị trường, trong đó các nhu cầu mua vào được thỏa mãn cho đến khi không còn nhu cầu nữa.Giảm giáNgay sau giai đoạn phân phối, thị trường bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Nói cách khác, sau khi người vận hành đằng sau đã bán một lượng lớn các phiếu của mình, anh ta bắt đầu đẩy thị trường xuống. Cuối cùng, cung trở nên lớn hơn nhiều so với nhu cầu và thị trường giảm giá.Tương tự như giai đoạn tăng giá, trong giai đoạn giảm giá, thị trường cũng có thể có các giai đoạn phân phối lại. Về cơ bản, đây là những giai đoạn hợp nhất ngắn hạn giữa các đợt giảm giá lớn. Trong đó có thể bao gồm các giai đoạn hồi phục tạm thời (Dead Cat Bounces) hoặc cái gọi là bẫy tăng giá (bull trap), trong đó một số người mua bị đánh lừa tin tưởng rằng thị trường sẽ đổi hướng nhưng điều đó đã không xảy ra. Khi giai đoạn giảm giá kết thúc, một giai đoạn tích lũy mới sẽ bắt đầu.Sơ đồ WyckoffSơ đồ giai đoạn tích lũy và giai đoạn phân phối có lẽ là các kết quả phổ biến nhất trong các công trình của Wyckoff – ít nhất là trong phạm vi cộng đồng tiền điện tử. Những mô hình này chia các giai đoạn Tích lũy và Phân phối thành các giai đoạn nhỏ hơn, từ giai đoạn A đến giai đoạn E cùng với nhiều Sự kiện Wyckoff, được mô tả ngắn gọn dưới đây.Sơ đồ tích lũyGiai đoạn ALực bán ra giảm, và xu hướng giảm giá của thị trường bắt đầu chậm lại. Giai đoạn này thường được đánh dấu bằng sự gia tăng khối lượng giao dịch. Hỗ trợ sơ bộ (Preliminary Support) chỉ ra rằng thị trường xuất hiện một số lượng người mua, nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn thị trường đi xuống. Đỉnh bán (Selling Climax-SC) được hình thành bởi một hoạt động bán mạnh mẽ khi các nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây thường là một điểm có độ biến động cao, trong đó việc bán ra do hoảng loạn tạo ra một thị trường dưới dạng đồ thị hình nến và bấc lớn. Thị trường nhanh chóng đi lên, hoặc Hồi phục tự động (Automatic Rally-AR), do cầu nhanh chóng theo kịp cung. Nói chung, phạm vi giao dịch (TR) của Sơ đồ giai đoạn tích lũy được xác định bởi khoảng cách giữa đáy là điểm SC và đỉnh là điểm AR.Như có thể thấy từ tên gọi của nó, Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường giảm xuống gần khu vực SC để thử nghiệm liệu xu hướng giảm giá đã thực sự kết thúc hay chưa. Tại thời điểm này, khối lượng giao dịch và biến động thị trường không lớn. Mặc dù ST thường tạo điểm đáy ở mức thấp hơn so với SC, nhưng điều này không phải luôn luôn như vậy.Giai đoạn BDựa trên Luật nguyên nhân và hệ quả của Wyckoff, Giai đoạn B có thể được coi là Nguyên nhân dẫn đến Hệ quả. Về cơ bản, Giai đoạn B là giai đoạn hợp nhất, trong đó Người vận hành đằng sau tích lũy một số lượng tài sản lớn nhất. Trong giai đoạn này, thị trường có xu hướng thử nghiệm cả mức cầm cự và mức hỗ trợ của phạm vi giao dịch.Có thể có nhiều Thử nghiệm thứ cấp (ST) trong Giai đoạn B. Trong một số trường hợp, chúng có thể tạo ra các đỉnh cao hơn (bẫy tăng giá) và đáy thấp hơn (bẫy giảm giá) so với các điểm SC và AR của Giai đoạn A.Giai đoạn CMột giai đoạn tích lũy C điển hình bao gồm một điểm được gọi là Nhảy vọt (spring). Đây thường là cái bẫy cuối cùng trước khi thị trường bắt đầu đạt đến các đáy ở mức cao hơn. Trong Giai đoạn C, người vận hành đằng sau đảm bảo rằng thị trường còn rất ít nguồn cung, tức là những nhà đầu tư nếu nắm giữ các tài sản đã bán ra. Điểm nhảy vọt này thường phá vỡ các mức hỗ trợ để ngăn chặn các nhà giao dịch và đánh lừa nhà đầu tư. Đây có thể là một nỗ lực cuối cùng để mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn trước khi thị trường tăng giá trở lại. Đây là bẫy giảm giá để các nhà đầu tư bán lẻ bán ra các cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mức hỗ trợ vẫn có hiệu quả và điểm nhảy vọt đơn giản là không xảy ra. Nói cách khác, có thể có các Sơ đồ tích lũy bao gồm tất cả các yếu tố khác nhưng không có điểm Nhảy vọt. Tuy nhiên, sơ đồ tổng thể vẫn tiếp tục có hiệu lực.Giai đoạn DGiai đoạn D thể hiện quá trình chuyển tiếp từ Nguyên nhân sang Hệ quả. Nó nằm giữa vùng tích lũy (Giai đoạn C) và sự phá vỡ phạm vi giao dịch (Giai đoạn E). Thông thường, trong Giai đoạn D, thị trường có khối lượng giao dịch và biến động lớn. Nó thường có Sự hỗ trợ điểm gần nhất ((Last Point Support (LPS)), khiến thị trường giảm sâu hơn trước khi tăng giá. LPS thường xuất hiện trước khi xảy ra sự phá vỡ các mức kháng cự, từ đó khiến thị trường đạt đến các mức giá cao hơn. Điều này cho thấy Các dấu hiệu sức mạnh ((Signs of Strength (SOS), khi các mức kháng cự trước đó trở thành các mức hỗ trợ hoàn toàn mới.Có thể có nhiều hơn một hỗ trợ điểm gần nhất (LPS) trong Giai đoạn D. Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch thường tăng lên trong khi thử nghiệm các dòng hỗ trợ mới. Trong một số trường hợp, giá có thể tạo ra một vùng hợp nhất nhỏ trước khi có thể phá vỡ phạm vi giao dịch lớn hơn và chuyển sang Giai đoạn E.Giai đoạn EGiai đoạn E là giai đoạn cuối cùng của Sơ đồ giai đoạn tích lũy. Nó được đánh dấu bởi sự thoát ra rõ ràng khỏi phạm vi giao dịch do nhu cầu thị trường tăng. Đây là khi phạm vi giao dịch bị phá vỡ một cách hiệu quả và thị trường bắt đầu tăng giá.Sơ đồ giai đoạn phân phốiVề bản chất, Sơ đồ giai đoạn phân phối hoạt động theo hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy và các biến động trong giai đoạn này được gọi tên bằng những thuật ngữ hơi khác biệt.Giai đoạn AĐây là giai đoạn đầu tiên, khi thị trường bắt đầu tăng chậm lại do cầu giảm. Nguồn cung sơ bộ (Preliminary Supply-PSY) cho thấy có một lực lượng người bán ra xuất hiện, mặc dù vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn xu hướng tăng. Sau đó Đỉnh mua vào (Buying Climax-BC) được hình thành bởi một lực mua mạnh. Điều này thường được gây ra bởi những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và mua theo cảm tính. Tiếp theo, sự tăng giá mạnh mẽ gây ra một Phản ứng tự động (Automatic Reaction-AR), khi thị trường đáp ứng các nhu cầu mua vào. Nói cách khác, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các cổ phiếu của mình cho những người tham gia vào thị trường muộn. Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường xem xét lại khu vực BC, tạo ra một đỉnh cao hơn trên đồ thị.Giai đoạn BGiai đoạn B của giai đoạn Phân phối đóng vai trò là vùng hợp nhất (Nguyên nhân) diễn ra trước khi thị trường giảm giá (Hệ quả). Trong giai đoạn này, người vận hành đằng sau dần dần bán các tài sản của mình, đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khiến các nhu cầu suy giảm. Thông thường, các dải trên và dưới của phạm vi giao dịch được thử nghiệm nhiều lần, có thể bao gồm các bẫy giảm giá và tăng giá. Đôi khi, thị trường sẽ di chuyển trên mức kháng cự do BC tạo ra, dẫn đến một ST việc thị trường đi lên cũng có thể được gọi là Upthrust (UT).Giai đoạn CTrong một số trường hợp, thị trường sẽ đưa ra một bẫy tăng giá cuối cùng sau giai đoạn hợp nhất. Nó được gọi là UTAD hay Upthrust After Distribution (Tăng giá sau phân phối). Về cơ bản, nó trái ngược với Accumulation Spring (nhảy vọt ở giai đoạn tích lũy).Giai đoạn DGiai đoạn D của giai đoạn phân phối gần như là một hình ảnh phản chiếu của giai đoạn tích lũy. Nó thường có Last Point of Supply (LPSY) (Điểm cung cấp cuối cùng) ở giữa phạm vi, tạo một đỉnh thấp hơn trên đồ thị. Từ thời điểm này, các LPSY mới được tạo ra – xung quanh hoặc bên dưới vùng hỗ trợ. Một Sign of Weakness (SOW) (Dấu hiệu Điểm yếu rõ ràng) xuất hiện khi thị trường phá vỡ bên dưới các đường hỗ trợ.Giai đoạn EGiai đoạn cuối cùng của giai đoạn Phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ rõ ràng dưới phạm vi giao dịch do cung áp đảo mạnh mẽ so với cầu.Phương pháp Wyckoff có hiệu quả không?Đương nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng vận hành chính xác theo những mô hình này. Trong thực tế, Sơ đồ giai đoạn tích lũy và phân phối có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trong một số tình huống Giai đoạn B có thể kéo dài lâu hơn dự kiến hoặc hoàn toàn không có các thử nghiệm Spring (điểm nhảy vọt) và UTAD. Tuy nhiên, phương pháp Wyckoff cung cấp nhiều kỹ thuật đáng tin cậy, dựa trên nhiều lý thuyết và nguyên tắc của ông. Phương pháp của ông chắc chắn có giá trị đối với hàng ngàn nhà đầu tư, nhà giao dịch và nhà phân tích trên toàn thế giới. Ví dụ, sơ đồ giai đoạn Tích lũy và Phân phối của ông giúp chúng ta có thể hiểu được các chu kỳ thường gặp của thị trường tài chính .Cách tiếp cận năm bước của WyckoffWyckoff cũng đã phát triển một cách tiếp cận thị trường gồm 5 bước, dựa trên các nguyên tắc và kỹ thuật của ông. Nói tóm lại, cách tiếp cận này là phương thức để áp dụng các lý thuyết của ông vào thực tiễn.Bước 1: Xác định xu hướng.Xu hướng hiện tại là gì và nó có khả năng thay đổi như thế nào? Mối quan hệ giữa cung và cầu là như thế nào?Bước 2: Xác định sức mạnh của tài sản.Tài sản liên quan đến thị trường như thế nào? Các tài sản đang vận động theo xu hướng phù hợp hay ngược lại thị trường?Bước 3: Tìm kiếm các tài sản có đủ Nguyên nhân.Có đủ các lý do để mua hay bán không? Liệu có đủ Nguyên nhân để có thể chấp nhận rủi ro để mua hoặc bán nhằm đạt được các phần thưởng (Hệ quả) tiềm năng hay không?Bước 4: Xác định khả năng di chuyển.Là tài sản đã sẵn sàng để di chuyển? Vị trí của nó trong xu hướng lớn hơn là gì? Giá và khối lượng giao dịch cho thấy điều gì? Bước này thường liên quan đến việc sử dụng các thử nghiệm mua và bán của Wyckoff.Bước 5: Thời gian tham gia thị trường của bạn.Bước cuối cùng là xác định thời gian tham gia thị trường. Nó thường bao gồm việc phân tích một cổ phiếu so với thị trường chung.Ví dụ, một nhà giao dịch có thể so sánh xu hướng giá của một cổ phiếu liên quan trong mối tương quan với chỉ số S&P. Tùy thuộc vào vị trí của chúng trong Sơ đồ Wyckoff cá nhân của chúng, sự phân tích này có thể đưa ra các thông tin về các chuyển động tiếp theo của tài sản, nhờ đó giúp xác định thời điểm gia nhập thị trường phù hợp. Đáng chú ý, phương pháp này chính xác hơn đối với các tài sản di chuyển cùng hướng với thị trường hoặc chỉ số chung. Tuy nhiên, trong các thị trường tiền điện tử, mối tương quan này không phải lúc nào cũng xuất hiện.Kết luậnĐã gần một thế kỷ kể từ khi ra đời, nhưng Phương pháp Wyckoff vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Phương pháp Wyckoff không chỉ là một chỉ số TA mà nó còn bao gồm nhiều nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật giao dịch.Về bản chất, Phương pháp Wyckoff cho phép các nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý hơn thay vì hành động theo cảm tính. Công trình nghiên cứu của Wyckoff cung cấp cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư một loạt các công cụ để giảm rủi ro và tăng cơ hội thành công của họ. Tuy nhiên, không có một kỹ thuật hoàn hảo khi đầu tư. Các nhà đầu tư và nhà giao dịch phải luôn cảnh giác với các rủi ro, đặc biệt là trong các thị trường tiền điện tử biến động mạnh. [...]
Cách Kết Nối Trust Wallet với Binance Smart Chain (BSC)
Cách Kết Nối Trust Wallet với Binance Smart Chain (BSC)BlockchainGiới thiệuTruy cập vào Binance Smart Chain là một trong những cách dễ dàng nhất để tương tác với tiền mã hóa và các dự án DeFi. Trust Wallet là một cách tuyệt vời để thực hiện điều đó, thay vì dùng trình duyệt trên máy tính để bàn, và điều này chỉ mất vài phút để thiết lập. Ứng dụng Trust Wallet là một ví tiền điện tử di động không yêu cầu người dùng phải đăng ký. Nó có sẵn cho người dùng iOS, Android và Google Play. Sau khi cài đặt, bạn có thể dễ dàng kết nối ví của mình với các DApp, bao gồm PancakeSwap, SushiSwap và Beefy Finance.Trust Wallet cũng không chỉ dành cho BSC. Nó còn hỗ trợ Ethereum, Mạng POA và các blockchains Callisto. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ sử dụng PancakeSwap làm ví dụ, nhưng bạn có thể tham khảo với những nền tảng khác vì hầu hết chúng tương tự.Cài đặt và thiết lập Trust Wallet1. Đầu tiên, hãy vào website Trust Wallet và nhấp vào liên kết phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.2. Cài đặt ứng dụng phù hợp với thiết bị cụ thể của bạn. Sau khi mở Trust Wallet, tiếp tục nhấp vào .3. Bây giờ, bạn sẽ thấy một cụm từ dự phòng. Cụm từ này hoạt động như một mật khẩu khôi phục trong trường hợp bạn mất quyền truy cập vào thiết bị di động hoặc ví của mình. Giữ một bản sao của nó ở một nơi an toàn, bí mật vì điều này là rất cần thiết khi thiết bị của bạn xảy ra sự cố.4. Sau đó, nhấp vào , bạn sẽ được yêu cầu lặp lại cụm từ của mình theo đúng thứ tự. Bước này nhằm đảm bảo rằng bạn đã sao chép hoặc viết ra cụm từ dự phòng của mình. Khi bạn đã nhập các từ theo đúng thứ tự, hãy nhấp vào .5. Tới đây, bạn đã thiết lập thành công ví tiền điện tử của mình và bạn sẽ thấy tổng quan ở tab .Cách cho phép trình duyệt Trust Wallet hoạt độngNếu bạn dùng thiết bị iOS, bạn sẽ cần cho phép trình duyệt Trust Wallet trước khi có thể sử dụng. Tuy nhiên, trình duyệt này lại có sẵn cho người dùng Android và Google. 1. Chỉ cần truy cập https://link.Trust Wallet.com/browser_enable trong trình duyệt Safari trên điện thoại di động của bạn và nhấp vào .2. Bây giờ bạn sẽ thấy biểu tượng (trình duyệt) ở cuối ứng dụng Trust Wallet.Nạp BNB vào Trust WalletĐể sử dụng các DApps trên Binance Smart Chain (BSC), bạn sẽ cần một số Binance Coin ( BNB ) để thanh toán phí giao dịch của mình. Mỗi khi bạn gửi token bằng BSC hoặc tương tác với các hợp đồng thông minh, bạn sẽ phải trả phí gas.1. Để dùng token BNB BEP-20 trả phí gas, token của bạn phải được gửi tới bằng mạng chuyển BEP-20. Nếu bạn đang rút tiền từ Binance, hãy đảm bảo chọn tùy chọn trên trang rút tiền.2. Để nạp BNB BEP-20, hãy mở tab trên Trust Wallet và nhấp vào . Không nhấp vào . Tùy chọn này dành cho BNB BEP-2 trên Binance Chain và không thể được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên BSC.3. Nhấp vào nút để tìm địa chỉ gửi tiền của bạn. Sau đó, sao chép và dán địa chỉ này vào ví rút tiền của mình hoặc quét mã QR.Thêm token mới vào danh sách của Trust WalletSau khi cài đặt Trust Wallet, danh sách token và tiền mã hóa mặc định của bạn còn khá thưa thớt. Ví dụ: bạn muốn thêm CAKE vào danh sách tiền mã hóa của mình trong Trust Wallet của bạn. 1. Mở tab và nhấp vào biểu tượng ở góc trên cùng bên phải.2. Tìm kiếm token bạn muốn thêm vào danh sách của mình và nhấp vào nút bật tắt, để nó chuyển sang màu xanh lá. Trong ví dụ này, chúng ta đang thêm CAKE (BEP-20) – token của PancakeSwap trên Binance Smart Chain vào ví.3. Xong. Bây giờ, bạn sẽ thấy CAKE trên tab của mình và số dư nếu có.Kết nối Trust Wallet với PancakeSwap Có một số cách để bạn có thể kết nối ví của mình với PancakeSwap và các DApp khác. Bạn có thể kết nối thông qua trình duyệt Trust Wallet trên điện thoại di động hoặc trên máy tính để bàn. Cả hai đều cung cấp chức năng giống nhau, vì vậy lựa chọn tùy thuộc vào sở thích của bạn.Kết nối từ trình duyệt Trust Wallet1. Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt DApp của Trust Wallet, hãy truy cập trang web PancakeSwap và nhấn vào nút ở góc trên cùng bên phải.2. Chọn để kết nối ví của bạn với PancakeSwap.3. Nếu bạn đã kết nối thành công, bạn sẽ thấy ID ví của mình ở góc trên cùng bên phải.Kết nối từ trình duyệt trên máy tính để bàn1. Truy cập trang web PancakeSwap trên máy tính để bàn và nhấp vào ở góc trên cùng bên phải.2. Nhấp vào để bắt đầu quá trình kết nối. Hiện tại, nút chỉ hoạt động khi sử dụng trình duyệt Trust Wallet.3. Mã QR sẽ xuất hiện, có thể được quét bằng ứng dụng Trust Wallet. Đi tới trên tab ứng dụng và nhấp vào . Quét mã QR được hiển thị trên PancakeSwap và nhấp vào trong Trust Wallet.4. Nếu bạn đã kết nối thành công, PancakeSwap sẽ hiển thị phần đầu ID ví của bạn ở góc trên cùng bên phải.Tổng kếtTrust Wallet là một trong những ứng dụng di động có khả năng tương tác rộng lớn với các blockchain và token, phổ biến nhất mà người dùng đang sử dụng. Nó cũng là một cổng để truy cập vào NFT và toàn bộ hệ sinh thái DeFi. Vì vậy, học cách sử dụng Trust Wallet tương đối quan trọng. Các bước nêu trên có thể được áp dụng với các DApp khác. Vì vậy, khi bạn đã nắm được những hướng dẫn trên, bạn có thể dễ dàng bắt đầu. [...]
Khai thác (đào) tiền điện tử là gì?
Khai thác (đào) tiền điện tử là gì?BlockchainĐào tiền điện tử là một trong những yếu tố chính cho phép tiền điện tử hoạt động như là một mạng lưới phi tập trung ngang hàng mà không cần đến sự điều hành của một tổ chức tập trung bên thứ ba.Nó là một quá trình trong đó các giao dịch giữa những người dùng được xác thực và thêm vào sổ cái công khai trên blockchain và quá trình này cũng đưa các đồng tiền mới vào dòng tiền đang lưu thông.  Tiền điện tử được đào như thế nào?Thợ đào là một node trong mạng, thợ đào thu thập các giao dịch và tổ chức chúng thành các khối. Bất cứ khi nào các giao dịch được thực hiện, node người đào nhận được và xác thực các giao dịch, thêm chúng vào vùng bộ nhớ và bắt đầu sắp xếp chúng thành một khối gồm nhiều giao dịch.Bước đầu tiên trong quá trình đào một khối là băm mỗi giao dịch trong vùng bộ nhớ.Trước khi bắt đầu quá trình, node thợ đào thêm một giao dịch trong đó họ sẽ tự gửi cho mình phần thưởng của quá trình đào. Giao dịch này được gọi là giao dịch “coinbase”, đó là giao dịch trong đó các coin đầu tiên được tạo ra và trong nhiều trường hợp là giao dịch đầu tiên trong một khối mới.Sau khi mỗi giao dịch đã được băm, những mã băm này được tổ chức thành một cái gọi là Merkle Tree hay một cây mã băm, tức là chúng được tổ chức thành các cặp và rồi được băm một lần nữa cho đến khi đi tới “ngọn cây”, còn được gọi là mã băm gốc hoặc gốc Merkle.Mã băm gốc cùng với mã băm của khối trước nó và một số ngẫu nhiên gọi là tham số nonce sau đó được đặt vào tiêu đề của khối. Sau đó, tiêu đề khối được băm và tạo thành một mã số là số nhận dạng khối. Số nhận dạng khối phải nhỏ hơn một giá trị đích nào đó mà giao thức đặt ra. Nói cách khác, mã băm tiêu đề khối phải bắt đầu bằng một vài số 0.Giá trị đích này, còn được gọi là độ khó mã băm, tỷ lệ, đảm bảo rằng tốc độ tạo các khối mới tỉ lệ với công suất băm trong mạng.Các thợ đào tiếp tục băm tiêu đề nhiều lần nữa bằng cách lặp lại qua tham số nonce cho đến khi một thợ đào trong mạng tạo ra một mã băm hợp lệ. Khi tìm thấy một giá trị băm hợp lệ, node tìm thấy giá trị băm đó sẽ gửi khối đó tới mạng. Tất cả các node khác sẽ kiểm tra xem liệu mã băm đó có hợp lệ không và thêm khối đó vào bản sao blockchain của họ và chuyển sang đào khối tiếp theo.Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp hai thợ đào gửi một khối hợp lệ cùng một lúc và có hai khối cạnh tranh nhau trên mạng. Các thợ đào bắt đầu đào khối tiếp theo dựa trên khối họ nhận được trước. Sự cạnh tranh giữa các khối này sẽ tiếp tục cho đến khi khối tiếp theo được đào dựa trên một trong hai khối cạnh tranh. Khối bị từ chối được gọi là orphan block (khối mồ côi) hoặc stale block (khối cũ). Các thợ đào ra khối này sẽ quay lại khai thác chuỗi của khối chiến thắng.Mỏ đàoMặc dù khối phần thưởng được trao cho thợ đào đã phát hiện ra mã băm hợp lệ đầu tiên, nhưng xác suất để một thợ đào có thể tìm thấy mã băm tương ứng với phần công suất đào của họ trong tổng công suất đào trên mạng. Những thợ đào với công suất đào chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng công suất có cơ hội tự tìm ra khối tiếp theo rất thấp. Các mỏ đào được tạo ra để giải quyết vấn đề này, các mỏ là tổng hợp các tài nguyên của các thợ mỏ – những người chia sẻ sức mạnh xử lý của họ qua mạng – để chia phần thưởng bằng nhau cho tất cả mọi người trong mỏ đào dựa vào số lượng công việc họ đóng góp vào xác suất tìm ra một khối. [...]
Basic Attention Token (BAT) là gì?
Basic Attention Token (BAT) là gì?BlockchainBasic Attention Token (BAT) là gì?Basic Attention Token là nền tảng quảng cáo phi tập trung, mã nguồn mở được xây dựng trên chuỗi khối của Ethereum với mã token là BAT.Nền tảng BAT được thành lập và phát triển bởi đội ngũ của Brave Browser vào tháng 03/2017.Basic Attention Token (BAT) giải quyết vấn đề gì?Đội ngũ phát triển BAT cho rằng hệ thống quảng cáo trực tuyến hiện tại đã bị phá vỡ, bởi vì:Người dùng bị lạm dụng về dữ liệu, xu hướng chặn quảng cáo tăng cao vì không có động lực phải nhìn thấy quảng cáo.Nhà sản xuất nội dung bị giảm biên lợi nhuận vì nhiều người dùng chặn quảng cáo và phải chia phần trăm cao cho bên thứ ba như Google hay Facebook.Nhà quảng cáo không có thông tin chính xác về người dùng dẫn đến target kém hiệu quả. Đồng thời, còn bị các website sử dụng bot để gian lận quảng cáo.Cách Basic Attention Token (BAT) giải quyết vấn đề?BAT giải quyết vấn đề trên bằng cách:Người dùng kiếm được BAT token thông qua việc xem quảng cáo. Trong khi đó, nhà xuất bản nội dung kiếm được BAT thông qua nội dung của họ, nhận tips từ người dùng.Nhà quảng cáo sẽ tiết kiệm được chi phí hơn để khiến người dùng chú ý quảng cáo, giảm thiểu gian lận và đạt hiệu quả cao hơn.BAT Token là gì?BAT là đồng token chính thức của nền tảng quảng cáo phi tập trung BAT.Nó được xây dựng trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20 và được phát hành ra thị trường vào ngày 31/07/2017 thông qua gọi vốn ICO.Thông tin cơ bản về đồng BATTicker: BATContract: 0x0d8775f648430679a709e98d2b0cb6250d2887efDecimals: 18Blockchain: EthereumToken Standard: ERC-20Token type: Utility TokenTotal Supply: 1,500,000,000 BATCirculating Supply: 1,353,198,750 BATToken Allocation BATVới tổng cung cố định là 1,5 tỷ token, BAT được đội ngũ phát triển phân bổ thành ba phần với tỷ lệ như sau:1 tỷ BAT được bán ra ở ICO.200 triệu BAT là ngân sách để phát triển BAT.300 triệu BAT dùng làm ngân sách phát triển người dùng.Token Sale BATHơn 66,6% BAT token đã được bán ra ở giá $0,036 vào ngày 31/05/2017 đã thu về cho BAT hơn 35 triệu đô trong vòng 30 giây.Token Release BATBên dưới là tình hình, số lượng BAT đã được phát hành ra ngoài thị trường:1 tỷ BAT ICO: Đã phân phối 100% sau ICO.300 triệu BAT đã phân phối xong.200 triệu BAT dùng làm ngân sách phát triển đã giải ngân được 66,35 triệu, còn 133,65 triệu được khoá 180 ngày.Tỷ giá BAT Token hôm nayhttps://coinmarketcap.com/vi/currencies/basic-attention-token/BAT Token được dùng để làm gì?BAT token là mạch máu chảy trong nền tảng BAT với hai mục đích sử dụng chính như sau:RewardsBAT được dùng làm phần thưởng cho nhà xuất bản với 70% doanh thu. Trong khi đó người dùng nhận được 15% khi xem quảng cáo và Brave nhận 15% còn lại.PaymentHiện tại, người dùng có thể dùng BAT để thực hiện tips cho nhà xuất bản nội dung.Trong tương lai, BAT có thể được sử dụng để trả cho:Premium Content.Nội dung chất lượng cao.Rank bình luận bằng BAT.Mua hàng hoá kỹ thuật số như hình ảnh, vector…Kiếm BAT token như thế nào?Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn nhanh cho anh em về cách kiếm BAT với trình duyệt Brave.Bước 1: Anh em truy cập vào brave.com.Bước 2: Anh em tải trình duyệt brave về và tiến hành cài đặt.Bước 3: Mở trình duyệt Brave lên, anh em truy cập theo lệnh brave://rewards/.Bước 4: Kiểm tra xem mục ads đã được bật như hình bên dưới chưa.Bước 5: Nếu được bật rồi thì anh em chỉ cần sử dụng như trình duyệt bình thường và mỗi tháng sẽ có BAT trong tài khoản.*Chú ý: Anh em phải sử dụng Brave ít nhất 30 ngày và nếu anh em không sử dụng số BAT này trong 60 ngày thì số BAT token đó sẽ được trả lại cho nền tảng BAT.Ví lưu trữ Basic Attention Token (BAT) an toànBAT là token ERC-20 nên anh em có thể lưu trữ nó trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như:Ví Myetherwallet, Mycrypto, Metamask.Ví cứng: Ledger Nano S, Ledger NanoX, Trezor, imToken.Ứng dụng: Trust Wallet, Cobo Wallet, Atomic Wallet.Ngoài ra, anh em có thể lưu trữ trên các sàn giao dịch UY TÍN đã hỗ trợ niêm yết BAT.Sàn giao dịch Basic Attention Token (BAT)Sau gần 2 năm phát hành ra thị trường, BAT đã được hỗ trợ mua bán trên 46 sàn giao dịch lớn nhỏ khác nhau.Với khối lượng giao dịch trung bình trong 30 ngày qua đạt hơn 36 triệu đô thể hiện khả năng thanh khoản của BAT đang ở mức tốt.Trong đó, BAT đang được giao dịch mua bán nhiều nhất trên sàn Binance.Tương lai của đồng BAT TokenTiềm năng thị trườngGiá trị thị trường quảng cáo trực tuyến rất lớn, ước tính sẽ đạt 518 tỷ đô vào năm 2023.Trong đó, BAT sẽ cạnh tranh với các ông lớn truyền thống như Google, Facebook và một số dự án Blockchain khác nhưa AdEx, DATA, Steem…BAT PerformanceBên cạnh tiềm năng và cạnh tranh khốc liệt thì anh em xem xét về góc độ BAT đã thể hiện được gì đến thời điểm này.Về trình duyệt:Hiện tại, BAT chỉ mới triển khai trên 2 nền tảng trình duyệt là Brave và DuckDuckGo.Anh em thử nghĩ, nếu BAT triển khai với Google Chorme hay Firefox thì lượng người dùng còn tăng lên mạnh nữa.Số Publishers:Theo số liệu chính thức thì con số publishers trên BAT đã lên đến con số 280 nghìn.Trong đó, có những website rất lớn traffic như TradingView, Coinmarketcap, Etherscan, CoinGecko…Về On-Chain:Hiện tại, có hơn 544 nghìn ví lưu trữ BAT. Trong đó, số ví dùng nhận, chuyển BAT token mỗi ngày là 1550 và 701 là số ví nhận, gửi BAT token xuất hiện mỗi ngày.Về số transfer BAT:Mỗi ngày số transfer của BAT chỉ có khoảng 2353 .Sau sự kết hợp thông minh với Brave, BAT đang được giao dịch ở mức 8,2 lần so với giá ICO.Lời kếtDisclaimer: Bài viết chỉ mang mục đích cung cấp thông tin về Basic Attention Token (BAT) và không được xem là lời khuyên đầu tư. [...]
DODO Exchange (DODO) là gì?
DODO Exchange (DODO) là gì?BlockchainCác sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung mang lại nhiều lợi ích, chủ yếu trong số đó là các giao dịch ẩn danh và ngang hàng. Nhưng nhiều loại rất phức tạp để sử dụng và bị cản trở bởi khối lượng giao dịch thấp. Do đó, khách hàng tìm kiếm tính thanh khoản và đơn giản thường buộc phải chuyển sang các nền tảng tập trung, vốn thiếu sự cho phép thực sự và phải chịu các quy trình đăng ký rườm rà. Và DODO exchange là một trong những lựa chọn của họ.DODO, một sàn giao dịch phi tập trung thế hệ tiếp theo hoạt động trên chuỗi khối Ethereum và Binance, được thiết kế để cung cấp tất cả các lợi thế của một nền tảng phân tán, cộng với giao diện thân thiện với người dùng và tính thanh khoản có thể so sánh với các hệ thống tập trung.DODO là gì?DODO là giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Trung Quốc và là nhà cung cấp thanh khoản trên chuỗi có thuật toán công cụ tạo lập thị trường chủ động (PMM) độc đáo nhằm mục đích đem lại thanh khoản và độ ổn định giá tốt hơn công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM).Cơ chế định giá PMM, bắt chước giao dịch của con người, sử dụng oracle để thu thập giá thị trường với độ chính xác cao cho tài sản. Sau đó, cơ chế này cung cấp đủ thanh khoản gần với các mức giá này để ổn định danh mục đầu tư của nhà cung cấp thanh khoản (LP), giảm trượt giá và loại bỏ thua lỗ tạm thời bằng cách cho phép giao dịch chênh lệch giá như một loại phần thưởng.Chức năng của dự án?Proactive Market Maker (PMM) là một thuật toán có sự hỗ trợ của tiên tri với công thức định giá nâng cao cung cấp tính thanh khoản có thể thực hiện theo hợp đồng. Các nhà giao dịch nhận được mức trượt giá thấp hơn với PMM so với Trình tạo thị trường tự động (AMM).PMM tận dụng các phép đo giá để lấy giá thị trường chính xác của tài sản làm đầu vào. Sau đó, nó nhằm mục đích cung cấp đủ thanh khoản gần với giá thị trường cho mọi tài sản. Kết quả là thanh khoản giảm nhanh chóng khi cách xa giá thị trường. Các đồ thị sau đây so sánh các đường cong giá của DODO (PMM) và Uniswap (AMM).Với mọi thứ khác đã được cố định, rõ ràng là đường cong PMM phẳng hơn đáng kể so với đường cong AMM gần giá thị trường, cho thấy khả năng sử dụng quỹ cao hơn và trượt giá thấp hơn. Giá do PMM cung cấp ưu đãi hơn AMM.Để giảm thiểu rủi ro đối tác đối với LP, DODO sẽ tự động điều chỉnh giá thị trường để khuyến khích các nhà kinh doanh chênh lệch giá tham gia và ổn định danh mục đầu tư của LP.Không giống như trong AMM, nơi Nhà cung cấp thanh khoản (LP) phải cung cấp hai tài sản, DODO cho phép các nhà cung cấp thanh khoản gửi một tài sản duy nhất, như Bancor. Điều này mang lại sự thuận tiện hơn cho Nhà cung cấp thanh khoản và loại bỏ phần lớn Tổn thất vĩnh viễn (IL).Dự án tương đồngDODO ra đời để khắc phục những vấn đề mà giải pháp AMM phải đối mặt với những thách thức về cách giải quyết sao cho hiệu quả các vấn đề như: trượt giá và tổn thất vô thường (Impermanent Loss) trên các sàn gia dịch như:UniswapSushiswapCurveDodo có gì nổi bật?Với thiết kế độc đáo PMM DODO đã mang đến nhiều điểm nổi nổi trội hơn hẳn so với các dự án tiền ảo khác cụ như:Độ trượt thấp: DODO với thiết kế PMM giúp nó có trượt giá thấp hơn nhiều do luôn bám sát giá thị trường. Rủi ro chi phí cơ hội thấp: Bởi để thực hiện Add liquidity trên Uniswap thì thường bạn phải bán bớt ETH đang sở hữu ra USDC. Khi đó thì bạn mới có thể Add Liquidity thành công đồng thời bạn mới kiếm được Incentive. Tuy nhiên khi ETH tăng giá thì số Incentive bạn đã kiếm được từ giao dịch này không bù đắp được tổn thất mất đi khi bạn đã bán ETH ở giá thấp. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng việc sử dụng thiết kế AMM sẽ làm cho rủi ro chi phí cơ hội của bạn khi giao dịch Add liquidity là khá cao.Do đó, đội ngũ phát triển của DODO đã cải tiến nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro chi phí cơ hội này. Bạn có thể thực hiện Add liquidity trên DODO ngay lập tức mà không cần bán bớt ETH để đổi lấy USDC. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng thoát khỏi pool khi Unstake ETH của mình để bán với giá cao hơn. Điều quan trọng bạn vẫn nhận được một phần phí giao dịch Incentive từ Pair ETH-USDC trên DODO.Không có tổn thất vô thường:Bạn có thể hạn chế tổn thất vô thường về 0. Đây là điều mà khi bạn thực hiện Add Liquidity trên Uniswap sẽ không bao giờ có được. Bởi vấn đề tổn thất vô thường được xem là một hạn chế cố hữu của Uniswap. Tổn thất được hiểu cơ bản là khi giá bạn thực hiện giao dịch Add Liquidity chênh quá nhiều với giá khi bạn Unstake. Khi đó, số đồng coin bạn rút ra sẽ không khớp với tỷ lệ ban đầu bạn rút ra.Ví dụ: đối với DODO, 2 Pool hoàn toàn tách biệt nhau, bạn Add liquidity 10ETH thì khi Unstake sẽ nhận lại 10 ETH, không có tổn thất nào ở đây.Ưu điểm của DODOEx đối với các trader:Mặc dù sử dụng Protocol là phi tập trung, nhưng các trader trong DODOEx sẽ được cung cấp thanh khoản gần tương đương với các nền tảng tập trung.Có sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch khác và DODOEx, từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ khoản này.Thanh lý, đấu giá và các hoạt động khác được cung cấp bởi smart contract có thể sử dụng tính thanh khoản từ DODOEx.Ưu điểm của việc sử dụng DODOEx đối với các nhà cung cấp thanh khoản LP:Không có hạn chế về tiền gửi tối thiểu.Các LP chia sẻ phí giao dịch của mạng với nhau.LP không phải chịu rủi ro về giá khi gửi token của mình.Các nhà cung cấp thanh khoản có thể sử dụng tiền của mình để tạo ra các cặp giao dịch.Roadmap – Lộ trình phát triển của dự ánQ3 2020:List thêm nhiều cặp giao dịch trên DODO Zoo Market.Tích hợp với ví lưu trữ riêng.Bắt đầu cho phép Liquidity mining.Phát hành token DODO.Hỗ trợ Binance Smart Chain cho niêm yết tài sản ban đầu mới trên DODO.Q4 2020:Triển khai cho phép swap chéo giữa các cặp giao dịch.Khởi chạy DODO Wild Market trên Ethereum.2021:Thiết lập Risk Control DAO và Risk parameters.Thiết lập Earn DAO, phân phối doanh thu cho những Maintainers.Mục tiêu cuối cùng:Thiết lập Admin DAO: dành trọn quyền điều hành DODO cho cộng đồng.Team – Đội ngũ phát triểnDODOEx, được thành lập bởi 3 người rất có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp blockchain, họ là những người có sức ảnh hưởng lớn trong Cộng đồng DeFi của Trung Quốc:Mingda Lei: Một kiến trúc sư đứng sau thuật toán Market-marking. Ông là Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Bắc Kinh. Ông từng làm việc cho một dự án DeFi có trụ sở tại Trung Quốc có tên là DDEX với tư cách là nhà phát triển chính của dự án.Qi Wang: Người đồng sáng lập thứ hai là Qi Wang. Ông là người sáng lập DOS Network, một dự án Oracle 2 layer có trụ sở tại Trung Quốc. Trước khi tham gia vào ngành công nghiệp tiền điện tử, Wang từng là nhà phát triển phần mềm cho các công ty như Pure Storage và Oracle.Diane Dai: Người đồng sáng lập thứ ba, Diane Dai, cô đã bắt đầu kênh Subscription-based WeChat đầu tiên tập trung vào DeFi ở Trung Quốc có tên là DeFi Labs.Các nhà đầu tư & các đối tácNgoài đội ngũ team có ảnh hưởng lớn, DODOEx còn được hỗ trợ bởi nhiều nhà đầu tư nổi tiếng như Framework Ventures, DeFiance Capital, Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, Alameda Research, SevenX Ventures…Các trường hợp sử dụng mã thông báoDODO là được dùng để quản trị hệ sinh thái của DODO và phần thưởng cho Liquidity mining. Cơ cấu quản trị của DODOEx bao gồm 3 tổ chức tự trị phi tập trung (DAO): Governance, risk control (kiểm soát rủi ro) và earn (kiếm tiền)Cụ thể hơn về việc quản trị hệ sinh thái, DODO chia quá trình này thành 3 giai đoạn:Admin DAO (cuối 2021): Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cao nhất. Nó giám sát toàn bộ hệ sinh thái DODO và có thể thực hiện các thay đổi đối với cách hoạt động của hai DAO khác.Risk Control DAO (2021): DAO kiểm soát rủi ro xử lý các tính năng rủi ro của hệ thống.Earn DAO (2021): DAO này có nhiệm vụ quản lý cách phân phối thu nhập trên nền tảng DODO.Thông tin cơ bản về DODO tokenToken Name: DODO Token.Ticker: DODO.Blockchain: Ethereum.Contract: 0x43dfc4159d86f3a37a5a4b3d4580b888ad7d4ddd.Token type: Governance.Token Standard: ERC-20.Total Supply: 1,000,000,000 DODO.Circulating Supply: 130.579.796 DODO Cách phân bổ token DodoTổng cung token DODO là 1 tỷ (1.000.000.000). Hiện có 110,551,965 triệu đồng coin đang được lưu hành.Tổng cung DODO sẽ được phân bổ như sau:15% cho đội ngũ cốt lõi/nhân sự trong tương lai/cố vấn16% cho nhà đầu tư1% cho khoản dự phòng thanh khoản ban đầu (IDO)8% cho hoạt động vận hành/tiếp thị/quan hệ đối tác60% cho thưởng khuyến khích cộng đồngLịch trả tokenCommunity Incentives (60%): Liquidity Mining Reward – sẽ được phân phối cho supporter của DODO, những người tham gia vào giao thức. (8.25 DODO per block). (600.000.000 DODO)Investors (16%):Seed Sale Investors: Khóa 1 năm, trả dần trong 2 năm sau đó. (60,000,000 DODO)Private Sale investors: TGE 10%, 90% còn lại trả dần trong vòng 1 năm. (100.000.000 DODO)Core Team/Future Hires/Advisors (15%): Khóa 1 năm, trả dần trong 2 năm sau đó. (150.000.000 DODO)IDO (1%): TGE 100% (10.000.000 DODO)8% token được DODOEX Foundation dành riêng cho các hoạt động operations, marketing, partnership, exchange listing hoặc sử dụng trong tương lai. (80.000.000 DODO)Tỷ giá DoDo token hiện tạiDODODODO / USD$1.53(4.51%)Market Cap Rank#250Market Cap$237,101,96624H Volume$56,401,31824H High/Low$1.59/$1.43Powered by CoinGeckoView DODO Price ChartMua bán DoDo ở đâu?DODO đang được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch như: Dodo exchange, MXC, Uniswap, Hotbit, 1Inch, Binance, Pancakeswap, gate.io, VCC exchange …Cộng đồngWebsite: https://dodoex.io/  Twitter: https://twitter.com/BreederDodoTelegram: https://t.me/dodoex_officialMedium: https://medium.com/dodoexKết luậnDODOEx được thành lập bởi những người trong ngành công nghiệp blockchain, những người có sức ảnh hưởng lớn trong Cộng đồng DeFi của Trung Quốc: Mingda Lei, Qi Wang và Diane Dai. Bên cạnh đó, DODO Exchange được hỗ trợ bởi những nhà đầu tư rất lớn gồm: Framework Ventures, DeFiance Capital, Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, Alameda Research, SevenX Ventures và hơn thế nữa.Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án DODOEx và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án. [...]
Avalanche (AVAX) là gì? 6 điều cần biết về dự án Avalanche
Avalanche (AVAX) là gì? 6 điều cần biết về dự án AvalancheBlockchainI. Avalanche (AVAX) là gì?1. Avalanche (AVAX) là gì?Avalanche là một nền tảng mã nguồn mở để khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung và triển khai blockchain doanh nghiệp có thể tương tác và mở rộng. Các nhà phát triển xây dựng có thể tạo các ứng dụng và mạng blockchain tùy chỉnh với các bộ quy tắc phức tạp hoặc xây dựng trên các mạng con riêng tư hoặc công khai hiện có trên Avalanche. Avalanche ra mắt mainnet vào tháng 9 năm 2020 sau 2 tháng kể từ đợt token sale. Chỉ trong vỏn vẹn 5 tiếng đồng hồ, Avalanche đã kêu gọi được 42 triệu $.2. Avalanche hoạt động như thế nào?Về cốt lõi, Avalanche được xây dựng dựa trên một hệ thống gồm ba blockchain có thể tương tác với: Chuỗi sàn giao dịch (X-Chain), chuỗi hợp đồng (Chuỗi C) và chuỗi nền tảng (Chuỗi P).Tóm lại, X-Chain được sử dụng để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số mới, khi C-Chain được triển khai Máy ảo Ethereum (EVM) của Avalanche và P-Chain được sử dụng để xác thực và tạo ra subnets. Ba blockchain riêng biệt này của Avalanche có thể tối ưu hóa cho tính linh hoạt, tốc độ và bảo mật cho mạng lưới. 3. Giới thiệu về Pangolin DEXPangolin là một nền tảng giao dịch phi tập trung (DEX) dựa vào cộng đồng được hỗ trợ bởi Ava Labs.Pangolin là một phần quan trọng của hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) đang phát triển và được xây dựng để chứng minh khả năng của nền tảng Avalanche.Được xây dựng trên Avalanche, Pangolin có mức phí cực thấp và hiệu suất nhanh chóng. Nó cũng tương thích với tất cả các token Avalanche và Ethereum, cung cấp cho người dùng một loạt các pool thanh khoản để giao dịch.Giống như nhiều sàn giao dịch phi tập trung kiểu AMM khác, Pangolin cũng có chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản, cho phép các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được token gốc của nền tảng được gọi là PNG.II. Avalanche có gì đặc biệt?Theo Ava Labs, nền tảng có thể xử lý 4.500 giao dịch mỗi giây – so với Bitcoin là 7 tx / giây và Ethereum là 14 tx / giây. Điều này làm cho Avalanche phù hợp hơn với các ứng dụng phi tập trung mở rộng quy mô lớn vốn đang bị tắc nghẽn trên nhiều nền tảng cạnh tranh.Bên cạnh khả năng mở rộng cao, Avalanche cũng được xây dựng để giải quyết một vấn đề lớn khác mà các hệ thống dựa trên blockchain phải đối mặt ngày nay đó là khả năng tương tác. Avalanche có thể thực hiện được điều này bằng cách cho phép các blockchain s giữa các mạng con giao tiếp với nhau, cho phép chúng bổ sung cho nhau và hỗ trợ chuyển giao giá trị xuyên chuỗi.Trong khi nhiều blockchains bằng chứng về cổ phần (PoS) chỉ cho phép một số validator đủ điều kiện để đạt được sự đồng thuận, Avalanche cho phép tất cả các đối tượng đều có thể tham gia mà chỉ cần staking 2000 AVAX.Kể từ tháng 2 năm 2021, đối thủ lớn nhất của Avalanche vẫn là Ethereum – nền tảng blockchain hiện đang thống trị mảnh đất DeFi đầy màu mỡ. Mặc dù Avalanche hỗ trợ Máy ảo Ethereum (EVM), nó sử dụng một cơ chế đồng thuận khác để bảo mật mạng và cũng hỗ trợ chuyển giá trị xuyên chuỗi mà không cần cầu nối.III. Thông tin về token của dự án1. Thông tin cơ bản về tokenAVAX là token tiện ích gốc cho hệ sinh thái Avalanche và được sử dụng để thanh toán phí mạng, staking và cung cấp “đơn vị tài khoản cơ bản” giữa các mạng con Avalanche.– Ticker: AVAX– Loại token: Native, Utility – Vốn hoá thị trường: 3,121,653,501 $– Cung lưu thông: 173,532,496– Tổng cung: 377,752,194 (Thông tin được tổng hợp tại thời điểm viết bài)2. Khởi chạy và phân phối token ban đầuCác vòng kêu gọi vốn3. Cơ cấu nguồn cung ban đầuPhân bổ nguồn cung ban đầu của Avalanche (AVAX) khi ra mắt như sau:– Người sáng lập & đội ngũ dự án: 19,3 %– Nhà đầu tư: 16 %– Phần thưởng & Airdrop: 64,7 %4. Lịch trình phân bổ tokenIV. Bạn có thể làm gì với Avalanche?Avalance cho phép các cá nhân và công ty dễ dàng triển khai các nền tảng blockchain theo mục đích của riêng họ. Trên thực tế, Avalanche sử dụng sự kết hợp của nhiều blockchains được xây dựng tùy chỉnh, ngoài cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần mạnh mẽ để đạt được một nền tảng cực kỳ phi tập trung và mạnh mẽ cho các nhà phát triển xây dựng.Tương thích với bộ công cụ Ethereum, các nhà phát triển có thể dễ dàng chuyển các dApp Ethereum của họ sang Avalanche và có thể dễ dàng khởi chạy một loạt các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên nền tảng này. Các ứng dụng này có thể chạy trên blockchain Avalanche độc ​​lập, cho phép các nhà phát triển kiểm soát được tính bảo mật – các chức năng hoạt động và ai cũng có thể truy cập được.Nhờ những tính năng này, Avalanche đã phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Hiện tại, đã có rất nhiều các ứng dụng sử dụng công nghệ của Avalanche — bao gồm các ứng dụng liên quan đến chứng khoán tư nhân (Securifying), thị trường dự đoán (Prosper) và stablecoin (Bilira – đồng stablecoin Lira của Thổ Nhĩ Kỳ).V. Thành viên team AvalancheThành viên của dự án Avalanche là một tập hợp các chuyên gia đẳng cấp thế giới về khoa học máy tính, kinh tế, tài chính và luật pháp với các văn phòng tại Thành phố New York và Miami. Các thành viên tại Ava Labs đều là những người có kinh nghiệm lâu năm đã từng làm việc trong ngành tài chính và công nghệ. Dưới đây là những tên tập đoàn – công ty lớn mà các thành viên trong đội ngũ của dự án từng làm việc:Để xem thêm chi tiết về hàng ngũ của Avalanche, hãy cùng tham khảo thêm qua trang sau: https://www.avalabs.org/teamVI. Lộ trình phát triểnCascade Testnet – Tháng 4 năm 2020Cascade là mạng thử nghiệm công khai đầu tiên của Avalanche.Denali Incentivized Testnet – Tháng 5 năm 2020Denali là mạng thử nghiệm công khai thứ hai của Avalanche. Avalanche cũng khuyến khích người dùng chạy một node testnet với tổng giá trị giải thưởng lên tới 2 triệu token (mỗi người tham gia chạy node đóng góp vào mạng lưới sẽ nhận được 2.000 token AVAX)Everest Mainnet Release Candidate – Tháng 8 năm 2020Everest là phiên bản đầy đủ tính năng của mạng lưới Avalanche hoạt động như một phiên bản thử nghiệm cuối cùng trước khi dự án ra mắt mainnet. Nó bổ sung hỗ trợ cho các hợp đồng NFT, tiện ích hợp đồng thông minh nâng cao hơn và phí cho mạng lưới.Ra mắt Mainnet Avalanche – Tháng 9 năm 2020Mạng chính của Avalanche ra mắt vào ngày 21 tháng 9 năm 2020, trong đó có việc phát hành cả ba chuỗi Avalanche (chuỗi P, X và C). Khi ra mắt, mạng cung cấp hỗ trợ cho bộ công cụ phát triển và tương thích EVM (Máy ảo Ethereum) đầy đủ thông qua Chuỗi hợp đồng Avalanche (hoặc Chuỗi C), bản thân nó là một thành phần của EVM.Xem thêm lộ trình phát triển dự án năm 2021 tại đây: https://www.avax.network/roadmapTổng kếtAvalanche là một nền tảng blockchain giúp người dùng có cơ hội dễ dàng triển khai các ứng dụng tài chính phi tập trung DeFi mà gần như không có rào cản, mặc khác những nhà tạo lập và người tham gia hệ thống đều có thể quản trị và phát triển mạng lưới. Avalanche giải quyết các vấn đề mà các crypto trước đây đang phải đối mặt. Tuy nhiên đây là một mô hình mới ra đời, cần được sự đón nhận của cộng đồng và kết nối các đối tác để triển khai các ứng dụng phù hợp với thị trường và người dùng. [...]
Node là gì?
Node là gì?BlockchainĐịnh nghĩa node (nút) có thể thay đổi đáng kể theo ngữ cảnh nó được sử dụng. Khi nói đến mạng máy tính hoặc viễn thông, node có thể được dùng với các mục đích riêng biệt, hoạt động như một điểm phân phối lại hoặc là điểm cuối giao tiếp. Thông thường, một node là một thiết bị mạng vật lý, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, nút ảo được sử dụng.Nói một cách đơn giản, một node mạng là một điểm mà tại đó một tin nhắn có thể được tạo ra, được nhận, hoặc truyền đi. Theo đó, chúng ta sẽ thảo luận về các loại node Bitcoin khác nhau: full node, super node, miner node, và SPV client.Node Bitcoin Đi vào ngữ cảnh của blockchain – được thiết kế như một hệ thống phân tán – mạng các node máy tính giúp cho Bitcoin có thể được sử dụng như một loại tiền tệ kỹ thuật số ngang hàng phi tập trung (P2P) không chịu sự kiểm duyệt nhờ vào thiết kế của nó và không cần một bên trung gian để tiến hành giao dịch giữa những người dùng (bất kể khoảng cách địa lý trên thế giới).Do đó, các node blockchain có trách nhiệm đóng vai trò như một điểm giao tiếp có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào kết nối với giao diện Bitcoin đều có thể được coi là một node vì nhìn chung thì chúng giao tiếp với nhau theo cách nào đó. Các node này cũng có thể truyền thông tin về các giao dịch và các khối trong mạng máy tính phân tán bằng cách sử dụng giao thức ngang hàng Bitcoin. Tuy nhiên, mỗi node máy tính được xác định theo các chức năng cụ thể của nó, vì vậy có các loại node Bitcoin khác nhau.Node đầy đủ (Full Node)Full node là các node thực sự hỗ trợ và cung cấp bảo mật cho Bitcoin. Các node này không thể thiếu đối với mạng. Các node này cũng được gọi là các node xác nhận đầy đủ vì chúng tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch và khối trước các quy tắc đồng thuận của hệ thống. Full node cũng có thể chuyển tiếp các giao dịch và khối mới đến blockchain.Thông thường, một full node tải xuống một bản sao của blockchain bitcoin với mỗi khối và giao dịch trên đó, nhưng đây không phải là yêu cầu để được coi là một full node (một bản sao thu gọn của blockchain có thể được sử dụng thay thế).Một full node của Bitcoin có thể được thiết lập thông qua các triển khai phần mềm khác nhau, nhưng được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất là Bitcoin Core. Đây là những yêu cầu tối thiểu để chạy một full node Bitcoin Core:Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay được cài phiên bản gần đây của Windows, Mac OS X hoặc Linux.200GB dung lượng ổ cứng trống.Bộ nhớ 2GB (RAM).Kết nối internet tốc độ cao với tốc độ tải lên tối thiểu 50 kB/s.Kết nối không giới hạn hoặc kết nối có giới hạn tải lên cao. Full node có thể đạt hoặc vượt quá mức sử dụng tải lên là 200 GB/tháng và mức sử dụng tải xuống là 20 GB/tháng. Bạn cũng sẽ cần tải xuống cỡ 200GB khi lần đầu tiên khởi chạy full node.Full node của bạn nên chạy ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Thậm chí tốt hơn nếu bạn cho chạy liên tục (24/7)Nhiều tổ chức và người dùng tình nguyện đang chạy full node Bitcoin như là một cách để hỗ trợ hệ sinh thái Bitcoin. Hiện tại, có khoảng 9.700 node công cộng đang chạy trên mạng Bitcoin. Lưu ý rằng con số này chỉ bao gồm các node công cộng là các listening node của Bitcoin được cho hiển thị và có thể truy cập vào được (còn được biết đến là các listening node).Bên cạnh các node công cộng, có nhiều node ẩn khác không hiển thị (các non-listening node). Các node này thường hoạt động đằng sau tường lửa, thông qua các giao thức ẩn như Tor, hoặc đơn giản là vì chúng được cấu hình để không nhận kết nối.Listening Node (Super Node)Về cơ bản, một listening node hoặc super node là một full node có kết nối được công khai. Nó giao tiếp và cung cấp thông tin cho bất kỳ node nào khác quyết định thiết lập kết nối với nó. Do đó, một super node cơ bản là một điểm phân phối lại có thể đóng hai vai trò như một nguồn dữ liệu và một cầu giao tiếp.Một super node đáng tin cậy thường chạy 24/7 và có một số kết nối được thiết lập. Node này truyền tải lịch sử blockchain và dữ liệu giao dịch tới nhiều node trên khắp thế giới. Vì lý do đó, một super node có thể cần nhiều công suất tính toán hơn và kết nối internet tốt hơn khi so sánh với một full node bị ẩn.Node của thợ đàoĐể có thể đào Bitcoin trong tình trạng cạnh tranh hiện tại, thợ đào phải đầu tư vào các phần cứng và chương trình đào chuyên biệt. Các chương trình đào (phần mềm) này không liên quan trực tiếp đến Bitcoin Core và chạy song song để đào các khối Bitcoin. Một thợ đào có thể chọn làm việc một mình (solo miner) hoặc theo nhóm (pool miner).Trong khi các full node của solo miner tận dụng bản sao blockchain của riêng họ, các pool miner làm việc cùng nhau, mỗi người đóng góp tài nguyên tính toán của mình (hashpower). Trong một mỏ khai thác, chỉ quản trị viên của mỏ cần phải chạy một full node – có thể được gọi là full node của pool miner.Lightweight Client hay còn gọi là SPV Client Còn được biết đến là Simplified Payment Verification (SPV) client, lightweight client là máy khách tận dụng mạng Bitcoin nhưng không thực sự hoạt động như một full node. Do đó, SPV client không đóng góp vào an ninh của mạng vì không giữ một bản sao của blockchain và không tham gia vào quá trình xác minh và xác thực giao dịch.Tóm lại, SPV là phương thức mà qua đó người dùng có thể kiểm tra xem liệu một số giao dịch có được đưa vào trong một khối hay không mà không phải tải xuống toàn bộ dữ liệu khối. Do đó, SPV client dựa vào thông tin được cung cấp bởi các full node khác (các super node). Lightweight client hoạt động như các điểm cuối giao tiếp và được sử dụng bởi nhiều ví tiền điện tử.Client Node và Mining NodeĐiều quan trọng cần lưu ý là chạy một full node không giống như chạy một node đào đầy đủ. Trong khi thợ đào phải đầu tư vào phần cứng và phần mềm đào đắt tiền, bất kỳ ai cũng có thể chạy một node xác thực đầy đủ. Hơn nữa, trước khi cố gắng đào một khối, thợ đào cần thu thập các giao dịch đang chờ xử lý mà trước đó đã được chấp nhận là hợp lệ bởi các full node. Tiếp theo, thợ đào tạo ra một khối ứng cử viên (với một nhóm các giao dịch) và cố gắng đào khối đó. Nếu thợ mỏ tìm ra một lời giải hợp lệ cho khối đó, anh ta sẽ thông báo nó trên mạng và các full node khác sẽ xác minh tính hợp lệ của khối. Do đó, các quy tắc đồng thuận được quyết định và bảo đảm bởi mạng phân tán gồm các node xác thực chứ không phải bởi các thợ đào.Kết luậnCác node Bitcoin giao tiếp với nhau thông qua giao thức mạng P2P Bitcoin, Bằng cách như vậy, chúng đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống. Một node bị lỗi hoặc cố gắng truyền đi thông tin không chính xác sẽ nhanh chóng được các node trung thực nhận ra và sẽ bị ngắt kết nối khỏi mạng.Mặc dù thực tế là việc chạy một node xác thực đầy đủ không nhận được phần thưởng tài chính, nó vẫn được khuyến khích vì nó cung cấp sự tin tưởng, bảo mật và riêng tư cho người dùng. Các full node đảm bảo rằng các quy tắc đang được tuân theo. Chúng bảo vệ blockchain chống lại các cuộc tấn công và gian lận (chẳng hạn như gian lận chi tiêu double-spending). Ngoài ra, full node cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát tiền của mình vì không cần phải ủy thác vào đối tượng khác. [...]
Giải thích Đám mây Ichimoku
Giải thích Đám mây IchimokuBlockchainĐám mây Ichimoku (Ichimoku Cloud) là một phương pháp phân tích kỹ thuật, phương pháp này kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch để giúp người dùng thấu hiểu các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng. Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.Đám mây Ichimoku được khái niệm hóa vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật tên là Goichi Hosada. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch sáng tạo của ông chỉ được công bố vào năm 1969, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật. Hosada gọi nó là Ichimoku Kinko Hyo, dịch từ tiếng Nhật là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt.”Phương pháp này hoạt động như thế nào?Hệ thống Đám mây Ichimoku hiển thị dữ liệu dựa trên cả các chỉ báo dẫn đường (dự đoán xu hướng) và chỉ báo sau, và biểu đồ được tạo thành từ năm đường:Đường Chuyển đổi (Tenkan-sen): trung bình động của 9 kỳ.Đường Cơ sở (Kijun-sen): trung bình động của 26 kỳ.Khoảng thời gian Dẫn đường A (Senkou Span A): trung bình động của các Đường Chuyển đổi và Đường Cơ sở được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.Khoảng thời gian Dẫn đường B (Senkou Span B): trung bình động của 52 kỳ được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.Khoảng thời gian Sau (Chikou Span): giá đóng cửa của kỳ hiện tại được dự đoán cho 26 kỳ trước.Khoảng cách giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A (3) và Khoảng thời gian Dẫn đường B (4) tạo ra đám mây (Kumo), đây có khả năng là yếu tố đáng chú ý nhất của hệ thống Ichimoku. Hai đường này là 26 giai đoạn được dự đoán cho tương lai để đưa ra những thông tin dự báo và, do đó, được coi là chỉ báo dẫn đường. Mặt khác Chikou Span (5) là chỉ báo sau dự báo 26 kỳ trong quá khứ.Theo mặc định, các đám mây được hiển thị màu xanh lá cây hoặc màu đỏ – để kết quả dễ đọc hơn. Đám mây màu xanh lá cây được tạo ra khi Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây màu xanh lá cây) cao hơn so với Khoảng thời gian Dẫn đường B (đường đám mây màu đỏ). Đương nhiên, đám mây màu đỏ được tạo ra trong tình huống ngược lại. Điều đáng chú ý là – không giống như các phương pháp khác – các đường trung bình động mà chiến lược Ichimoku sử dụng không dựa trên giá đóng cửa của biểu đồ nến. Thay vào đó, trung bình được tính dựa trên đỉnh và đáy được ghi trong một khoảng thời gian nhất định (trung bình đỉnh-đáy).Chẳng hạn, phương trình chuẩn cho Đường Chuyển đổi 9 ngày là:Đường Chuyển đổi = (đỉnh của 9 + đáy của 9 ngày) / 2Thiết lập IchimokuSau hơn ba thập kỷ nghiên cứu và thử nghiệm, Goichi Hosada đã kết luận rằng thiết lập (9, 26, 52) có kết quả tốt nhất. Trước đó, lịch làm việc ở Nhật Bản bao gồm cả ngày Thứ Bảy, vì vậy số 9 đại diện cho một tuần rưỡi (6 + 3 ngày). Các số 26 và 52 đại diện cho khoảng thời gian lần lượt là một và hai tháng. Mặc dù thiết lập này vẫn được ưa thích trong hầu hết các bối cảnh giao dịch, các nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị luôn có thể điều chỉnh chúng để phù hợp với các chiến lược khác nhau. Ví dụ, trong các thị trường tiền điện tử, nhiều nhà giao dịch điều chỉnh thiết lập Ichimoku để phản ánh thị trường 24/7 – thường thay đổi từ (9, 26, 52) thành (10, 30, 60). Một số thậm chí còn đi xa hơn và điều chỉnh các cài đặt thành (20, 60, 120) như một cách để giảm tín hiệu sai.Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của việc sửa đổi các thiết lập này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi một số người cho rằng việc điều chỉnh chúng là hợp lý, một số lại cho rằng việc từ bỏ thiết lập tiêu chuẩn sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ thống và tạo ra nhiều tín hiệu không hợp lệ.Phân tích biểu đồTín hiệu giao dịch IchimokuDo bao gồm nhiều yếu tố, Đám mây Ichimoku tạo ra các loại tín hiệu khác nhau. Chúng tôi có thể chia chúng thành các tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng.Tín hiệu động lượng: được tạo theo mối quan hệ giữa giá thị trường, Đường cơ sở và Đường chuyển đổi. Tín hiệu động lượng Tăng được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển ở phía trên hơn Đường cơ sở. Tín hiệu động lượng giảm được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển bên dưới Đường cơ sở. Đường giao giữa Đường chuyển đổi (Tenkan-sen) và Đường cơ sở (Kijun-sen) thường được gọi là đường chéo TK.Tín hiệu theo xu hướng: được tạo ra theo màu của đám mây và theo vị trí của giá thị trường liên quan đến đám mây. Như đã đề cập, màu sắc của đám mây phản ánh sự khác biệt giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A và B.Nói một cách đơn giản, khi giá luôn nằm cao hơn các đám mây, có khả năng cao là tài sản đang có xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá di chuyển bên dưới các đám mây có thể được hiểu là một dấu hiệu của giá giảm, cho thấy một xu hướng giảm. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, xu hướng có thể được coi là không đổi hoặc trung tính khi giá đi ngang bên trong đám mây.Khoảng thời gian Sau (Chikou Span) là một yếu tố khác có thể giúp các nhà giao dịch phát hiện và xác nhận các xu hướng đảo ngược tiềm năng. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của hành động giá, có thể xác nhận xu hướng tăng nếu nó di chuyển trên giá thị trường, hoặc xu hướng giảm khi ở bên dưới giá thị trường. Thông thường, Khoảng thời gian Sau được sử dụng kết hợp với các thành phần khác của Đám mây Ichimoku chứ không được sử dụng độc lập.Tóm tắt:Các tín hiệu động lượngGiá thị trường di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) Đường cơ sở.Đường chéo TK: Đường chuyển đổi di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) Đường cơ sở.Các tín hiệu theo xu hướngGiá thị trường di chuyển trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) đám mây.Màu sắc đám mây thay đổi từ đỏ sang xanh (xu hướng tăng) hoặc từ xanh sang đỏ (xu hướng giảm).Khoảng thời gian Sau trên (xu hướng tăng) hoặc dưới (xu hướng giảm) giá thị trường.Cấp độ hỗ trợ và kháng cựBiểu đồ Ichimoku cũng có thể được sử dụng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Thông thường, Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây xanh) hoạt động như một đường hỗ trợ trong các xu hướng tăng và như một đường kháng cự trong các xu hướng giảm. Trong cả hai trường hợp, nến có xu hướng di chuyển đến gần Khoảng thời gian Dẫn đường A, nhưng nếu giá di chuyển vào đám mây, Khoảng thời gian Dẫn đường B cũng có thể đóng vai trò như một đường hỗ trợ/kháng cự. Hơn nữa, thực tế là cả hai Khoảng thời gian Dẫn đường là dự đoán của 26 giai đoạn trong tương lai cho phép các nhà giao dịch dự đoán các vùng hỗ trợ và kháng cự sắp tới.Cường độ tín hiệuCường độ của các tín hiệu được tạo ra bởi Đám mây Ichimoku phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng có phù hợp với xu hướng rộng hơn hay không. Một tín hiệu là một phần của xu hướng lớn được xác định rõ ràng sẽ luôn mạnh hơn là một tín hiệu chỉ xuất hiện tạm thời để đối lập với xu hướng đang tồn tại.Nói cách khác, một tín hiệu tăng có thể là một tín hiệu sai nếu nó không đi cùng với xu hướng tăng. Vì vậy, bất cứ khi nào một tín hiệu được tạo ra, điều quan trọng là phải tính đến cả màu sắc và vị trí của đám mây. Ngoài ra, cũng cần xem xét về khối lượng giao dịch.Lưu ý rằng việc sử dụng Ichimoku cho các khung thời gian ngắn hơn (biểu đồ trong ngày) có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu và sai. Nói chung, các khung thời gian dài hơn (biểu đồ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) sẽ tạo ra các tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng đáng tin cậy hơn.Kết luậnGoichi Hosada đã dành hơn 30 năm để tạo ra và hoàn thiện hệ thống Ichimoku, hiện đang được sử dụng bởi hàng triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới. Là một phương pháp biểu đồ linh hoạt, Đám mây Ichimoku được sử dụng để xác định cả xu hướng động lượng và xu hướng thị trường. Ngoài ra, các Khoảng thời gian Dẫn đường giúp các nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị dễ dàng dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng chưa được thử nghiệm. Mặc dù ban đầu nhìn các biểu đồ có vẻ rắc rối và khá phức tạp, nhưng chúng không dựa vào các dữ liệu đầu vào chủ quan của con người như các phương pháp phân tích kỹ thuật khác (ví dụ: vẽ các đường xu hướng). Và mặc dù có những cuộc tranh luận liên tục về thiết lập của Ichimoku, phương pháp này tương đối dễ sử dụng.Tuy nhiên, như với bất kỳ chỉ báo nào, nó nên được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác để xác nhận xu hướng và giảm thiểu rủi ro giao dịch. Chỉ riêng lượng thông tin mà biểu đồ này hiển thị cũng có thể quá nhiều cho những người mới bắt đầu. Đối với những nhà giao dịch này, họ nên làm quen với các chỉ số cơ bản trước khi sử dụng Đám mây Ichimoku. [...]
Chỉ báo Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger BandsBlockchainDải Bollinger (Bollinger Bands) là gì? Chỉ báo Bollinger Bands (BB) được phát minh vào đầu những năm 1980 bởi John Bollinger – một nhà giao dịch và phân tích tài chính. Chỉ báo này về cơ bản là một bộ đo mức dao động thể hiện sự biến động của thị trường, chỉ ra thị trường đang nằm ở điều kiện quá mua hay quá bán. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật.Ý nghĩa chính của chỉ báo này là thể hiện độ phân tán của giá xung quanh một giá trị trung bình một cách rõ ràng. Cụ thể, nó bao gồm một dải trên, một dải dưới và một đường trung bình động giữa (gọi tắt là dải giữa). 2 dải bên ngoài là biểu hiện phản ứng lại sự biến động giá cả của thị trường, mở rộng khi giá biến động nhiều (phân kỳ từ dải giữa) và thu hẹp khi thị trường ít biến động (hội tụ về dải giữa). Công thức chuẩn của Bollinger Bands đặt dải giữa làm một đường trung bình động (SMA) chu kì 20 ngày, dải trên và dưới được tính toán dựa theo độ biến động tương đối với đường SMA (được coi là độ lệch chuẩn). Chỉ báo Bollinger Bands thông thường được đặt như sau:Dải giữa: Đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA)Dải trên: SMA 20 ngày + (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)Dải dưới: SMA 20 ngày – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)Cấu trúc của chỉ báo BB lấy lịch sử trong chu kỳ 20 ngày, đặt dải trên và dải dưới cách dải giữa một khoảng bằng 2 lần độ lệch chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo rằng ít nhất 85% dữ liệu giá sẽ dao động trong khoảng 2 dải đó, tuy nhiên các thiết lập có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của các chiến lược giao dịch khác nhau. Sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch như thế nào?Bollinger Bands không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính truyền thống mà còn có thể áp dụng cả trong giao dịch tiền mã hóa. Về bản chất, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng và diễn giải chỉ báo BB, tuy nhiên nên tránh việc sử dụng Bollinger Bands làm một công cụ duy nhất và không nên xem nó là chỉ báo cố định cho các cơ hội mua/bán. Thay vào đó cần kết hợp BB với các chỉ báo kỹ thuật khác. Theo tư duy này, hãy lấy một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo BB trong diễn giải dữ liệu sẽ như thế nào.Khi giá thị trường vượt quá đường trung bình động, vượt quá cả dải trên của BB, có thể cho rằng thị trường đã vượt ngưỡng (điều kiện quá mua) và dự báo này là khá an toàn. Ngoài ra, nếu giá thị trường chạm đến dải trên nhiều lần, khi đó nó có thể đã chạm đến một mức kháng cự khá mạnh. Ngược lại, khi giá một tài sản trên thị trường giảm sâu đến khi chạm, hoặc vượt ra khỏi dải dưới nhiều lần, rất có thể khi đó thị trường đã chạm ngưỡng quá bán hoặc gặp phải một mức hỗ trợ mạnh.Từ đó, nhà giao dịch có thể sử dụng BB (kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác) để đặt ra các mục tiêu mua và bán của mình. Diễn giải một cách đơn giản hơn cho các trường hợp trên là khi đó thị trường thể hiện các điều kiện quá mua hoặc quá bán.Ngoài ra, kiểm tra xem Bollinger Bands mở rộng hay bó hẹp cũng rất hữu dụng trong việc phán đoán các điểm biến động cao hay thấp. Các dải này sẽ phân kỳ khỏi dải giữa trong trường hợp giá biến động lớn (mở rộng) hoặc hội tụ dần khi biên độ giá thấp hơn (bó hẹp). Do đó, BB phù hợp hơn với các giao dịch ngắn hạn, với vai trò một công cụ phân tích độ biến động của thị trường và phán đoán đường đi sắp tới của giá. Một số nhà giao dịch cho rằng khi các dải mở rộng quá mức, xu hướng hiện tại của thị trường có thể đi đến giai đoạn kết thúc chu kỳ hoặc đảo chiều. Ngược lại, khi các dải quá bó, phán đoán chung thường là thị trường sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.Khi thị trường bước vào giai đoạn sideways, dải BB có xu hướng thu hẹp dần về phí đường trung bình động giữa. Thông thường (không phải luôn luôn), độ biến động và độ lệch thấp thường đi trước các chu kì bùng nổ lớn, có xu hướng xảy ra ngay khi có sự biến động trở lại. Khi giá thị trường đi ngang, đường BB có xu hướng thu hẹp về phía đường trung bình động đơn giản ở giữa. Thông thường (nhưng không phải lúc nào cũng vậy), độ biến động thấp và mức độ sai lệch chặt chẽ dẫn đến các chuyển động lớn và bùng nổ, có xu hướng xảy ra ngay sau khi độ biến động tăng trở lại.Bollinger Bands vs Keltner Channels Không giống như Bollinger Bands dựa trên đường SMA và các độ lệch chuẩn, phiên bản hiện đại của chỉ báo Keltner Channels (KC) sử dụng công cụ Khoảng Dao động Trung bình Thực tế (Average True Range – ATR) để thiết lập nên độ rộng của kênh xung quanh đường trung bình động hàm mũ chu kỳ 20 ngày (EMA 20). Do đó, công thức của Keltner Channel có dạng như sau:Đường giữa: Đường trung bình động hàm mũ 20 ngày (EMA)Dải giữa: Đường trung bình động hàm mũ (EMA) chu kỳ 20 ngày. Dải trên: EMA chu kỳ 20 ngày + (ATR 10 ngày x2)Dải dưới: EMA chu kỳ 20 ngày – (ATR 10 ngày x2)Về cơ bản, Chỉ báo KC có xu hướng bó hẹp nhiều hơn so với các dải Bollinger. Do đó, công cụ này có vẻ phù hợp hơn để phán đoán các điểm đảo chiều xu hướng, xác định điều kiện quá mua/quá bán của thị trường một cách rõ ràng hơn là sử dụng chỉ báo BB. Ngoài ra, chỉ báo KC cũng thường cho thấy các tín hiệu quá mua/quá bán sớm hơn so với BB.Tuy nhiên, chỉ báo BB có xu hướng diễn giải độ biến động của thị trường tốt hơn vì chuyển độ mở rộng hay thu hẹp của BB thường rộng và rõ ràng hơn so với chỉ báo KC. Hơn nữa, việc sử dụng độ lệch chuẩn sẽ làm tăng độ chính xác của các tín hiệu mà BB thể hiện, độ rộng lớn hơn nên khá khó để giá vượt ngưỡng được.So với chi báo KC, BB có vể phổ thông hơn. Tuy nhiên cả 2 chỉ báo này đều có những điểm tốt – đặc biệt đối với thiết lập các giao dịch ngắn – hoặc cũng có thể được sử dụng kết hợp với nhau nhằm đưa ra các tín hiệu đáng tin cậy hơn. [...]
CAKE là gì? PancakeSwap là gì?
CAKE là gì? PancakeSwap là gì?BlockchainCAKE là gì?CAKE thực chất là token của sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap, nói một cách đơn giản thì CAKE là một đồng tiền riêng của sàn giao dịch.CAKE được sinh ra mỗi 25 CAKE/ block. Cứ mỗi ngày sẽ có 30.000 Block sinh ra tương đương với 750.000 CAKE được tạo ra.Khi nhìn thấy mức độ sinh ra của CAKE quá nhiều thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc lạm phát. Nhưng không sao, để khắc phục lạm phát này, hằng ngày PancakeSwap có cơ chế đốt CAKE.Số lượng CAKE được tạo ra sẽ phân bổ 60% cho những người tham gia farm và 40% cho Stake CAKE.Thông số của CAKE token như sau:Token Name: Pancakeswap.Ticker: CAKE.Blockchain: Binance Smart Chain.Token Standard: BEP-20.Contract: 0x0e09fabb73bd3ade0a17ecc321fd13a19e81ce82Token Type: Utility và Governance.Total Supply: No max supply.Circulating Supply: 178,932,954 CAKE.PancakeSwap là gì?Bản chất của PancakeSwap chính là một sàn giao dịch phi tập trung cho phép trao đổi token chuẩn BEP20. Vận hành dưới dạng AMM (automated market maker: hệ thống tạo thị trường tự động).Có nghĩa là người dùng giao dịch với nhau thông qua việc khóa token của mình vào một pool thanh khoản.Các thành phần trong PancakeSwap1.Sàn giao dịchKhông giống với các sàn giao dịch thông thường (ví dụ: binance). Trên PancakeSwap bạn không thể giao dịch bằng cách đặt lệnh mà phải khóa token của mình vào pool thanh khoản.2.Yield farmingPancakeSwap có 27 pool thanh khoản cho phép gửi FLIP token dùng để farm ra CAKE. Phần thưởng của mỗi pool tùy thuộc vào số lượng người gửi và phần thưởng của pool.3.Staking poolsĐây là nơi cho phép quảng bá các dự án mới tới động đồng PancakeSwap bằng việc phân phối một phần token cho các CAKE holder.Có 2 thành phần trong staking pools như sau:Core: dự án được chọn lọc bởi đội ngũ PancakeSwap.Community: dự án được vote bởi cộng đồng PancakeSwap.4.LotteryĐây là hình thức xổ số dựa trên blockhash nhằm để tránh sự gian lận.5.AnalyticsVới Analytics bạn có thể xem được các chỉ số thanh khoản, volume, giá các cặp giao dịch.6.VotingĐây là nơi cộng đồng bầu chọn và để xuất ý kiến để góp phần giúp dự án phát triển hơn.Có 2 loại đề xuất như sau:Core: đây là đề xuất của đội ngũ PancakeSwap, nếu cộng đồng chấp thuận thì đề xuất sẽ được thực hiện.Community: đây là đề xuất của cộng đồng, nếu đề xuất nào được hưởng ứng mạnh thì PancakeSwap sẽ chuyển đề xuất đó sang mức Core.7.IFOIFO là viết tắt của initial farm offering, đây là hình thức gây quỹ cho dự án bằng CAKE – BNB LP token. Có nghĩa là bạn sử dụng CAKE và BNB thêm thanh khoản thành CAKE – BNB LP token để mua token của dự án gọi vốn. BNB trong LP (Liquidity pool) sẽ được trao cho dự án, còn CAKE thì sẽ được đốt. [...]
BEP-721
BEP-721BlockchainBEP-721 là một tiêu chuẩn mã thông báo Binance Smart Chain (BSC) cho phép tạo ra các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Đó là phần mở rộng của ERC-721 của Ethereum, một trong những tiêu chuẩn NFT được sử dụng phổ biến nhất và tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM). Mỗi NFT là duy nhất và không được hoán đổi với bất kỳ mã thông báo nào khác.Mã thông báo BEP-721 cho phép bạn mã hóa quyền sở hữu dữ liệu và gắn vào đó một số nhận dạng duy nhất. Khía cạnh này làm cho mã thông báo có một không hai và khác biệt rất nhiều so với mã thông báo BEP-20. Từ BEP-20, các nhà phát triển có thể tạo nhiều mã thông báo giống hệt nhau trong một hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, với BEP-721, mỗi mã thông báo được chỉ định một ID mã thông báo khác nhau.Thông qua các ID duy nhất này, mã thông báo BEP-721 có thể được sử dụng để đại diện cho các mặt hàng có thể sưu tầm, không thể thay thế. Người dùng có thể giao dịch và chuyển các mã thông báo này dựa trên giá trị thị trường của chúng, điều này phụ thuộc vào độ hiếm hoặc tiện ích của mã thông báo.Mã thông báo BEP-721 có thể đại diện cho:Nghệ thuật kỹ thuật số và vật lýSưu tầmVật phẩm trong trò chơi Tài sản vật chất và bất động sảnVé xổ số kiến ​​thiếtGiống như các mã thông báo khác trên Binance Smart Chain, việc chuyển mã thông báo BEP-721 yêu cầu BNB cho phí gas. Mã thông báo BEP-721 có thể được tạo trên nhiều nền tảng khác nhau trong hệ sinh thái BSC, bao gồm Thị trường Binance NFT, Nổi bật bởi Binance, BakerySwap và Juggerworld.Các chức năng mã thông báo BEP-721BEP-721 có một danh sách các chức năng chi phối cách mã thông báo tương tác với Chuỗi thông minh Binance. Một số trong số này khá tiêu chuẩn và cũng có trong tiêu chuẩn BEP-20:name: Xác định tên mã thông báo BEP-721, mà các hợp đồng khác sẽ xác định nó bằngSymbol: Tên ngắn hơn cho mã thông báo tương tự như biểu tượng mã cổ phiếubalanceOf: Hiển thị số dư mã thông báo của một địa chỉ cụ thểtotalSupply: Xác định tổng số mã thông báo được tạo.Ngoài ra còn có một tập hợp các chức năng sở hữu cơ bản, một số chức năng trong số đó là tùy chọn để bao gồm. Một tính năng độc đáo cho NFT là chức năng siêu dữ liệu:tokenMetadata: Chức năng này cho phép bao gồm siêu dữ liệu vào một mã thông báo được sử dụng để liên kết với tệp tác phẩm nghệ thuật hoặc một khía cạnh sưu tầm khác của NFT. Ví dụ: mỗi CryptoPunk có siêu dữ liệu chứa trong NFT trỏ nó đến một punk cụ thể trong lưới 10.000 punks. Mặc dù CryptoPunks không sử dụng tiêu chuẩn mã thông báo BEP-721, nhưng việc sử dụng siêu dữ liệu của họ là giống nhau. [...]
Enjin Coin (ENJ) là gì?
Enjin Coin (ENJ) là gì?BlockchainEnjin Coin (ENJ) đã vượt qua những quy định cực kỳ nghiêm ngặt của đất nước Nhật Bản và đã trở thành một token gaming được chấp thuận sử dụng trên toàn quốc. Nếu bạn đang quan tâm đến ENJ cũng như nền tảng này nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, hãy đón đọc ngay bài viết sau đây nhé.Enjin Coin là gì?Enjin Coin (ENJ) chính là một nền tảng Blockchain và tiền điện tử, đồng thời nó được thiết kế để dành riêng nền công nghiệp game. Tính từ đầu năm 2020 cho tới nay, Enjin Coin hiện đã trải qua rất nhiều các đợt tăng giá tương đối mạnh. Tháng vừa qua thì ENJ hiện đã có một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, từ 0.13 USD lên tới 0.5USD, nghĩa là tăng tới 400%.Dự án này được Enjin tạo nên trên nền blockchain của Ethereum, đây là công ty đã giúp 20 triệu game thủ có thể tạo ra được các diễn đàn cũng như cộng đồng sandbox lớn mạnh xung quanh những tựa game mà họ yêu thích. Enjin Coin hiện đã mở rộng nền tảng này trở thành một trong các công cụ để phát triển game trên nền blockchain.Nền tảng ENJ còn kết hợp những hợp đồng thông minh ERC – 1155, chúng có thể hoạt động giống như là một sự kết hợp của ERC – 721 và ERC – 20. Chính điều này đã tạo nên một nền tảng cực kỳ hiệu quả giúp cho việc thiết kế game trên nền tảng blockchain dễ dàng, đồng thời làm cho ENJ trở thành một phiên bản Unreal Engine dựa vào nền blockchain.Đặc điểm, tính năng của ENJEnjin với mong muốn tạo nên một hệ sinh thái để dành riêng cho các nhà phát triển game cùng với các game thủ để họ có thể thuận tiện và dễ dàng sử dụng. Sau đây là các đặc điểm cũng như tính năng chính của ENJ:Enjin Free Website BuilderMột trong những tính năng có thể giúp cho người dùng là các nhà phát triển hoặc game thủ tạo ra một trang web hoàn toàn miễn phí ở trong nền tảng của ENJ.Website này có thể phục vụ giống như là một group chat dành cho guild hoặc là clan ở trong game, hoặc cũng có thể là một fansite dành cho game, một forum với chủ đề không cần phải liên quan tới game.Enjin coin TokenENJ Token đã được tạo nên trong nền tảng của Enjin, mục đích là giúp người dùng có thể dễ dàng mua bán, trao đổi và quản lý những tài sản trong game của mình (gồm có quần áo, thuốc, vũ khí, tiền trong game…).Tất cả các hóa ảo trong những game khác nhau đều có thể được quy về cùng một tài khoản, đồng thời quản lý trong cùng một nền tảng và trong cùng một ứng dụng, chính điều này sẽ đem lại những lợi ích một cách tối đa dành cho người dùng.Ngoài ra, nhờ có những hợp đồng thông minh mà tất cả các thông tin chi tiết về những giao dịch đều được lưu lại, không được sửa đổi. Chính vì vậy mà hai bên có thể dễ dàng trao đổi mà không cần phải gặp nhau hoặc sử dụng vật trung gian làm tin, giúp giảm thiểu tối đa được những vấn đề phí giao dịch cao hay lừa đảo.Native mobile appsEnjin đã xây dựng ứng dụng di động phù hợp với cả hệ điều hành iOS và Android, điều này có thể giúp cho người dùng dễ dàng gắn kết với các diễn đàn, nội dung website của mình mọi lúc, mọi nơi.Deep game integrationsTính năng này giúp các nhà phát triển plugin trong những trò chơi trực tuyến có thể tương thích cùng với nền tảng, có thể tận dụng được một số lượng lớn các thành viên vào nền tảng dành cho việc thu hút được người chơi.Web StoreĐây là một trong các tính năng sẽ giúp bạn tạo nên một cửa hàng cực kỳ chuyên nghiệp, tối ưu được tính năng, đồng thời tích hợp trong rất nhiều các trò chơi. Việc bán hàng hay bất kỳ thứ gì khác sẽ được hỗ trợ một cách tối đa.Các thông tin cơ bản ENJTicker: ENJ.Blockchain: Ethereum.Decimals: 18.Địa chỉ Contract: 0xf629cbd94d3791c9250152bd8dfbdf380e2a3b9c.Tiêu chuẩn Token: ERC 1155, ERC20.Loại Token: Token tiện ích (Utility Token).Cung lưu thông: 929,343,633 ENJ.Tổng cung: 1,000,000,000 ENJ.Phân bổ Token EnjinLượng token dành cho những nhà đầu tư: 73%Lượng Token dành cho team Enjin Coin: 10%Dành cho advisors: 10%.Dành cho các hoạt động Partnership và Marketing: 7%.Các chức năng chính của ENJ CoinEnjin Coin gồm có hai chức năng chính ở hệ sinh thái Enjin đó là:Chức năng quản trịKhi phát hành games, tiền tệ hay các vật phẩm để sử dụng ở trong games, thì các nhà phát triển game sẽ cần phải sử dụng đến đồng ENJ nhằm để thanh toán chi phí dịch vụ. Ngoài ra khi một loại tài sản mà được mint từ ENJ, lúc này tổng số lượng ENJ sẽ giảm trong lưu thông.Chức năng tiền tệENJ sẽ được dùng để mint tiền tệ, tài sản cùng với các privilege token ở trong game. Những tài sản này sẽ dễ dàng chuyển đổi ngược lại với ENJ bằng với tỷ giá ban đầu.Đội ngũ phát triển ENJĐội ngũ phát triển dự án Enjin Coin có rất nhiều các chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều các lĩnh vực như là công nghệ blockchain, công nghệ phần mềm, kinh doanh, tiếp thị. Những thành viên chủ chốt gồm có:CEO – Người sáng lập Enjin Maxim Blagov: Đây là vị giám đốc sáng tạo, có 15 năm kinh nghiệm thiết kế, quản lý, sáng tạo UX. Chuyên phát triển chiến lược cho những ứng dụng có khả năng tương tác lớn hay ngành công nghiệp video trò chơi.CTO – Đồng sáng lập Witek Radomski: Là người giỏi nhất trong an ninh, thiết kế phần mềm và kiểm tra, ông là người trực tiếp giám sát kỹ thuật cho Enjin trong gần một thập kỷ. Đồng thời cũng là người đứng đầu trong việc tích hợp ENJ vào hệ sinh thái chơi game trực tuyến.Cùng rất nhiều các thành viên chủ chốt khác như là Vyacheslav Volkov, Josh Woelfel và Anthony Di Iorio cũng là người đồng sáng lập nên Ethereum.Đội ngũ phát triểnLộ trình phát triển của ENJTừ ngày 21/8 tới 15/9/2017: Hoàn tất các quá trình bán EJN thuộc Presale, đem về 12 triệu USD.Từ ngày 3/10 tới 31/20/2017: Chấm dứt đợt ICO đầu tiên, thu về 23 triệu USD.Quý 4/2017: Hợp đồng thông minh cốt lõi được hoàn thiện, xây dựng một ví điện tử dành riêng cho mình có khả năng tương thích hệ điều hành.Quý 1/2018: Tính năng Efinity được nghiên cứu, phát triển. Phát hành thành công ví điện tử có khả năng tương thích với cả 2 hệ điều hành iOS và Android.Quý 2/2018: Công khai các báo cáo kiểm toán, đồng thời phát hành Plugin Minecraft cùng với SDK Unity.Quý 3/2018: Cho ra mắt tính năng tạo lập cửa hàng riêng trên nền tảng Webstore Ecommerce.Quý 4/2018: Các chức năng được hoàn thiện đầy đủ như đã công bố trước đó.Ví lưu trữ ENJ CoinCác bạn có thể lưu trữ Enjin Coin với loại ví riêng có tên là Enjin Wallet. Ngoài ra thì bạn còn có thể lưu trữ đồng coin này thông qua những loại ví có hỗ trợ tiêu chuẩn ERC 20 ví dụ như là Trezor, Ledger Nano S, MyEtherWallet…Nếu như là người thường xuyên thực hiện  các giao dịch thì bạn hoàn toàn có thể giữ ENJ trên ví điện tử của bạn. Nếu như bạn là nhà đầu tư lâu dài, đồng thời nhu cầu trading không cao thì bạn nên sử dụng những loại ví riêng.Cách sở hữu ENJ CoinHiện có 3 cách để có thể sở hữu Enjin Coin đó là:Tham gia những chương trình Bounty Program trong game.Trở thành nhà phát triển dựa trên nền tảng ENJ để có thể nhận thưởng.Mua trực tiếp đồng coin này tại những sàn giao dịch.Nên đầu tư ENJ Coin hay không?Game chính là một trong những mảng cực kỳ tiềm năng của thị trường cryptocurrency, do đó có rất nhiều những cơ hội để tăng trưởng trong thị trường này.Hiện nay thị trường đang uptrend, chính vì thế nhà đầu tư sẽ có rất nhiều những cơ hội nhằm tìm kiếm được lợi nhuận từ altcoin. Tuy nhiên thì hiện tại mức giá của ENJ so với tháng trước đó đã tăng lên gấp bốn lần, nên đầu tư vào đồng coin ENJ cũng có khá nhiều rủi ro xảy ra. [...]
12 Mô hình nến phổ biến được sử dụng trong Phân tích kỹ thuật
12 Mô hình nến phổ biến được sử dụng trong Phân tích kỹ thuậtBlockchainGiới thiệuCác đồ thị nến là một trong những công cụ kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để phân tích các mô hình giá. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư đã sử dụng chúng trong nhiều thế kỷ để tìm ra các mô hình có thể chỉ ra xu hướng giá. Bài viết này sẽ đề cập đến một số mô hình nến được biết đến nhiều nhất với các ví dụ minh họa. Nếu bạn muốn làm quen trước tiên việc đọc các biểu đồ nến, hãy xem bài Hướng dẫn Biểu đồ nến cho Người mới bắt đầu.Cách sử dụng các mô hình nếnCó vô số mô hình nến mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để xác định các vùng quan tâm trên biểu đồ. Chúng có thể được sử dụng để giao dịch trong ngày, swing trading và thậm chí giao dịch giữ vị thế trong dài hạn. Một số mô hình nến có thể cho cái nhìn sâu về cán cân giữa bên mua và bên bán, những mẫu khác có thể chỉ ra sự đảo chiều, tiếp tục hoặc do dự. Điều quan trọng cần lưu ý là các mô hình nến không nhất thiết phải là tín hiệu mua hoặc bán. Thay vào đó, chúng là một cách để nhìn vào cấu trúc thị trường và là một chỉ báo tiềm năng về một cơ hội sắp tới. Như vậy, việc xem xét các mô hìnhđặt trong bối cảnh là luôn có ích. Bối cảnh có thể là mô hình kỹ thuật trên biểu đồ, cũng có thể là môi trường thị trường và các yếu tố khác.Nói tóm lại, giống như bất kỳ công cụ phân tích thị trường nào khác, các mô hình nến rất hữu ích khi được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khác. Chúng có thể bao gồm Phương pháp Wyckoff, Lý thuyết sóng Elliott và Lý thuyết Dow. Ngoài ra cũng có thể bao gồm các chỉ báo phân tích kỹ thuật (TA), chẳng hạn như Đường xu hướng, Đường trung bình động, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Stochastic RSI, Dải Bollinger, Đám mây Ichimoku, Parabolic SAR, hoặc MACD.Các mô hình đảo chiều BullishBúa Nến búa có bấc dưới dài tại đáy của một xu hướng giảm, trong đó bấc dưới dài ít nhất gấp đôi phần thân nến.Nến búa cho thấy rằng mặc dù áp lực bán cao, bull đã đẩy giá trở lại gần với giá mở cửa. Nến búa có thể là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây, nhưng nến búa màu xanh lá cây có thể chỉ báo phản ứng bull mạnh hơn.Búa ngượcCòn được gọi là nến búa nghịch đảo, giống như nến búa nhưng có bấc trên dài chứ không phải bấc dưới. Tương tự như nến búa, bấc trên có kích thước tối thiểu gấp đôi phần thân nến.Nến búa ngược xảy ra tại đáy của một xu hướng giảm và có thể chỉ báo một tiềm năng đảo ngược đi lên. Bấc trên cho thấy giá đã ngừng biến động đi xuống liên tục, mặc dù bên bán sau cùng đã cố gắng đẩy giá xuống gần giá mở cửa. Do đó, nến búa ngược có thể gợi ý rằng bên mua sẽ sớm giành quyền kiểm soát thị trường.Ba chàng lính trắngMô hình nến ba chàng lính trắng bao gồm ba nến màu xanh lá cây liên tiếp với mỗi cây đều có giá mở cửa nằm bên trong thân nến trước đó và có giá đóng cửa vượt đỉnh của nến trước đó.Mô hình lý tưởng nhất là khi có các cây nến không có bấc dưới dài, chỉ báo rằng áp lực mua liên tục đang đẩy giá lên cao. Kích thước của nến và chiều dài của bấc có thể được sử dụng để đánh giá cơ hội tiếp tục hoặc khả năng thoái lui.Bullish haramiNến bullish harami là một cây nến dài màu đỏ được tiếp nối bởi một cây nến nhỏ màu xanh lá cây có thân nến nằm gọn trong thân của cây nến dài trước đó.Nến bullish harami có thể lộ rõ ràng qua hai hoặc vài ngày. Mô hình chỉ báo rằng đà bán đang chậm lại và có thể sắp kết thúc.Các mô hình đảo chiều BearishNgười treo cổMô hình người treo cổ giống với mô hình búa báo xu hướng giảm. Nó thường hình thành vào thời điểm cuối kỳ của xu hướng tăng với phần thân nến nhỏ và bấc dưới dài.Bấc dưới chỉ báo rằng đã có một đợt bán tháo lớn, nhưng bull đã xoay sở để giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá lên cao. Hãy ghi nhớ rằng, sau một kỳ xu hướng tăng kéo dài, việc bán tháo có thể sẽ như là một cảnh báo rằng bull có thể sẽ sớm mất quyền kiểm soát thị trường.Bắn saoMô hình bắn sao được biểu diễn bằng một cây nến với bấc trên dài, ít hoặc không có bấc dưới, phần thân nến nhỏ nằm ở phía đáy. Bắn sao có hình dạng tương tự như búa ngược nhưng được hình thành vào cuối kỳ xu hướng tăng.Mô hình chỉ báo rằng thị trường đạt đỉnh, nhưng sau đó người bán đã kiểm soát và đẩy giá xuống thấp. Một số nhà giao dịch thích chờ đợi một vài nến tiếp theo mở ra để xác nhận mô hình.Ba con quạ đenBa con quạ đen được tạo thành từ ba nến đỏ liên tiếp, Mô hình ba con quạ đen bao gồm ba nến liên tiếp nhau, trong đó mỗi nến trong mô hình có giá mở cửa nằm trong phần thân của nến trước đó và có giá đóng cửa thấp hơn đáy của nến trước đó.Mô hình này đối lập với mô hình ba chàng lính da trắng. Mô hình lý tưởng nhất là khi các cây nến không có bấc trên dài, chỉ báo rằng có áp lực bán liên tục khiến giá giảm. Kích thước của nến và chiều dài của bấc có thể được sử dụng để đánh giá cơ hội tiếp tục.Bearish haramiMô hình Bearish Harami có một cây nến dài màu xanh lá cây được theo sau bởi một cây nến nhỏ màu đỏ với thân nến hoàn toàn nằm trong thân của cây nến trước đó.Bearish Harami có thể lộ rõ ra trong hai hoặc vài ngày, xuất hiện vào cuối kỳ xu hướng tăng và có thể cho thấy áp lực mua đang giảm.Mây đen che phủMô hình mây đen che phủ bao gồm một cây nến đỏ có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến xanh trước đó nhưng sau đó giá đóng cửa nằm dưới điểm giữa của thân cây nến xanh đó. Mô hình này có thể thường đi kèm với khối lượng giao dịch cao, chỉ báo rằng đà có thể đang chuyển từ tăng sang giảm. Các nhà giao dịch có thể chờ đợi một cây nến đỏ thứ ba để xác nhận mô hình.Các mô hình tiếp tụcTăng giá ba bướcMô hình này xảy ra trong một xu hướng tăng, trong đó ba nến đỏ liên tiếp có thân nhỏ được theo sau bởi sự tiếp tục của xu hướng tăng. Mô hình thể hiện rõ ràng khi các nến đỏ thân nhỏ nằm trong thân của nến trước.Sự tiếp tục xu hướng tăng được xác nhận bằng một cây nến màu xanh lá cây có thân nến to, cho thấy bull đang quay trở lại kiểm soát xu hướng.Giảm giá ba bướcLà mô hình nghịch đảo của mô hình tăng giá ba bước, chỉ báo sự tiếp tục của xu hướng giảm.DojiMô hình Doji hình thành khi giá mở và giá đóng như nhau (hoặc rất gần nhau). Giá có thể di chuyển trên và dưới giá mở nhưng cuối cùng đóng cửa tại hoặc gần giá mở. Như vậy, một Doji có thể chỉ báo một điểm do dự giữa bên mua và bán. Tuy nhiên, việc diễn giải một Doji phụ thuộc nhiều vào bối cảnh.Tùy thuộc vào điểm rơi của đường giá mở/đóng, một Doji có thể được mô tả như sau: Doji bia mộ – Nến đảo chiều tại đỉnh có bấc trên dài và giá mở/đóng gần mức giá đáy. Doji chân dài – Thể hiện sự do dự thiếu quả quyết của nhà đầu tư, nến có cả bấc dưới và bấc trên và có giá mở/đóng gần điểm giữa.Doji chuồn chuồn – Báo hiệu tăng hoặc giảm (tùy theo ngữ cảnh) với bấc dưới dài và giá mở/đóng gần mức giá đỉnh.Theo định nghĩa ban đầu của Doji, giá mở và đóng phải hoàn toàn giống nhau. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu giá mở và đóng không giống nhau mà thay vào đó là rất gần nhau? Khi đó nó được được gọi là nến quay đầu. Tuy nhiên, vì thị trường tiền điện tử có thể rất biến động, một Doji chính xác là rất hiếm. Do đó, nến quay đầu được sử dụng thay thế cho Doji.Các mô hình nến dựa trên các khoảng cách giáCó nhiều mô hình nến sử dụng các khoảng cách giá. Khoảng cách giá được hình thành khi một tài sản tài chính có giá mở cửa nằm trên hoặc dưới giá đóng cửa trước đó, do đó tạo ra khoảng cách giữa hai nến. Vì thị trường tiền điện tử giao dịch suốt ngày đêm, nên các mẫu dựa trên các khoảng cách giá không xuất hiện. Mặc dù vậy, khoảng cách giá vẫn có thể xảy ra trong các thị trường thanh khoản kém. Tuy nhiên, vì chúng xảy ra chủ yếu do thị trường thanh khoản thấp và chênh lệch giá mua-giá bán cao, nên chúng có thể không hữu ích như các mẫu khác.KếtViệc hiểu biết các mô hình nến rất cần thiết cho bất kỳ nhà giao dịch nào, ngay cả khi họ không trực tiếp kết hợp chúng vào chiến lược giao dịch của mình.Không cần phải nghi ngờ rằng các mô hình nến là rất hữu ích cho phân tích thị trường, nhưng cũng cần phải ghi nhớ là chúng không dựa trên bất kỳ quy luật hoặc nguyên tắc khoa học nào. Thay vào đó, chúng truyền đạt và hình ảnh hóa hoạt động thị trường của bên mua và bên bán. [...]
Dapp là gì? Ý nghĩa của nó trong phi tập trung hóa
Dapp là gì? Ý nghĩa của nó trong phi tập trung hóaBlockchainDApp là gì?DApp là viết tắt của từ Decentralized Applications (Ứng dụng phi tập trung), là một loại ứng dụng blockchain mới đang thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.Vì phi tập chung nên DApps được phân quyền hoàn toàn, có nghĩa là chúng không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào. Một DApp sử dụng công nghệ blockchain và chạy trên một mạng ngang hàng, nó hoàn toàn trái ngược với một mạng máy tính duy nhất. Trong mạng ngang hàng, thông tin được phân phối liên tục giữa những người tham gia thay vì được lưu trữ trên một máy chủ trung tâm. Mạng ngang hàng chịu tốc độ và hiệu suất chậm hơn so với máy chủ tập trung, và nó sẽ được cũng cố khi số lượng tham gia ngày càng đông hơn.Lịch sử ứng dụng là một quá trình lâu dài. Từ năm 1983, Steve Jobs đã nói về cái mà bây giờ được biết đến là cửa hàng ứng dụng(app store). Vào thời điểm đó, người dùng được yêu cầu mua ứng dụng trước khi thực sự thử dùng chúng. Theo hướng này, Steve Jobs đã giải thích cách một cửa hàng ứng dụng có thể phá vỡ định mức hiện tại bằng cách sử dụng một cửa hàng đĩa hát tương tự. Mọi người biết đĩa hát nào họ muốn mua bởi vì họ được nhận mẫu miễn phí trên radio.Trong tầm nhìn của Jobs, ngành công nghiệp phần mềm cần một cách tiếp cận tương tự trong đó người dùng có thể kiểm tra ứng dụng trước và sau đó tải bản đầy đủ. Một phần tư thế kỷ sau, trong năm 2008, Apple App Stoređã được ra mắt.Được biết đến như là một “khoảnh khắc giao diện người dùng” quan trọng, sự khởi đầu của App Store cho phép các nhà phát triển tạo và tải lên các ứng dụng của họ một cách dễ dàng, tạo ra doanh thu và tiếp cận hàng triệu người. Đồng thời, người dùng thông thường có thể truy cập vô số các chương trình mới chỉ đơn giản bằng cách tải chúng và / hoặc mua chúng từ app store.Có bao nhiêu loại dAppHiện giờ, thị trường đang tồn tại ba loại DApps khác nhau:Loại 1 : DApps có blockchain riêng.Loại 2 : DApps sử dụng DAPPs Kiểu loại 1 để hoạt động: các DApps này là các giao thức và phải có token để hoạt động.Loại 3 : DApps sử dụng các giao thức của DApps loại 2 nhưng cũng là các giao thức phát hành và yêu cầu token.Ethereum hiện là nền tảng DApp phổ biến nhất và là một ví dụ tuyệt vời về DApp loại 1. Các nền tảng phổ biến khác bao gồm NEO, EOS và Bitcoin. Nhiều DApps Bitcoin đang chuyển sang các nền tảng như Ethereum, để có tốc độ nhanh hơn và tính linh hoạt cao hơn cho các trường hợp sử dụng khác nhau.DApps được xây dựng dựa trên giao thức Ethereum là ví dụ về DApps loại 2. Ví dụ như: Giao thức 0x được xây dựng trên blockchain Ethereum để tăng sức mạnh cho các trao đổi phi tập trung.DApps loại 3 được xây dựng theo các giao thức loại 2 hiện có. Một ví dụ về DApp loại 3 là sàn giao dịch phi tập trung DDEX, hoạt động trên giao thức 0x.Một câu hỏi người ta có thể hỏi là liệu sự phát triển của DApps mới có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin hay giá của Ethereum không. Sẽ không có câu trả lời rỏ ràng cho câu hỏi này. Bởi khi các Dapp này phát triển mạnh, thì nhu cầu về tiền điện tử đó sẽ tăng lên, là dấu hiệu tốt cho sự tăng giá cả của đồng coin đó, mặt khác, khi các Dapp này phát triển, nó sẽ khiến mạng lưới chậm hơn, thời gian giao dịch tăng lên, điều này có thể làm tổn thương giá cả của đồng coin đó.Đối với Bitcoin, nó là một loại tiền tệ ngang hàng hàng đầu thế giới và có DApp hạn chế so với Ethereum, nên số lượng DApps không đủ để ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch của nó, nên Dapps trên mạng lưới Bitcoin, có thể  sẽ không ảnh hưởng xấu đến giá cả Bitcoin.Còn Ethereum, tuy nó đã trải qua một bước nhảy vọt về giá trị trong năm 2017 vì tiềm năng hợp đồng thông minh (một loại DApp), sự gia tăng nhu cầu của mạng lưới trong tương lai có thể ảnh hưởng tốt đến giá cả của Ethereum. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào việc Ethereum có thể mở rộng quy mô mạng lưới, để nó có thể đáp ứng nhu cầu của DApps trong tương lai hay không.Ứng dụng của Dapp.Các ứng dụng tiềm năng cho các DApps blockchain này là vô tận. Họ có thể giải quyết nhiều vấn đề trong thế giới thực trong rất nhiều lĩnh vực như: xác thực danh tính, quản lý cung ứng, giao thực phẩm, dịch vụ âm nhạc và một loạt các chức năng khác sẽ trở nên rõ ràng hơn khi công nghệ blockchain được phát triển rỏ nét hơn. Tất cả các ngành công nghiệp này có thể được hưởng lợi từ DApps bằng cách tăng cường bảo mật ứng dụng, tích hợp với tiền điện tử và không có sự can thiệp từ bên ngoài.DApps Ethereum.Để truy cập vào các dApp đòi hỏi một trình duyệt Ethereum đặc biệt. Một trong những ví dụ phổ biến của một dApp là Augur, một thị trường dự đoán phân quyền giao tiếp trực tiếp với mạng lưới Ethereum mà không phải qua các máy chủ trung gian.Hai ví dụ khác là ví Mist và MetaMask. Là một dApp, ví Mist là một trong những ứng dụng lâu đời nhất trên mạng lưới Ethereum. Nó cho phép người dùng tương tác với ví của họ và với các ứng dụng phân quyền trên mạng lưới. Tuy nhiên Mist yêu cầu người dùng tải về Ethereum Blockchain. Mặt khác, MetaMask cung cấp một phần mở rộng đơn giản có thể biến trình duyệt web của bạn thành một trình duyệt Ethereum.Tuy nhiên, con đường hướng tới phân quyền sẽ rất dài và Ethereum vẫn còn non trẻ. Mặc dù có hàng trăm dự án sử dụng Blockchain của nó cho crowdfunding, ít ứng dụng phân tán hoàn toàn được đưa ra và thậm chí ít ứng dụng hơn thực sự xuất sắc. Hầu hết các dự án về Ethereum vẫn sử dụng các phần tập trung để cung cấp sản phẩm của họ.Ví dụ, một trong những trò cờ bạc dApp đầu tiên trên Ethereum có thể được sử dụng đơn giản bằng cách gửi các giao dịch đến địa chỉ hợp đồng thông minh tương ứng mà sau đó sẽ xử lí toàn bộ quá trình. Mặc dù các hợp đồng thông minh là thành phần chính của dự án nhưng nó vẫn dựa vào một trang web tập trung để hiển thị địa chỉ và cung cấp giao diện người dùng.Các dự án khác đang sử dụng Ethereum Blockchain như một trong nhiều thành phần của dự án của họ chứ không phải cho việc triển khai các dApp cụ thể. Các thành phần này có thể bao gồm các giao dịch và các lớp ưu đãi đến cơ chế phát hành cổ phiếu và các loại token có giá trị hậu thuẫn khác. Trong hầu hết các trường hợp, Ethereum không khác mấy so với một nền tảng ICO.DApps có bị lạm dụng không?Nhiều ứng dụng phân quyền đã được lợi dụng trên “sự cường điệu” dApp, sử dụng từ “phân quyền” một cách khá tự do. Giờ đây rõ ràng rằng con đường dẫn đến ứng dụng phân quyền đầy đủ sẽ mất nhiều năm. Cho đến lúc đó, có vẻ như thị trường sẽ có thể bão hòa với tất cả các token và coin ứng dụng cụ thể đang được phát hành hàng ngày.Với hầu hết các nhà phát triển tận dụng các token mới cho việc mua hàng, quảng cáo và phần thưởng trong ứng dụng, sự thiếu khả năng tương tác giữa các dApp là kết quả không thể tránh khỏi.Không chỉ sự độc quyền được xây dựng bởi các công ty như Google và Apple gây tổn hại cho các nhà phát triển và người dùng về mặt kinh tế, nó còn đem lại thêm một số vấn đề như thiếu tính minh bạch khi chấp thuận app store và thiếu sự riêng tư cho người dùng có dữ liệu được thu thập và bán mà thường không có kiến thức.Để giải quyết vấn đề này và các vấn đề vốn có trong ngành công nghiệp ứng dụng truyền thống, một trong những app store phổ biến nhất trên thế giới đã đưa ra một giao thức mới cho các ứng dụng và app store có thể là nền tảng chung cho việc phân cấp hoàn toàn.Hệ thống do cửa hàng đưa ra nhằm loại bỏ sức mạnh từ những bên trung gian như Google và Apple, những người gặt hái hầu hết những lợi ích đến từ công việc của các nhà phát triển.Con đường hướng tới phân quyềnHệ thống này cho phép các ứng dụng và cửa hàng ứng dụng trở nên hiệu quả hơn cho các nhà phát triển và người dùng. Các nhà phát triển ứng dụng cũng được hưởng lợi từ một hệ thống danh tiếng không thể thay đổi mở rộng đến tất cả các cửa hàng ứng dụng bằng cách sử dụng giao thức.Mặc dù các ứng dụng và cửa hàng ứng dụng sẽ không bao giờ được phân quyền hoàn toàn, con đường này có thể tạo ra nền tảng quan trọng cho nền kinh tế ứng dụng phân quyền. Một khi bước đầu tiên được thực hiện, những tiến bộ kỹ thuật có thể tiến hành để đảm bảo rằng những ứng dụng này có khả năng chống tấn công và kiểm duyệt 100%. [...]
Blockchain và Trí tuệ nhân tạo – Giải thích về tương lai của công nghệ
Blockchain và Trí tuệ nhân tạo – Giải thích về tương lai của công nghệBlockchainTrí tuệ nhân tạo (AI) là gì?Trí tuệ nhân tạo là khả năng học hỏi của một chương trình. Nó cũng là khoa học và kỹ thuật của các chương trình máy tính thông minh. Các thuật toán này có thể hiểu các hình mẫu và giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu lớn và không có lệnh của con người. Chúng phân tích dữ liệu đầu vào bên ngoài, học hỏi từ nó và sử dụng kiến thức đó để đạt được các mục tiêu cụ thể bằng cách thực hiện các nhiệm vụ.Ở cấp độ cơ bản, có hai loại AI chính – AI hẹp và AI mạnh.AI hẹp nhắm vào các nhiệm vụ cụ thể hoặc giới hạn như nhận dạng khuôn mặt, lọc thư rác hoặc chơi cờ. Mặt khác, AI mạnh sẽ có khả năng xử lý một loạt các nhiệm vụ thay vì một nhiệm vụ cụ thể. Nó có thể có nhận thức ở cấp độ con người và có thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể làm. AI hẹp tồn tại đến ngày nay, trong khi AI mạnh vẫn chưa xuất hiện – do đó, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu nó có khả thi hay không.Không thể dự đoán tác động tiềm năng của AI mạnh mẽ, nhưng nhiều người tin rằng tương lai của blockchain và AI có thể sẽ đan xen. Người ta có thể lập luận rằng chúng sẽ là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong những thập kỷ tới. Vì lý do này, cần xem xét kỹ hơn cách chúng có thể tương tác trong tương lai.Sức mạnh tổng hợp của AI và blockchainCải tiến AI cho blockchainĐào tiền mã hóa đòi hỏi rất nhiều sức mạnh tính toán và năng lượng. Sổ cái phân tán đánh đổi tính hiệu quả để giữ lại các thuộc tính như tính bất biến và chống kiểm duyệt. AI có thể rất hiệu quả trong việc tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng, có thể có ích để cải thiện các thuật toán khai thác. Một trong những lập luận chính chống lại việc sử dụng các hệ thống blockchain là yêu cầu năng lượng cực kỳ cao. Các thuộc tính kinh tế học tiền mã hóa và bảo mật đưa ra các nhiệm vụ tính toán không cần thiết. Việc giảm tiêu thụ các blockchain Proof of Work sẽ có lợi cho toàn bộ ngành công nghiệp và có thể thúc đẩy việc áp dụng các blockchain chính thống. AI cũng có thể tối ưu hóa nhu cầu lưu trữ của blockchain. Vì lịch sử giao dịch được lưu trữ trong tất cả các nút, kích thước của sổ cái phân tán có thể nhanh chóng tăng lên. Nếu yêu cầu lưu trữ cao, rào cản gia nhập cũng cao hơn, điều này có khả năng làm giảm tính phi tập trung của mạng. AI có thể giới thiệu các kỹ thuật chia cơ sở dữ liệu mới giúp kích thước của blockchain nhỏ hơn và lưu trữ dữ liệu trên đó hiệu quả hơn. Nền kinh tế dữ liệu phi tập trungDữ liệu là một tài sản ngày càng có giá trị không chỉ cần được lưu trữ an toàn mà còn cần được trao đổi. Các hệ thống AI hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu, một số blockchain có thể lưu trữ với độ tin cậy cực kỳ cao. Một blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu phân tán, an toàn được chia sẻ bởi tất cả những người tham gia trong mạng. Dữ liệu của nó được lưu trữ trong các khối và mỗi khối được liên kết bằng mật mã với khối trước đó. Điều này khiến cho việc sửa đổi thông tin được lưu trữ mà không bị mất sự đồng thuận mạng theo một cách nào đó, chẳng hạn, thông qua một cuộc tấn công 51%.Trao đổi dữ liệu phi tập trung nhằm tạo ra một nền kinh tế dữ liệu mới chạy trên nền tảng blockchain. Những trao đổi này sẽ giúp cho bất kỳ ai (hoặc điều gì) cũng có thể truy cập dữ liệu và lưu trữ dữ liệu. Khi kết nối với nền kinh tế dữ liệu này, các thuật toán AI có thể sử dụng một bộ dữ liệu đầu vào bên ngoài lớn hơn và học nhanh hơn. Trên hết, các thuật toán cũng có thể được trao đổi trong các thị trường này. Điều này sẽ làm cho chúng dễ tiếp cận hơn với nhiều đối tượng hơn và có thể tăng tốc độ phát triển của chúng.Trao đổi dữ liệu phi tập trung có khả năng cách mạng hóa không gian lưu trữ dữ liệu. Về cơ bản, bất kỳ ai cũng có thể thuê bộ lưu trữ cục bộ của họ với một khoản phí (được trả bằng token). Đổi lại, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hiện tại sẽ phải cải thiện dịch vụ của họ để duy trì tính cạnh tranh.Một số trong những thị trường dữ liệu này đã hoạt động, mặc dù chúng đang ở giai đoạn bắt đầu. Bằng cách khuyến khích các nhà cung cấp dữ liệu và bộ lưu trữ để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu cao, các hệ thống AI cũng sẽ được hưởng lợi.Siêu máy tính phi tập trungĐào tạo AI không chỉ yêu cầu dữ liệu chất lượng mà từ đó các thuật toán có thể học mà còn có rất nhiều sức mạnh tính toán. Các thuật toán AI thường sử dụng một loại hệ thống máy tính được gọi là mạng thần kinh nhân tạo (ANN). ANN học cách thực hiện các nhiệm vụ bằng cách xem xét rất nhiều ví dụ. Các ANN này thường đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn để vượt qua hàng triệu thông số để thực hiện một nhiệm vụ được chỉ định. Nếu dữ liệu có thể được chia sẻ trên một mạng blockchain, tại sao không thể chia sẻ sức mạnh tính toán? Trong một số triển khai blockchain, người dùng có thể cho mượn sức mạnh tính toán của máy móc của máy tính của họ trên thị trường ngang hàng (P2P) cho những người tìm cách thực hiện các tính toán phức tạp. Người dùng được nhận lại token khi cho mượn sức mạnh tính toán của mình.Các hệ thống AI có thể được đào tạo trên các nền tảng điện toán này hiệu quả hơn nhiều và với ít chi phí hơn. Các trường hợp sử dụng ban đầu chủ yếu liên quan đến kết xuất đồ họa máy tính 3D, nhưng dần dần nó có thể chuyển sang AI. Khi các Ứng dụng phi tập trung (Dapps) này phát triển, các công ty cung cấp sức mạnh tính toán có thể thấy một làn sóng cạnh tranh. Bằng cách cho phép người dùng kiếm thu nhập bằng cách cho thuê sức mạnh tính toán nhàn rỗi của họ, phần lớn của nó sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Về lý thuyết, khi không sử dụng, mọi CPU hoặc GPU trên thế giới có thể hoạt động như một nút trong siêu máy tính phi tập trung.Kiểm tra các quyết định AIQuyết định được đưa ra bởi các hệ thống AI có thể khó hiểu đối với con người. Các thuật toán này có thể hoạt động với lượng dữ liệu phong phú đến mức mà bất kỳ con người nào cũng không thể kiểm tra và sao chép quá trình ra quyết định của chúng.Nếu các quyết định được ghi lại dựa trên mọi điểm dữ liệu, có một quy trình kiểm tra rõ ràng để con người kiểm tra, điều này có thể làm tăng sự tin tưởng vào các quyết định được thực hiện bởi các thuật toán AI.Kết luậnNếu hai công nghệ này có thể phát huy hết tiềm năng của chúng, chắc chắn chúng sẽ tạo ra một tác động lâu dài. Trong khi nhiều công ty đang tận dụng chúng riêng biệt, có một số trường hợp sử dụng thú vị mà chúng có thể được kết hợp.Khi cả hai công nghệ phát triển hơn nữa, nhiều sự đổi mới có thể được phát hiện thông qua việc khai thác đồng thời công nghệ blockchain và AI. Các kết quả tiềm năng rất khó đánh giá, nhưng khá chắc chắn rằng chúng sẽ dẫn đến những cải tiến trong nhiều khía cạnh của nền kinh tế của chúng ta. [...]
Giải Thích Về Các Quỹ Đầu Tư Bitcoin ETF
Giải Thích Về Các Quỹ Đầu Tư Bitcoin ETFBlockchainTóm lượcBitcoin đang dần được công nhận như một tài sản đầu tư hợp pháp mà bất kỳ ai cũng có thể đầu tư vào. Về mặt kỹ thuật thì không phải ai, như một số tổ chức hoặc các cá nhân chỉ có thể tham gia đầu tư theo một cách thức chặt chẽ cao. Vì lý do đó, nhiều người nghĩ rằng một quỹ Bitcoin ETF có thể thực hiện mục đích này.Mặc dù các quỹ Bitcoin ETF đã tồn tại ở Canada, nhưng các nhà quản lý Hoa Kỳ vẫn chưa phê duyệt hình thức quỹ Bitcoin ETF cho thị trường Hoa Kỳ. Hãy xem ETF là gì và ý nghĩa của nó đối với Bitcoin.Giới thiệuBitcoin và thị trường tiền mã hóa đã trải qua một chặng đường dài. Chưa đầy một một thập kỷ trước, công nghệ này chỉ được sử dụng bởi một cộng đồng nhỏ những người đam mê công nghệ, và giá Bitcoin cũng tương đương mức 10.000 BTC cho hai chiếc bánh pizza. Thế nhưng vài năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp thành công được xây dựng dựa trên ngành công nghiệp tiền mã hóa. Trong đó, vô số dự án mới đã xuất hiện và thị trường đánh dấu mốc đặc biết với sự ra đời của nền tài chính phi tập trung… Sự công nhận của các thể chế vói tiền mã hóa cũng ngày càng rộng rãi. MicroStrategy đã chuyển đổi hơn 2 tỷ đô la trong bảng cân đối kế toán của họ thành Bitcoin, và bạn cũng có thể mua được chiếc Tesla mới nhất bằng BTC mà mình sở hữu.Nhưng những mảnh ghép nào vẫn còn thiếu để Bitcoin có thể trở thành một tài sản chính trong môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu? Một trong các cách này là việc đưa ra một quy định chặt chẽ cho các tổ chức và những nhà đầu tư truyền thống có thể dễ dàng tiếp cận. Với nhiều chuyên gia, cách tốt nhất để thực hiện điều đó là thông qua một quỹ ETF.Quỹ đầu tư Bitcoin ETF là gì?Đầu tiên, hãy xem xét tổng quan. ETF là một quỹ hoán đổi danh mục – nghĩa là một quỹ đầu tư theo dõi giá của một tài sản cơ sở. Các quỹ ETF hoạt động trong nhiều ngành và nhiều loại tài sản khác nhau. Ví dụ, các quỹ ETF vàng đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và các quỹ này theo dõi giá vàng.Quỹ Bitcoin ETF sẽ hoạt động theo cách tương tự – giá của ETF sẽ theo sát giá Bitcoin.Các quỹ ETF là các sản phẩm tài chính được quản lý. Vì vậy, chúng được giao dịch trên các thị trường truyền thống như các sàn NASDAQ hoặc NYSE chứ không phải trên sàn giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai khi biên giới giữa tài chính truyền thống và ngành công nghiệp tiền mã hóa tiếp tục bị xóa mờ.Tại sao cần một quỹ ETF cho Bitcoin?Thực tế, Bitcoin không phải là tài sản dễ giao dịch nhất. Ví dụ, quyền lưu ký có thể gây ra một số đau đầu nghiêm trọng cho một tổ chức lớn. Dù gì, Goldman Sachs sẽ không thể chỉ cắm ví phần cứng vào máy tính xách tay và thoải mái  chuyển 2 tỷ Bitcoin vào đó. Các tổ chức tài chính lớn không hoạt động theo cách giống như các nhà đầu tư cá nhân và họ cần một khuôn khổ quy định phức tạp, chưa kể hệ thống tài chính để có thể tham gia vào lĩnh vực này.Đây là lý do tại sao ETF phải đi một chặng đường dài để được chấp nhận và mở rộng cơ sở cho các nhà đầu tư tiềm năng. Nó có thể giúp các nhà giao dịch trên thị trường truyền thống tiếp xúc tài chính với Bitcoin và họ không phải lo lắng về những khó khăn khác khi sở hữu đồng tiền này. ETF Bitcoin cũng có thể nắm giữ các tài sản khác ngoài Bitcoin. Ví dụ: một ETF Bitcoin có thể chứa một rổ tài sản, như Bitcoin, Ethereum, cổ phiếu Tesla, vàng, v.v. Điều này có thể  đa dạng hóa lợi ích cho các nhà đầu tư.Tổng quan ngắn gọn về Bitcoin ETFNhìn chung, khi mọi người nói về Bitcoin ETF, họ thường nói về các quỹ ETF trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các quỹ ETF vốn tồn tại ở nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ, quỹ Bitcoin ETF đầu tiên đã được ra mắt trên thị trường chứng khoán Canada. Tên quỹ này là Purpose Bitcoin ETF và nó giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto, với mã BTCC.Mặc dù vậy, hầu hết mọi con mắt đều đổ dồn vào các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ, vì đây là thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới. Việc có các quỹ ETF Bitcoin của Hoa Kỳ có thể giúp Bitcoin củng cổ việc được công nhận là một tài sản đầu tư.Thực tế, từng có một số nỗ lực để ra mắt một quỹ ETF Bitcoin ở Hoa Kỳ. Nhưng tính từ tháng 3 năm 2021, tất cả chúng đã bị từ chối bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Tại sao ủy ban này tiếp tục từ chối các ứng dụng ETF? Họ thường chỉ trích sự biến động, bản chất không được kiểm soát của thị trường Bitcoin và trách nhiệm rõ ràng của họ đối với sự thao túng thị trường. Tất cả đều là nguyên nhân khiến SEC từ chối các ứng dụng ETF. Mặc dù những điều này có thể đúng ở một mức độ nào đó, nhưng nó cũng từng đúng với nhiều thị trường tài chính đang có các quỹ ETF khác. Ngoài ra, phần lớn hệ thống tài chính cần thiết để Bitcoin trở thành một loại tài sản vĩ mô hợp pháp đã được xây dựng trong thị trường suy giảm (bear market) cuối cùng. Chỉ vài năm trước, nếu MicroStrategy muốn mua hàng tỷ Bitcoin, thì điều này sẽ cực kỳ khó để thực hiện. Tuy nhiên, giờ đây, cả cơ sở hạ tầng và tính thanh khoản của bitcoin đều đã được chuẩn bị và sẵn sàng cho những khoản đầu tư lớn như vậy.Sự trưởng thành liên tục này của thị trường Bitcoin có thể sẽ làm thay đổi các cơ quan quản lý và cuối cùng dọn đường cho một ETF Bitcoin ra đời ở Hoa Kỳ. Thật khó để nói khi nào điều đó sẽ xảy ra – nhưng khả năng xảy ra sớm vẫn hơn xảy ra muộn.Có nên đầu tư vào một quỹ ETF Bitcoin?ETF Bitcoin có phải là công cụ tài chính phù hợp để bạn đầu tư vào Bitcoin không? Nếu bạn là một nhà đầu tư cá nhân muốn bảo vệ khoản tiết kiệm của mình trước khả năng lạm phát của đồng tiền pháp định, bạn có thể lựa chọn việc mua Bitcoin. Xét cho cùng, Bitcoin mang lại sự dân chủ hóa tài chính. Thực ra, với mỗi người thì Bitcoin có thể mang lại nhiều giá trị khác nhau. Nhưng có quyền quản lý trực tiếp các khoản tiết kiệm của mình là một điều gì đó rất quyền lực. Chưa kể đến việc còn có rất nhiều cách giúp bạn kiếm được lợi nhuận thông qua khai thác lợi suất hoặc cho vay bằng Bitcoin. Như đã nói, có những lợi thế khi đầu tư vào quỹ Bitcoin ETF. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến việc đầu tư Bitcoin, thì ETF cũng có thể là một lựa chọn tốt.Tổng kếtCác quỹ Bitcoin ETF thực tế cho phép các nhà đầu tư trên thị trường truyền thống có cơ hội tiếp cận Bitcoin một cách chặt chẽ hơn. Đây cũng là một cách tốt để mang lại sự công nhận cho tiền mã hóa, khẳng định nó là một loại tài sản.Khi nào các cơ quan quản lý Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đơn đăng ký thành lập một quỹ ETF Bitcoin ở Hoa Kỳ? Khó để nói trước, nhưng các nỗ lực đang được ghi nhận là đi đúng hướng. Bạn vẫn còn câu hỏi về các quỹ Bitcoin ETF? Hãy theo dõi nền tảng Hỏi Đáp –  Ask Academ của chúng tôi. Cộng đồng Binance sẽ giải đáp cho bạn. [...]
Cách đào Bitcoin
Cách đào BitcoinBlockchainTóm lượcĐào Bitcoin là quá trình mà thông qua đó các giao dịch Bitcoin được xác minh và thêm vào blockchain. Mục tiêu của các thợ đào là tìm ra giải pháp hợp lệ cho các vấn đề toán học phức tạp. Những thợ đào giải được những câu đố này sẽ được thưởng bằng bitcoin mới và phí giao dịch. Thời gian đầu, người dùng có thể tham gia cuộc đua đào Bitcoin bằng máy tính cá nhân. Tuy nhiên, ngày nay, người dùng phải sử dụng các giàn máy đào chuyên dụng mới có thể tạo ra lợi nhuận. Vì đào một mình rất khó, nhiều thợ đào chọn tham gia các nhóm thợ đào để tăng cơ hội nhận được phần thưởng khối. Phần thưởng này sau đó sẽ được chia theo tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong nhóm.Giới thiệuViệc đào bitcoin giúp được đảm bảo rằng blockchain được cập nhật bằng các giao dịch hợp pháp. Vào thời điểm Bitcoin mới ra đời, nó là giải pháp duy nhất để tạo niềm tin trong một môi trường không tin cậy. Theo nghĩa này, đào là hoạt động cốt lõi của mô hình bảo mật Bitcoin.Ý tưởng đào và nhận lại BTC là một thỏa thuận nghe có vẻ hấp dẫn. Mặc dù việc đào tiền mã hóa bằng CPU máy tính đã không còn phổ biến, nhưng việc tham gia vào việc đào tiền không phải lúc nào cũng bắt buộc bạn phải sở hữu một máy vật lý. Trước khi bạn có thể quyết định xem việc đào tiền có phù hợp với mình hay không, hãy xem xét cách thức mà hoạt động này diễn ra.Đào Bitcoin là hoạt động gì?Khi người dùng tạo một giao dịch Bitcoin mới, họ cần đợi những người dùng khác trên mạng (các node ) xác minh và xác nhận tính hợp lệ của giao dịch. Các thợ đào có trách nhiệm thu thập các giao dịch mới trong danh sách chờ xử lý và nhóm chúng thành một block ứng viên (một khối mới chưa được xác thực).Mục tiêu của các thợ đào là tìm ra một dãy số băm khối hợp lệ với khối ứng viên của họ. Dãy số băm của khối là một chuỗi số và chữ cái có chức năng như một ID duy nhất cho mỗi block. Đây là một ví dụ về dãy số băm của một khối:0000000000000000000b39e10cb246407aa676b43bdc6229a1536bd1d1643679Để tạo một chuỗi băm khối mới, thợ đào cần thu thập chuỗi băm của khối trước đó, dữ liệu của khối ứng viên của họ, số nonce (mã số sử dụng một lần) và gửi tất cả thông qua một hàm băm.Tuy nhiên, người khai thác phải tìm ra số nonce – kết hợp với tất cả dữ liệu – sẽ tạo ra một chuỗi băm khối bắt đầu bằng một số có lượng chữ số không xác định. Số lượng số không thay đổi theo độ khó của việc đào. Chuỗi băm khối hợp lệ chứng minh rằng thợ đào đã thực hiện công việc cần thiết để xác thực khối ứng viên (theo sau là thuật toán Bằng chứng Công việc).Sau khi thu thập các giao dịch đang chờ xử lý và tạo khối ứng viên, số nonce là thứ duy nhất mà thợ đào có thể thay đổi và đó là những gì các dàn máy đào làm. Trong quá trình thử nghiệm và sai sót, các máy đào liên tục thay đổi số nonce và băm dữ liệu kết hợp nhiều lần cho đến khi chúng tìm thấy giải pháp cho khối đó (tức là một hàm băm bắt đầu bằng một số có số lượng chữ số không xác định).Ngay sau khi thợ đào tìm thấy một chuỗi băm hợp lệ, họ có thể xác thực khối ứng viên của mình và thu thập phần thưởng bitcoin. Đây cũng là thời điểm mà các giao dịch blockchain có trong khối đó chuyển từ trạng thái chờ xử lý sang được xác nhận.Một thợ đào Bitcoin có thể kiếm được bao nhiêu tiềnMỗi khối mới cung cấp cho thợ đào tương ứng một phần thưởng khối, bao gồm bitcoin mới được tạo ra (trợ cấp khối) cộng với phí giao dịch. Vì phần thưởng khối gần như hoàn toàn được tạo ra từ trợ cấp khối, nên hầu hết mọi người gọi nó là phần thưởng khối (không tính phí).Với Bitcoin, trợ cấp khối bắt đầu ở mức 50 BTC vào năm 2009 và được giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối được tạo ra ( chu kỳ này diễn ra khoảng bốn năm). Những sự kiện giảm một nửa này khiến phần thưởng đào giảm xuống 25 BTC vào năm 2012, sau đó xuống 12,5 BTC vào năm 2016 và cuối cùng là 6,25 BTC vào năm 2020. Sự kiện giảm một nửa tiếp theo dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2024. Từ tháng 5/2021, phần thưởng khối mang lại cho các thợ đào vào khoảng 300.000 đô-la cho mỗi khối.Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố cần xem xét về thiết bị khai thác và khả năng sinh lời. Tốc độ tạo và kiểm tra các số nonce ngẫu nhiên của một dàn máy đào là một số liệu quan trọng. Con số này được gọi là tỷ lệ băm và nó rất quan trọng đối với sự thành công của một thợ đào Bitcoin. Tỷ lệ băm càng lớn, bạn có thể kiểm tra các đầu vào ngẫu nhiên này nhanh hơn.Một số liệu quan trọng khác cần quan tâm là mức tiêu thụ năng lượng của một giàn máy đào. Nếu bạn chi nhiều tiền cho điện hơn giá trị kiếm được từ việc đào, thì sẽ bạn sẽ không thể thu được lợi nhuận.Chuẩn bị gì để khai thác BitcoinVì Bitcoin là phi tập trung và là mã nguồn mở, nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia cuộc đua khai thác. Trước đây, bạn có thể sử dụng máy tính cá nhân của mình để đào các khối mới. Nhưng vì độ khó của việc đào đã tăng lên; nên hiện nay, bạn cần nhiều máy mạnh hơn (cụ thể được trình bày ở bên dưới).Về mặt lý thuyết, bạn vẫn có thể cố gắng đào bitcoin bằng máy tính cá nhân của mình, nhưng cơ hội tìm thấy một dãy số băm hợp lệ trên thực tế là bằng không. Việc tính toán bằng hàm băm tương đối nhanh, nhưng việc tính toán một số lượng lớn các đầu vào ngẫu nhiên mất khá nhiều thời gian. Đó là lý do tại bạn cần phần cứng chuyên dụng mới có thể trở thành một thợ đào có lợi nhuận.Tôi nên sử dụng thiết bị khai thác nào?Nhìn chung, bạn có thể khai thác tiền mã hóa bằng cách sử dụng các máy CPU, GPU, FPGA hoặc ASIC (chúng ta sẽ xem xét các vấn đề này). Một số altcoin vẫn có thể được khai thác bằng thẻ GPU. Máy FPGA cũng có thể là một lựa chọn ổn; tùy thuộc vào thuật toán khai thác, độ khó và chi phí điện. Tuy vậy, các giàn khai thác ASIC được xem là hiệu quả nhất trong việc khai thác Bitcoin.CPU (bộ phận xử lý trung tâm)CPU hoạt động giống một con chip đa năng, chịu trách nhiệm phân phối các lệnh trên các bộ phận khác nhau của máy tính. CPU không còn hiệu quả để khai thác tiền mã hóa.GPU (đơn vị xử lý đồ họa)GPU có thể phục vụ các mục đích khác nhau, nhưng về cơ bản chúng được sử dụng để xử lý đồ họa và xuất chúng ra màn hình. Họ có thể chia các nhiệm vụ phức tạp thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn để tăng hiệu suất. Một số altcoin có thể được khai thác bằng GPU, nhưng mức độ hiệu quả lại phụ thuộc vào thuật toán khai thác và độ khó của chúng.FPGA (vi mạch dùng cấu trúc mảng phần tử logic có thể lập trình)FPGA có thể được lập trình và lập trình lại để phục vụ các chức năng và ứng dụng khác nhau. Chúng có thể tùy chỉnh và giá cả phải chăng hơn ASIC, nhưng đem lại hiệu quả kém hơn khi đào Bitcoin.ASIC (mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng)ASIC là viết tắt của các mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng, có nghĩa chúng là những máy tính được thiết kế cho một mục đích duy nhất. Các dàn máy đào ASIC hoàn toàn được thiết kế riêng cho việc khai thác tiền mã hóa. ASIC ít tùy biến và đắt hơn FPGA, nhưng tỷ lệ băm và mức tiêu thụ năng lượng hợp lý, khiến chúng trở thành lựa chọn hiệu quả nhất để khai thác Bitcoin. Các nhóm thợ đàoCơ hội tự mình khai thác một khối là cực kỳ thấp. Thay vào đó, bạn có thể tham gia nhóm thợ đào, nơi cho phép bạn kết hợp sức mạnh điện toán của mình với các thợ đào khác. Khi nhóm đào thành công một khối, mỗi thợ đào sẽ nhận được một phần bitcoin được khai thác. Phần thưởng tỷ lệ với sức mạnh khai thác mà bạn cung cấp.Cần làm gì để tham gia một nhóm thợ đào?Khi tham gia một nhóm đào sử dụng phần cứng cục bộ, bạn sẽ phải cấu hình phần mềm của mình để hợp tác với các thợ đào khác. Quá trình này liên quan đến việc đăng ký tài khoản và kết nối với máy chủ nhóm đào.Nếu bạn có giàn máy đào, Binance Pool là một nơi tốt để bắt đầu đào BTC và các đồng tiền khác dựa trên thuật toán SHA-256 khác. Hệ thống đào của bạn sẽ tự động chuyển đổi giữa BTC, BCH và BSV để tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bạn sẽ được trả bằng BTC.Bạn có thể biết được mình có thể nhận được bao nhiêu lợi nhuận trên trang Binance Pool. Thu nhập BTC được trả hàng ngày vào ví Bitcoin của bạn.Đào Bitcoin trên nền tảng đám mâyNếu bạn muốn tránh các bước kỹ thuật phức tạp, bạn cũng có thể tham gia các trang trại khai thác trên đám mây. Đây là nơi phần cứng và phần mềm đào được quyết định bởi các chủ trang trại. Nhìn chung, bạn phải trả tiền cho thợ đào đã đào thay cho bạn khi tham gia vào hình thức này. Sau đó, chủ trang trại sẽ chia sẻ lợi nhuận với bạn. Tuy nhiên, lựa chọn này rất rủi ro vì không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được lợi tức từ khoản đầu tư của mình. Nhiều dịch vụ khai thác trên đám mây là các dự án lừa đảo, vì vậy hãy thật cẩn thận.Tổng kếtHiểu cơ bản về việc đào Bitcoin là một điều cần thiết. Bằng cách sử dụng cả phần cứng và phần mềm, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu đào và đóng góp cho sự an toàn của mạng Bitcoin. Ngay cả khi bạn nhận ra việc đào tiền không dành cho mình, bạn vẫn có thể đóng góp vào sự an toàn của mạng bằng cách chạy một node Bitcoin.Đầu tư đào Bitcoin có thể mang lại lợi nhuận rất cao, nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro đi kèm. Lợi nhuận của bạn còn phụ thuộc vào tình hình thị trường và các yếu tố bên ngoài như giá năng lượng và các cải tiến phần cứng. Hãy đảm bảo việc tự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chi bất kỳ khoản tiền nào cho một dàn máy đào. [...]
Giải thích về Chỉ số báo trước và Chỉ số báo sau
Giải thích về Chỉ số báo trước và Chỉ số báo sauBlockchainChỉ số báo trước và chỉ số báo sau là gì?Chỉ số báo trước và chỉ số báo sau là các công cụ đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của các nền kinh tế hoặc thị trường tài chính. Nói một cách đơn giản, các chỉ số báo trước thể hiện những thay đổi sắp diễn ra đối với một chu kỳ kinh tế hoặc xu hướng thị trường. Ngược lại, các chỉ số báo sau được dựa trên các sự kiện đã xảy ra và cung cấp thông tin chuyên sâu về dữ liệu lịch sử của một thị trường hoặc nền kinh tế cụ thể. Nói cách khác, các chỉ số báo trước cung cấp các tín hiệu dự đoán (trước khi các sự kiện hoặc xu hướng xảy ra) và các chỉ số báo sau đưa ra các tín hiệu dựa trên một xu hướng đã đang diễn ra. Hai loại chỉ số này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư và các nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật (TA), bởi vậy các chỉ số này khá hữu ích để giao dịch chứng khoán, Forex, và tiền điện tử. Trong thị trường tài chính, các chỉ số TA đã được sử dụng ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ 20. Các chỉ số này có nguồn gốc từ sự phát triển của Lý thuyết Dow, xuất hiện từ trong khoảng từ năm 1902 đến 1929. Về cơ bản, Lý thuyết Dow khẳng định rằng biến động giá không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, và do đó có thể dự đoán các biến động này bằng cách phân tích kỹ lưỡng về những hoạt động đã xảy ra trước đó trên thị trường. Ngoài ra, các chỉ số báo trước và báo sau được sử dụng để vẽ sơ đồ về mức độ hiệu quả về mặt kinh tế. Như vậy, chúng không phải lúc nào cũng liên quan đến phân tích kỹ thuật và giá cả thị trường, mà còn liên quan đến các biến số và chỉ báo kinh tế khác.Các chỉ số báo trước và báo sau hoạt động như thế nào?Các chỉ số báo trướcNhư đã đề cập, các chỉ số báo trước có thể cung cấp thông tin về các xu hướng chưa xuất hiện. Do đó, có thể sử dụng các chỉ số này để dự đoán các đợt suy thoái hoặc phục hồi kinh tế có thể xảy ra. Ví dụ, có thể sử dụng chỉ số này để dự đoán hoạt động của thị trường chứng khoán, bán lẻ hoặc giấy phép xây dựng.Vì vậy, các chỉ số báo trước có xu hướng đi trước các chu kỳ kinh tế và, nói chung, phù hợp cho các phân tích ngắn và trung hạn. Ví dụ, giấy phép xây dựng có thể được coi là một loại chỉ số kinh tế báo trước. Chúng có thể báo hiệu nhu cầu tương lai đối với nguồn lao động cho ngành xây dựng cũng như tình hình đầu tư vào thị trường bất động sản.Chỉ số báo sauTrái ngược với các chỉ số báo trước, các chỉ số báo sau được sử dụng để xác định các xu hướng đã đang xảy ra nhưng bản thân chúng không biểu hiện rõ rệt. Do đó, loại chỉ số này xuất hiện sau các chu kỳ kinh tế.Thông thường, các chỉ số báo sau được sử dụng cho các phân tích dài hạn, dựa trên các dữ liệu lịch sử về kinh tế hoặc dữ liệu về giá trước đó. Nói cách khác, các chỉ số tụt báo sau đưa ra các tín hiệu dựa trên xu hướng thị trường hoặc sự kiện tài chính đã xảy ra hoặc thiết lập trước đó.Chỉ số trùng hợpĐây là loại chỉ số thứ ba đáng được đề cập mặc dù chúng ít phổ biến hơn trong không gian tiền điện tử, được gọi là các chỉ số trùng hợp. Các chỉ số này nằm trong khoảng giữa hai loại trên. Các chỉ số này được đưa ra gần như tức thời, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế hiện tại.Ví dụ, có thể tạo ra chỉ số trùng hợp bằng cách đo số giờ làm việc của một nhóm nhân viên hoặc tỷ lệ sản xuất của một ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn như sản xuất hoặc khai thác.Tuy nhiên, cần nhớ rằng các định nghĩa về các chỉ số báo trước, báo sau và trùng hợp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số chỉ số có thể thuộc các loại khác nhau tùy thuộc vào phương pháp tính chỉ số và bối cảnh. Điều này đặc biệt phổ biến với các chỉ số kinh tế như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).GDP vẫn được coi là một chỉ số báo sau vì nó được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể phản ánh những thay đổi kinh tế gần như ngay lập tức, khiến nó trở thành chỉ số trùng hợp.Sử dụng trong phân tích kỹ thuậtNhư đã đề cập, các chỉ số kinh tế cũng là một phần của thị trường tài chính. Nhiều nhà giao dịch và nhà đồ thị học triển khai các công cụ phân tích kỹ thuật có thể được định nghĩa là các chỉ số báo trước hoặc chỉ số báo sau.Về cơ bản, các chỉ số TA báo trước cung cấp các thông tin có tính chất dự đoán. Các chỉ số này thường dựa trên giá thị trường và khối lượng giao dịch. Điều này có nghĩa là chúng có thể chỉ ra những biến động thị trường có thể sắp xảy ra. Nhưng, giống như bất kỳ chỉ số nào, chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Một số chỉ số báo trước được sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Stochastic RSI. Theo một nghĩa nào đó, ngay cả biểu đồ hình nến cũng có thể được coi là một loại chỉ số báo trước nhờ vào các xu hướng mà chúng đưa ra. Trong thực tế, các xu hướng này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các sự kiện sẽ xảy ra trên thị trường. Mặt khác, các chỉ số TA báo sau được dựa trên các dữ liệu đã xảy ra và giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về các sự kiện đã xảy ra. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn có thể có ích để phát hiện thời điểm khi một xu hướng mới trên thị trường sẽ bắt đầu. Ví dụ, khi giá ngừng tăng và giảm xuống dưới mức trung bình động, điều này có thể cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng giảm. Trong một số trường hợp, hai loại chỉ số này có thể xuất hiện trong cùng một hệ thống biểu đồ. Ví dụ Đám mây Ichimoku, bao gồm cả hai chỉ số báo trước và báo sau.Cả hai chỉ số này đều có các ưu điểm và nhược điểm trong phân tích kỹ thuật. Các chỉ số báo trước có thể dự đoán xu hướng trong tương lai và dường như có thể mang đến những cơ hội tốt nhất cho các nhà giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là các chỉ số báo trước thường xuyên đưa ra các tín hiệu sai lệch.Trong khi đó, các chỉ số báo sau có xu hướng đáng tin cậy hơn vì chúng dựa trên các dữ liệu thị trường đã xảy ra. Tuy nhiên, nhược điểm rõ ràng của các chỉ số báo sau là sự phản ứng chậm trễ với các biến động của thị trường. Trong một số trường hợp, các tín hiệu có thể được đưa ra quá muộn để nhà giao dịch có thể kịp mở một vị thế thuận lợi, dẫn đến lợi nhuận tiềm năng thấp hơn.Sử dụng trong kinh tế vĩ môNgoài tác dụng của chúng trong việc đánh giá xu hướng thị trường giá cả, các chỉ số này cũng được sử dụng để phân tích các xu hướng kinh tế vĩ mô. Chỉ số kinh tế khác với các chỉ số được sử dụng để phân tích kỹ thuật, nhưng vẫn có thể được phân loại chung thành hai loại, chỉ số báo trước và chỉ số báo sau.Ngoài các ví dụ ở trên, các chỉ số kinh tế báo trước còn có thể là doanh thu bán lẻ, giá nhà đất và mức độ của hoạt động sản xuất. Nhìn chung, các chỉ số này được cho là có thể làm thúc đẩy hoạt động kinh tế trong tương lai, hoặc ít nhất đem đến khả năng dự đoán tương lai. Hai chỉ số kinh tế vĩ mô báo sau kinh điển là tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Cùng với GDP và CPI, các chỉ số này thường được sử dụng để so sánh mức độ phát triển của các quốc gia khác nhau – hoặc để đánh giá sự tăng trưởng của một quốc gia giữa các năm và thập kỷ.Kết luậnCho dù được sử dụng trong phân tích kỹ thuật hay kinh tế vĩ mô, các chỉ số báo trước và báo sau đều đóng vai trò quan trọng trong nhiều loại nghiên cứu tài chính. Các chỉ số này giúp giải thích các loại dữ liệu khác nhau, và có khả năng kết hợp nhiều khái niệm trong một công cụ.Do đó, các chỉ số này có thể dự đoán xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai hoặc xác nhận những xu hướng đã xảy ra. Ngoài ra, đây cũng là công cụ hữu ích để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia so với chính nó trong các năm trước đây hoặc so với các quốc gia khác. [...]
OpenSea là gì? Hướng dẫn mua bán NFT trên OpenSea
OpenSea là gì? Hướng dẫn mua bán NFT trên OpenSeaBlockchainOpenSea là thị trường kỹ thuật số lớn nhất cho các bộ sưu tập tiền điện tử và các mặt hàng kỹ thuật số hiếm.Bạn có thể giao dịch các loại NFT khác nhau, bao gồm ERC-721, ERC-1155 và khám phá các mặt hàng kỹ thuật số khác nhau trên OpenSea.OpenSea là gì?OpenSea là một sàn giao dịch các non-fungible (NFTs). Sàn OpenSea sẽ cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch những tài sản NFT của mình dựa trên các smart contract trong công nghệ blockchain.Những hàng hóa này là các mặt hàng kỹ thuật số có thể sưu tầm được. Chúng có các danh mục khác nhau và chúng được mã hóa và kỹ thuật số 100%. Bạn sẽ sở hữu chúng hoàn toàn sau khi mua vì các giao dịch và bằng chứng về quyền sở hữu được lưu trữ vĩnh viễn trên chuỗi khối Ethereum.OpenSea được thành lập vào tháng 1 năm 2018 bởi Alex Atallah và Devin Finzer. Các nhà đầu tư OpenSea bao gồm BlockStack, Quantstamp, Trust Wallet, Combinator, Coinbase Ventures, Founders Fund, Blockchain Capital và 1C.Làm thế nào để mua và bán trên OpenSea?Để sử dụng và mua / bán NFT trên OpenSea, trước tiên bạn cần kết nối ví tiền điện tử của mình với nền tảng (đăng ký).Bạn có thể sử dụng MetaMask, Ledger Nano, Coinbase Wallet, Trust Wallet, v.v.OpenSea khuyến nghị người dùng sử dụng ví Metamask vì tính phổ biến của nó.Danh sách các ví được OpenSea hỗ trợLàm thế nào để tạo NFT trên Opensea?Bạn vào ô màu đỏ ở góc trên cùng bên phải và chọn “Bộ sưu tập của tôi”.Làm thế nào để tạo NFT trên OpenseaSau đó, chọn Tạo Bộ sưu tập hoặc bạn có thể nhập từ các nền tảng khác như Rarible, Mintbase, Cargo, Zoza, v.v. trong ba dấu chấm liền kề.Làm thế nào để tạo NFT trên OpenseaSau khi tạo bộ sưu tập, một cửa sổ sẽ bật lên và cho phép bạn tải lên tác phẩm nghệ thuật của mình, thêm tên và bao gồm mô tả.Cửa sổ tạo bộ sưu tập OpenSea NFTTại thời điểm này, bạn chỉ tạo một thư mục để thêm NFT của mình.Sau khi bạn tải lên hình ảnh biểu trưng cho bộ sưu tập của mình, nó sẽ xuất hiện như hình bên dưới (màu xanh lam). Sau đó, bạn cần tải lên hình ảnh biểu ngữ của mình bằng cách chọn biểu tượng bút chì ở góc trên cùng bên phải (màu đỏ).Thêm hình ảnh biểu ngữ vào bộ sưu tập OpenSea NFTTrang của bạn sẽ giống như hình dưới đây.Bây giờ bộ sưu tập của bạn đã được tạo và bạn có thể tạo NFT đầu tiên của mình. Chọn “Thêm mặt hàng mới” và ký một tin nhắn khác bằng ví của bạn.Tạo Bộ sưu tập NFT trên OpenSeaBạn sẽ chuyển đến một cửa sổ mới nơi bạn có thể tải lên hình ảnh, âm thanh, GIF hoặc mô hình 3D NFT của mình.Trên OpenSea và nhiều thị trường khác, bạn cũng có tùy chọn bao gồm các đặc điểm và thuộc tính đặc biệt để tăng độ hiếm và tính độc đáo của NFT. Người sáng tạo thậm chí có thể chọn mà chỉ người mua mới có thể xem.Các tính năng NFT trên nền tảng OpenSeaSau khi hoàn tất, hãy nhấp vào “Tạo” ở dưới cùng và ký một tin nhắn khác vào ví của bạn để xác nhận việc tạo NFT. Tác phẩm nghệ thuật sau đó sẽ xuất hiện trong bộ sưu tập của bạn.Chi phí để tạo NFT là bao nhiêu?OpenSea không tính phí tạo NFT, tuy nhiên, vì mạng dựa trên chuỗi khối Ethereum, bạn sẽ phải trả phí gas cho các giao dịch. Phí cao hay thấp tùy thuộc vào Gas và Gwei.Làm thế nào để mua NFT trên OpenSea?Sau khi đăng nhập vào OpenSea, hãy nhấp vào tab “duyệt” và chọn một danh mục hoặc xem tất cả.Bạn có thể khám phá các bộ sưu tập tiền điện tử và các vật phẩm quý hiếm khác và mua hoặc đấu giá một mặt hàng cụ thể.Một số NFT được bán thông qua cơ chế đấu giá. Nếu bạn là người trả giá cao nhất vào cuối phiên đấu giá, khoản thanh toán sẽ tự động được thực hiện và bạn sẽ nhận được tài sản.Tuy nhiên, nếu có giá thầu cao hơn trong 10 phút cuối, phiên đấu giá sẽ được kéo dài thêm 10 phút. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn có một bộ sưu tập cụ thể, bạn phải theo dõi chặt chẽ 10 phút cuối cùng của cuộc đấu giá.Sau khi chọn NFT, hãy chọn “đặt giá thầu”. Trước khi thực hiện giá thầu đầu tiên của mình, bạn nên chuyển đổi ETH của mình thành WETH.Người dùng cũng cần cho phép OpenSea truy cập WETH khi bán hàng xảy ra. Các giao dịch này chỉ yêu cầu gas và sẽ không yêu cầu lại.Bạn có thể đưa ra ưu đãi cho các NFT thậm chí không được giảm giá, đây là một tính năng đặc biệt dành cho những người dùng không biết đặt giá thầu bao nhiêu cho các mặt hàng của họ. Bên cạnh đó, người dùng có thể khuyến mãi nhiều mặt hàng với cùng một ETH.Giảm giá NFT trên OpenSeaNgoài ra, bạn có thể mua các dự án NFT, các dự án này sẽ tự động cập nhật ví của bạn và được liệt kê trên OpenSea.Không gian thủ tục, một nền tảng NFT tự động được liệt kê trên OpenSea sau khi bạn mua.Làm thế nào để bán NFT trên OpenSea?Sau khi bạn đã tạo NFT như hướng dẫn ở trên, bạn có thể bán chúng với giá do bạn quyết định hoặc thông qua đấu giá.Bạn chọn NFT bạn muốn bán và nhấp vào nút “Bán”. Hành động này sẽ đưa bạn đến trang định giá nơi bạn có thể xác định các điều kiện bán hàng, bao gồm bán theo giá cố định hoặc đấu giá cho người trả giá cao nhất, cũng như thời gian của cuộc đấu giá — tất cả đều do bạn quyết định.Nhập giá bạn muốn bán trên OpenSeaBằng cách nhấp vào nút “Chỉnh sửa” bên cạnh hình ảnh bộ sưu tập trên OpenSea, ký thông báo bằng ví của bạn và cuộn xuống, bạn có tùy chọn thiết lập phí cấp phép và chọn mã thông báo ERC-20 bạn muốn nhận cho NFT doanh thu. Phí cấp phép cho phép các nhà phát triển NFT kiếm được hoa hồng mỗi khi một mặt hàng được bán cho một người mới. Cơ chế này tạo ra tiềm năng tự động tạo ra các dòng thu nhập thụ động trọn đời cho các nghệ sĩ và những người sáng tạo nội dung khác, nhờ vào các hợp đồng thông minh.Nếu bạn cho rằng giá bạn đặt cho mặt hàng của mình quá cao sau khi niêm yết mặt hàng, bạn có thể thay đổi nó mà không cần thực hiện bất kỳ giao dịch nào.Bên cạnh đó, tất cả nội dung trên OpenSea đều có thể đấu giá được, vì vậy bạn không nhất thiết phải liệt kê các mặt hàng cần bán hoặc định giá các mặt hàng của mình. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vật phẩm, bạn có thể tiếp tục sử dụng một số vật phẩm trong trò chơi trong khi cuộc đấu giá vẫn tiếp tục.OpenSea thu 2,5% phí từ mỗi lần bán thành công. Các nhà phát triển cũng có thể phải trả thêm phí nếu có.Hy vọng bạn có một kinh nghiệm giao dịch thành công trên OpenSea. [...]
Các trường hợp ứng dụng Blockchain
Các trường hợp ứng dụng BlockchainBlockchainCác ý tưởng đằng sau blockchain được hình thành đầu tiên vào năm 1991, nhưng phải đến khi Bitcoin được phát triển vào năm 2009, công nghệ này mới bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý. Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc một nhóm người dưới bút danh Satoshi Nakamoto. Mặc dù vẫn chưa biết chính xác Satoshi Nakamoto là ai, công nghệ mới của họ đã tạo ra một tác động to lớn đến cách thế giới tạo và sử dụng tiền. Hầu hết các blockchain hoạt động như một sổ cái phân tán ghi lại và bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số thông qua việc sử dụng mật mã. Công nghệ này thường được áp dụng cho các mạng lưới tiền kỹ thuật số (tiền điện tử), nhưng với bản chất phi tập trung và an toàn, nó trở thành một công cụ mạnh mẽ được ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác.Khi không gian tiền điện tử phát triển và các giải pháp dựa trên blockchain được cải thiện, việc tìm hiểu cách thức công nghệ tiên tiến này được ứng dụng trong các trường hợp khác nhau là rất quan trọng.Với việc không đòi hỏi phải có sự tín thác và chi phí tốn kém để đảm bảo bảo mật, blockchain mang lại hiệu quả đáng kể. Hơn nữa, mạng lưới phi tập trung có thể được cấu hình để trở thành một cơ sở dữ liệu minh bạch, có thể được nhìn thấy bởi tất cả những người tham gia vào mạng lưới. Theo cách này, công nghệ blockchain cho phép tạo một bản ghi phân tán nhưng đảm bảo tính thống nhất. Điều này mang đến cơ hội cải thiện hiệu suất và bảo mật cho nhiều ngành công nghiệp và tổ chức (ví dụ: từ thiện, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, v.v.).Từ thiệnNhiều tổ chức từ thiện trên thế giới đang gặp các thách thức trong việc quản lý tài nguyên, minh bạch hoạt động và quản trị hiệu quả. Công nghệ blockchain có thể giúp các tổ chức này tối ưu hóa quá trình nhận và quản lý quỹ tiền. Chúng ta có một số ví dụ nổi bật về việc tích hợp công nghệ blockchain vào công tác từ thiện. Chẳng hạn, Quỹ từ thiện Blockchain (BCF) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nhằm chống lại nghèo đói và bất bình đẳng bằng cách thúc đẩy việc triển khai blockchain vào hoạt động từ thiện trên toàn thế giới.Chuỗi cung ứngHầu hết các mạng lưới chuỗi cung ứng đang gặp nhiều trở ngại liên quan đến tính minh bạch và hiệu quả. Hệ thống quản lý hiện tại vẫn phụ thuộc vào sự tín thác và sự tích hợp giữa công ty và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng là còn rất xa vời. Công nghệ blockchain có thể được sử dụng để theo dõi toàn bộ quá trình tạo và phân phối vật liệu trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Một cơ sở dữ liệu phân tán có thể phù hợp để ghi lại an toàn mọi dữ liệu liên quan, đảm bảo tính xác thực của các sản phẩm cũng như tính minh bạch trong thanh toán và vận chuyển.Chăm sóc sức khỏeTình trạng nghẽn cổ chai trong vận hành, lỗi dữ liệu và quan liêu là các vấn đề nổi cộm đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Blockchain được ứng dụng vào một số trường hợp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm công tác theo dõi thuốc thông qua chuỗi cung ứng và quản lý dữ liệu bệnh nhân.Hơn nữa, blockchain có thể mang lại lợi ích bảo mật đáng kể cho dữ liệu của các bệnh viện vì các tổ chức này thường bị tin tặc tấn công bởi giá trị cao và tính đáng tin cậy cao của các dữ liệu này.Các công ty đang khám phá việc sử dụng blockchain như một cách để lưu trữ hồ sơ sức khỏe kỹ thuật số. Các giải pháp này có thể giúp giảm chi phí tổng thể, đồng thời tăng cường tính riêng tư và chính xác của dữ liệu.Tiền bản quyềnCác nhạc sĩ, nhà làm game video và các nghệ sĩ nói chung thường xuyên phải đấu tranh để thu về tiền bản quyền họ xứng đáng được nhận do tình trạng vi phạm bản quyền kỹ thuật số, mối quan hệ không công bằng với các bên thứ ba hoặc đơn giản là do không được trả tiền bản quyền. Công nghệ blockchain có thể được sử dụng để tạo ra một nền tảng giúp những nghệ sĩ sáng tạo này có một hồ sơ bất biến và minh bạch ghi chép những đối tượng đang thuê, mua và/hoặc sử dụng nội dung sáng tạo của họ. Một nền tảng như vậy cũng có thể tạo điều kiện cho việc thanh toán thông qua các hợp đồng thông minh – về cơ bản, đây là các hợp đồng kỹ thuật số tự thực thi.Quản trịCông nghệ Blockchain có tiềm năng cải thiện đáng kể công tác quản trị trong các lĩnh vực khác nhau. Bằng cách quản lý các mạng lưới và các hoạt động vận hành theo hướng dân chủ hóa, công bằng và an toàn hơn, các hệ thống dựa trên blockchain có thể được triển khai như một công cụ để loại bỏ tình trạng gian lận phiếu bầu và tăng niềm tin trong các cuộc bầu cử hoặc các quy trình lập hiến khác. Chúng cũng có thể được sử dụng như một vũ khí mạnh mẽ chống tham nhũng, tăng cường tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng truy xuất nguồn gốc trong nhiều tình huống khác nhau, từ thu thuế cho đến phân phối các khoản hỗ trợ tài chính.Giải pháp thanh toán và dAppsKhi nói đến việc việc gửi tiền trên toàn thế giới, công nghệ blockchain đã chứng minh tính hiệu quả của mình. Gửi tiền điện tử cho bạn bè, gia đình và những người khác trên khắp thế giới có chi phí rẻ hơn và nhanh hơn so với các phương thức thanh toán được cung cấp bởi các ngân hàng tập trung.Ngoài ra,các trang web và các Apps tập trung không cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của họ và thường không thưởng cho người dùng dựa theo giá trị thực mà họ mang lại cho nền tảng. Các ứng dụng phi tập trung dựa trên Blockchain (dApps) loại bỏ đối tượng trung gian, mang đến cho người dùng tiềm năng trong việc được giảm phí, nhận được ưu đãi tốt hơn và có được hiệu quả giao dịch cao hơn trong quá trình gửi và nhận tiền kỹ thuật số.Như Vitalik Buterin từng nói, các giải pháp blockchain cho phép mọi người làm việc trực tiếp với nhau, loại bỏ các khâu trung gian hoặc các hệ thống tập trung.“Trong khi hầu hết các công nghệ có xu hướng tự động, đưa người lao động ra rìa để làm các công việc tầm thường thì blockchain lại ngược lại. Thay vì khiến công việc xa khỏi người tài xế taxi, blockchain đưa công việc xa khỏi Uber và cho phép các tài xế taxi làm việc trực tiếp với khách hàng.”Internet Vạn vật (IoT)Blockchain và Internet Vạn Vật (IoT) là một kết hợp tự nhiên. Blockchain là công nghệ phi tập trung và các mạng lưới IoT thường được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các nguồn nằm rải rác.Blockchain cho phép các tổ chức giữ một sổ cái bất biến và minh bạch về các thiết bị IoT, dữ liệu thu thập và các tương tác giữa các thiết bị. Trong số các tính năng bảo mật và các ứng dụng tiền điện tử, blockchain cung cấp một nền tảng lý tưởng cho các giao dịch giữa máy với máy (M2M).Vì blockchain là một công nghệ dựa trên việc tạo điều kiện cho các giao dịch chính xác và an toàn, điều đó chỉ có ý nghĩa khi nó được tích hợp với IoT để đảm bảo tính trách nhiệm giải trình và tính chính xác và bảo mật dữ liệu. Đó là lý do tại sao nhiều công ty đã đặt rất nhiều tài nguyên vào mạng IoT được hỗ trợ bởi blockchain.Lời kếtLà công nghệ sổ cái phân tán, blockchain có khả năng cung cấp các tính năng được cải tiến bao gồm tính bảo mật, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả cho các mạng lưới và các tổ chức. Công nghệ này giúp tăng cường sự riêng tư và loại bỏ việc đòi hỏi sự tín thác. Nó cũng tạo ra một mạng lưới internet có giá trị nơi người dùng có thể thực hiện các giao dịch ngang hàng không biên giới và đảm bảo sự phân chia lợi ích công bằng cho các bên liên quan tham gia vào mạng lưới.Công nghệ blockchain và tiền điện tử không đơn thuần chỉ xuất hiện mà chúng nắm giữ sức mạnh chuyển đổi tất cả các ngành công nghiệp và các lĩnh vực của cuộc sống, từ tài chính, nông nghiệp và big data cho đến chính phủ, bầu cử và luật. [...]
Testnet & Mainnet là gì?
Testnet & Mainnet là gì?BlockchainTestnet và Mainnet là những thuật ngữ quen thuộc trong giới crypto hay đặc biệt trong các dự án ICO. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ về hai thuật ngữ này thì không phải là điều dễ dàng. Dù vậy, khi bạn đã và đang học hỏi và tìm hiểu về vấn đề đầu tư tiền ảo thì bạn cần hiểu rõ “Testnet là gì?” và “Mainnet là gì?” trước khi đọc hiểu 1 dự án ICO. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Testnet và Mainet.Testnet là gì?Testnet (mạng thử nghiệm) là một phiên bản Blockchain dành cho các developer thử nghiệm các tính năng mới mà không gây ảnh hưởng đến Blockchain Bitcoin. Khi các nhà phát triển mong muốn giới thiệu một coin khác với các thay đổi về tính năng so với Blockchain Bitcoin, họ phải đảm bảo phiên bản này đã được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được đưa vào chạy chính thức. Điều này được xem là khá dễ dàng đối với Testnet, một phiên bản thay thế của Blockchain Bitcoin.Bất cứ coin mới nào cũng phải cần một Testnet để thử nghiệm các tính năng mới nhằm đảm bảo việc thực hiện các giao dịch trên mạng an toàn đúng như mong đợi.Mainnet là gì?Mainnet (mạng chính thức) là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi đã thử nghiệm testnet thành công. Hiểu đơn giản hơn, Mainnet như Main Network là mạng lưới chính. Khi một coin phát hành Mainnet tức đồng coin này đã có Blockchain riêng mà không phụ thuộc vào blackchain của bất cứ coin nào khác (Bitcoin, Ethereum,..), với nền tảng ví riêng, có thể giao dịch gửi/nhận token, và bất cứ ai cũng có thể phát hành một token mới dựa trên Blockchain riêng này.Tương tự như testnet hay các framework mã nguồn mở, các mainnet có thể được thay đổi bất cứ khi nào các team dự án hay cộng đồng crypto quyết định cập nhật hay sửa đổi.Tầm quan trọng của Mainnet và Testnet đối với một dự án Coin ICOICO được xem là nơi nắm giữ cơ hội đầu tư lớn nhất trong giới crypto hiện nay. Nhiều người sau khi mua token của dự án nhưng vẫn không biết theo dõi tiến triển của dự án để quyết định có nên Hold lâu dài hay không. Khi bắt đầu tìm hiểu về một dự án ICO, điều đầu tiên cần xem xét là Whitepaper của dự án. Trong trong bản whitepaper này, phần RoadMap (lộ trình phát triển) sẽ được phân bổ để thử nghiệm Testnet và phát hành Mainnet, nếu dự án thử nghiệm Testnet thành công rồi phát hành Mainnet thì giá của đồng coin này dĩ nhiên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, bạn cần phải có niềm tin ở đội ngũ phát triển để dự đoán tiềm năng trong tương lại của đồng coin và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.Cuối cùng, bước quan trọng nhất trước khi tham gia đầu tư là phải tìm hiểu thật kỹ dự án thông qua đội ngũ phát triển. [...]
Civic là gì?
Civic là gì?BlockchainCivic là gì?Civic (CVC) là một nền tảng nhận dạng cung cấp xác minh tin cậy phân quyền theo quy chuẩn pháp luật và các quy định của thế thế giới. Mục đích cửa dự án Civic là xây dựng một hệ sinh thái để tạo điều kiện cho việc truy cập vào các dịch vụ xác minh danh tính (IDV) theo yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng nhất, tan toàn nhất và chi phí cực thấp thông qua Blockchain.Phiên bản đầu tiên của Civic tương tự như Facebook Connect, cho phép các bên thứ ba xác minh danh tính của bạn khi đăng ký và đăng nhập. Tuy nhiên không giống như Facebook, Civic cho phép người dùng kiểm soát mức độ riêng tư mà họ duy trì trong quá trình xác thực. Người dùng do đó sở hữu dữ liệu của họ thay vì nền tảng của bên thứ ba, như Facebook, những người có thể thu lợi từ việc bán nó cho các nhà quảng cáo.Thông tin cơ bản về ICO Civic– Giới hạn: 33 triệu $ (33% số token được bán ra)– Tổng số Token: 1 tỷ đồng– Đồng tiền của Civic: CVC– Nhận Token ERC20 (dựa trên Ethereum): CóNhà đầu tư kiếm tiền với Civic như thế nào?Các token của Civic (CVC) sẽ được sử dụng để thanh toán trong các dịch vụ liên quan đến IDV. CVC sử dụng trong giao dịch sẽ được phân phối cho hệ thống xác nhận và cho người dùng như một phần thưởng của việc chia sẻ thông tin. Tương tự các ICO khác có giá trị sử dụng thực tế, càng nhiều người sử dụng CVC thì đồng này sẽ càng tăng giá trị.Sau đây là một sơ đồ để giải thích quá trình đồng CVC được sử dụng:Đội ngũ phát triển Civic– Vinny Lingham CEO: Vinny là một doanh nhân nổi tiếng, người trước đây đã thành lập nền tảng thẻ quà tặng kỹ thuật số Gyft được mua lại bởi Tập đoàn Dữ liệu số 1 vào năm 2014. Sau hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong thương mại điện tử, ông nhận ra rằng không ai có giải pháp toàn cầu để giải quyết vấn đề nhận dạng Gian lận cho người tiêu dùng.– Jonathan Smith CTO: Jonathan có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ngân hàng và công nghệ. Sau sự nghiệp thành công trong một số môi trường nhạy cảm và phức tạp nhất, Jonathan mang tài năng lãnh đạo, đổi mới và phân phối công nghệ tới thế giới nhận dạng số.Noài ra Civic còn có các cố vấn kỹ thuật, trong đó đáng chú ý là:– Matt Roszak: Đồng sáng lập và chủ tịch Bloq.– Anthony Di Iorio: Giám đốc điều hành và sáng lập ví điện tử Jaxx và Decentral, tham gia sáng lập Ethereum.– Diego Gutiérrez Zaldívar: Giám đốc điều hành và đồng sáng lập RSK Labs (Hỗ trợ nền tảng Smart Contract cho Bitcoin và nhiều cải tiến khác).– Jeff Garzik: Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Bloq.Civic coin đang được giao dịch trên sàn nào?Hiện tại đồng Civic (CVC) đã được niêm yết trên 3 sàn giao dịch tiền điện tử là Bittrex (cặp CVC/BTC và CVC/ETH), sàn EtherDelta (cặp CVC/ETH) và sàn COSS (cặp CVC/BTC và CVC/ETH). Bạn có thể mua bán Civic coin tại các sàn này theo link dưới đây:– https://bittrex.com/Market/Index?MarketName=BTC-CVC– https://exchange.coss.io/pair/cvc-btcTỷ giá của đồng tiền ảo Civic là bao nhiêu?Đồng tiền ảo Civic mới đây đã có mặt trong top 50 trên coinmarketcap khi tăng vốn hóa thị trường từ 0 USD lên con số hơn 50 triệu USD trong chưa đầy 1 ngày. Bạn có thể xem tỷ giá Civic coin theo thời gian thực trên trang web coinmarketcap để nắm được biến động giá cũng như vốn hóa của coin này nhé. [...]
Sự khác biệt giữa Blockchain và Bitcoin là gì?
Sự khác biệt giữa Blockchain và Bitcoin là gì?BlockchainĐối với những người mới đến với tiền điện tử, hai thuật ngữ trên có thể khá khó hiểu và thậm chí gây hiểu nhầm. Một số người đề cập đến Bitcoin khi nói về công nghệ blockchain, trong khi những người khác sẽ đề cập đến blockchain khi nói về tiền điện tử nói chung. Tuy nhiên, các thuật ngữ này không thực sự hoán đổi cho nhau: chúng là các khái niệm riêng biệt nhưng có sự kết nối với nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt giữa chúng. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về công nghệ blockchain, tiền điện tử và Bitcoin.Một sự giống nhau rất cơ bảnHãy xem xét ví dụ sau:Website là một công nghệ dùng để chia sẻ thông tin.Công cụ tìm kiếm là một trong những cách phổ biến và được biết đến nhiều nhất để sử dụng công nghệ website.Google là một trong những ví dụ phổ biến và nổi tiếng nhất về công cụ tìm kiếm.Tương tự:Blockchain là một công nghệ dùng để ghi chép thông tin (các khối dữ liệu).Tiền điện tử là một trong những cách phổ biến và được biết đến nhiều nhất để sử dụng blockchain.Bitcoin là ví dụ đầu tiên và phổ biến nhất về tiền điện tử.Blockchain: Khái niệmHầu hết các blockchain được thiết kế như một sổ cái kỹ thuật số phân tán và phi tập trung. Nói một cách đơn giản, blockchain là một sổ cái kỹ thuật số, hay về cơ bản là phiên bản điện tử của sổ cái trên giấy có vai trò ghi lại danh sách các giao dịch.Cụ thể hơn, một blockchain là một chuỗi tuyến tính gồm nhiều khối được kết nối và được bảo đảm bằng các bằng chứng mật mã. Công nghệ Blockchain cũng có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác không nhất thiết phải có các hoạt động tài chính. Trong bối cảnh tiền điện tử, blockchain có vai trò lưu giữ hồ sơ vĩnh viễn của tất cả các giao dịch đã được xác nhận.‘Phân tán’ và ‘phi tập trung’ đề cập đến cách thức tổ chức và duy trì của sổ cái. Để hiểu sự khác biệt, hãy nghĩ về các hình thức sổ cái tập trung phổ biến như hồ sơ công khai về mua bán nhà, hồ sơ rút tiền ATM của ngân hàng hoặc danh sách các mặt hàng đã bán của eBay. Trong mỗi trường hợp ví dụ đưa ra, chỉ có một tổ chức kiểm soát sổ cái: một cơ quan chính phủ, ngân hàng hoặc eBay. Một yếu tố phổ biến khác là chỉ có một bản chính của sổ cái và bất cứ bản nào khác chỉ đơn giản là bản sao lưu chứ không phải là bản chính thức. Do đó, sổ cái truyền thống mang tính tập trung bởi vì chúng được duy trì bởi một tổ chức duy nhất và thường dựa vào một cơ sở dữ liệu duy nhất.Ngược lại, một blockchain thường được xây dựng như một hệ thống phân tán có chức năng như một sổ cái phi tập trung. Điều này có nghĩa là có nhiều bản sổ cái (phân tán) và không có tổ chức nào nắm quyền kiểm soát duy nhất (phi tập trung). Nói một cách đơn giản, mỗi người dùng tham gia vào mạng blockchain sẽ giữ một bản sao điện tử của dữ liệu blockchain. Dữ liệu blockchain được cập nhật thường xuyên tất cả các giao dịch mới nhất và đồng bộ với bản sao của người dùng.Nói cách khác, một hệ thống phân tán được duy trì bởi công việc tập thể của nhiều người dùng trên khắp thế giới. Những người dùng này còn được gọi là các node mạng, và tất cả các node này đều tham gia vào quá trình xác minh và xác thực giao dịch theo các quy tắc của hệ thống. Do đó, quyền lực là phi tập trung (không có cơ quan trung ương).Blockchain: Thực tiễnBlockchain (chuỗi khối) có cái tên này là do cách thức tổ chức các hồ sơ: một chuỗi các khối liên kết. Về cơ bản, một khối chính là một loại dữ liệu, trong số các loại hình khác, chứa danh sách các giao dịch gần đây (giống như một trang in gồm các mục nhập). Các khối, cũng như các giao dịch, được công khai và có thể nhìn thấy, nhưng chúng không thể bị thay đổi (giống như việc cất mỗi trang in vào một hộp kính kín). Khi các khối mới được thêm vào blockchain, một bản ghi liên tục gồm các khối liên kết sẽ được hình thành (giống như một sổ cái vật lý có nhiều trang). Đây là một ví dụ đơn giản để dễ hình dung, nhưng thực tế thì quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều.Một trong những lý do chính tại sao blockchain có khả năng chống sửa đổi là do các khối được liên kết và bảo đảm bằng các bằng chứng mật mã. Để tạo ra các khối mới, những người trong mạng cần tham gia vào một hoạt động tính toán tốn kém và có cường độ lớn được gọi là đào. Về cơ bản, các thợ mỏ chịu trách nhiệm xác minh các giao dịch và nhóm chúng thành các khối mới được tạo rồi sau đó đưa thêm vào blockchain (nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định). Họ cũng có trách nhiệm đưa các coin mới vào hệ thống, được phát hành như một phần thưởng cho công việc của họ.Mỗi khối mới được xác nhận sẽ liên kết với khối ngay trước nó. Điểm hay của thiết lập này là không thể thay đổi dữ liệu trong một khối một khi khối được thêm vào blockchain vì được bảo đảm bằng bằng chứng mật mã. Quá trình tạo ra một khối mới rất tốn kém và việc hoàn tác là cực kỳ khó.Tóm lại, một blockchain là một chuỗi liên kết gồm các khối dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian và được bảo đảm bằng các bằng chứng mật mã.Tiền điện tửNói một cách đơn giản, tiền điện tử là một dạng tiền kỹ thuật số được sử dụng như một phương tiện trao đổi trong một mạng lưới người dùng phân tán. Không giống như các hệ thống ngân hàng truyền thống, các giao dịch này được theo dõi thông qua một sổ cái kỹ thuật số công cộng (blockchain) và có thể được thực hiện trực tiếp giữa những người tham gia (ngang hàng) mà không cần trung gian.‘Crypto’ dùng để chỉ các kỹ thuật mã hóa được sử dụng để bảo mật hệ thống kinh tế và để đảm bảo rằng việc tạo ra các đơn vị tiền điện tử mới và việc xác thực giao dịch diễn ra suôn sẻ.Mặc dù không phải tất cả các đồng tiền điện tử đều có thể đào được, nhưng rất nhiều đồng tiền, giống như Bitcoin, phụ thuộc vào quá trình đào, có sự tăng trưởng chậm và được kiểm soát về nguồn cung lưu hành. Vì vậy, đào là cách duy nhất để tạo ra các đơn vị mới của các đồng coin và giúp tránh được rủi ro lạm phát vốn là mối đe dọa của các loại tiền tệ fiat truyền thống, nơi mà chính phủ có thể kiểm soát nguồn cung tiền.BitcoinBitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên được tạo ra, và theo lẽ tự nhiên, là một trong những đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất. Bitcoin được giới thiệu vào năm 2009 bởi nhà phát triển với danh xưng Satoshi Nakamoto. Ý tưởng chính là tạo ra một hệ thống thanh toán điện tử độc lập và phi tập trung dựa trên các bằng chứng toán học và mật mã học.Mặc dù là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất nhưng Bitcoin không phải là duy nhất. Có nhiều đồng tiền điện tử khác, mỗi loại có các tính năng và cơ chế riêng. Hơn nữa, không phải tất cả các đồng tiền điện tử đều có blockchain riêng của mình. Một số được tạo ra trên nền của một blockchain đã tồn tại, trong khi những đồng tiền khác được tạo ra hoàn toàn từ đầu.Giống như hầu hết các đồng tiền điện tử, Bitcoin có một nguồn cung hạn chế, điều đó có nghĩa là sẽ không có thêm Bitcoin nào được tạo ra bởi hệ thống sau khi đạt được nguồn cung tối đa. Mặc dù điều này là khác nhau giữa các dự án, nguồn cung Bitcoin tối đa được đặt là 21 triệu coin. Thông thường, tổng cung là một thông tin công khai được xác định khi tiền điện tử được tạo ra.Giao thức Bitcoin là mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể xem hoặc sao chép mã. Sự phát triển của dự án nhận được sự đóng góp của nhiều nhà phát triển trên khắp thế giới. [...]
7 trường hợp sử dụng NFT phổ biến
7 trường hợp sử dụng NFT phổ biếnBlockchainTóm lượcSự quan tâm lớn của công chúng đến các token không thể thay thế đã dẫn đến sự bùng nổ trong lĩnh vực sưu tầm tiền mã hóa và sản phẩm nghệ thuật NFT. Đây là hai trong số các trường hợp sử dụng nổi bật nhất trong hệ sinh thái DeFi, nhưng chúng không phải là các ứng dụng duy nhất. Sự khan hiếm và tính độc đáo khiến các token không thể thay thế trở thành một đối sánh tốt cho các tài sản trong thế giới thực, logistic, bản quyền âm nhạc và hơn thế nữa. Khi xu hướng NFT trưởng thành hơn, chúng ta còn có thể mong đợi nhiều trường hợp sử dụng được thử nghiệm và áp dụng thành công hơn nữa.Giới thiệuTrước khi có các token không thể thay thế, việc tạo ra sự khan hiếm cho các tài sản kỹ thuật số là vô cùng khó khăn. Mặc dù đã có các biện pháp bảo vệ nhưng người tiêu dùng tương đối dễ dàng sao chép hoặc vi phạm bản quyền các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.Sự phát triển của NFT đã tạo ra các sản phẩm nghệ thuật mã hóa và các bộ sưu tập kỹ thuật số, nhưng chúng không dừng lại ở đó. Từ bất động sản đến logistic, bạn có thể dùng NFT để chứng minh tính xác thực của nhiều loại hàng hóa độc nhất và có thể dùng để sưu tầm.Mặc dù hệ sinh thái NFT vẫn còn non trẻ, nhưng đã có rất nhiều dự án thú vị và một số dự án đã tạo ra giá trị lớn cho người sáng tạo và người tiêu dùng.Các NFT nghệ thuậtToken không thể thay thế đã giúp giải quyết việc tạo ra sự khan hiếm trong nghệ thuật kỹ thuật số. Làm thế nào để bạn giữ cho tác phẩm nghệ thuật ảo của mình trở nên khan hiếm, khi bạn có thể sao chép nó một cách dễ dàng? Mặc dù trong thực tế cũng có những tác phẩm nghệ thuật bị giả mạo hoặc được sao chép trong thế giới thực, nhưng chúng ta thường có thể xác thực chúng là thật hay giả.Sản phẩm nghệ thuật mã hóa hiện nay đã tạo ra được điều đó, bằng cách xác minh tính xác thực và quyền sở hữu bằng kỹ thuật số. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể thấy một con CryptoPunk trên blockchain Ethereum và tải xuống hoặc lưu hình ảnh, nhưng họ không thể chứng minh rằng họ sở hữu bản gốc.Ví dụ: nghệ sĩ kỹ thuật số ẩn danh Pak đã tạo ra một chuỗi các NFT giống nhau nhưng được phân biệt bằng tên gọi. Với những cái tên như The Cheap, The Expensive và The Unsold, Pak đã đặt cho mỗi tác phẩm một giá trị khác nhau dựa trên tiêu đề. Bộ sưu tập khiến chúng ta suy nghĩ về những giá trị mà một tác phẩm nghệ thuật mang lại. Khi nói đến NFT, giá trị không nhất thiết phải là ác phẩm nghệ thuật đính kèm. Đôi khi, điều quan trọng đó chính là việc chứng minh quyền sở hữu của ai đó đối với một tài sản cụ thể nào đó. Khía cạnh này là điều làm cho sản phẩm nghệ thuật mã hóa trở thành một trong những trường hợp sử dụng NFT phổ biến nhất hiện tại.Các NFT sưu tầm đượcCho dù đó là PancakeSwap Bunny hay Binance Anniversary NFT, nhu cầu sưu tầm sản phẩm kỹ thuật số là rất lớn. Trường hợp sử dụng này thậm chí đã trở thành xu hướng chủ đạo, tiêu biểu là thẻ giao dịch NBA NFT sưu tầm NBA Top Shot .Cùng với các sản phẩm nghệ thuật NFT kỹ thuật số, các token không thể thay thế này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong doanh số bán hàng trên các sàn mua bán NFT như Opensea, BakerySwap và Treasureland. Có rất nhiều sự giao thoa trong sản phẩm nghệ thuật mã hoá. NFT vừa là một sản phẩm sưu tầm và vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Hai trường hợp sử dụng này đang được dùng nhiều nhất.Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey là một ví dụ tuyệt vời về NFT sưu tập. Trong khi CryptoPunk vừa mang tính sưu tầm và vừa mang tính nghệ thuật trực quan, thì NFT của Dorsey chỉ hoàn toàn có giá trị về tính sưu tầm.Dorsey đã bán NFT bằng cách sử dụng Valuables, một nền tảng cho phép token hóa các tweet. Bạn có thể đặt hàng bất kỳ một tweet nào. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể cùng đặt và trả giá cao hơn bạn. Sau đó, tác giả tweet sẽ chấp nhận hoặc từ chối một lời đề nghị. Nếu họ chấp nhận, tweet sẽ được đúc trên blockchain, tạo ra một NFT có một không hai với chữ ký của họ.Mỗi NFT được ký bằng Twitter @handle của người đã thực sự sáng tạo ra nó, có nghĩa là chỉ người tạo ban đầu mới có thể chuyển các tweet của họ thành NFT. Quá trình này tạo ra một sự quý hiếm cho một sản phẩm sưu tập kỹ thuật số. Từ đó, nó có thể dùng để giao dịch hoặc lưu giữ. Việc bán một tweet có thể hơi khó tưởng tượng, nhưng đó là một ví dụ dễ hiểu về cách NFT tạo ra tính có thể sưu tập. Về cơ bản NFT là phiên bản kỹ thuật số nguyên gốc có chữ ký.Các NFT tài chínhThực tế, không phải mọi NFT đều thu được giá trị từ một bài hát, hình ảnh hoặc vật phẩm sưu tầm được. Trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), các NFT còn cung cấp các lợi ích tài chính độc đáo khác. Hầu hết chúng sẽ gồm cả sản phẩm nghệ thuật, nhưng giá trị lại đến từ tiện ích chúng mang lại.Ví dụ: JustLiquidity cung cấp một mô hình dùng NFT để đặt cược. Người dùng có thể đặt cược một cặp token trong một bể với một khoảng thời gian nhất định, và nhận được NFT để gia nhập bể tiếp theo. NFT hoạt động giống như một vé vào cửa và bị phá hủy khi bạn tham gia vào bể mới. Mô hình này tạo ra một thị trường thứ cấp cho các NFT, dựa trên quyền truy cập mà chúng cung cấp.Một ví dụ khác là các combo thực phẩm NFT của BakerySwap cung cấp phần thưởng đặt cược tăng lên cho người sở hữu. Bằng cách đóng góp BAKE, bạn sẽ nhận được các combo NFT có lượng sức mạnh đặt cược khác nhau. Người dùng suy đoán các kết hợp này, bán chúng trên thị trường thứ cấp hoặc sử dụng chúng để đặt cược. Sự kết hợp giữa game và DeFi này đã tạo thêm một trường hợp sử dụng thú vị cho các token không thể thay thế.Các NFT trong gameNhu cầu giao dịch các mặt hàng mang tính độc nhất trong trò chơi điện tử rất lớn. Độ hiếm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của vật phẩm và các game thủ đã quen với ý tưởng về những món đồ kỹ thuật số có giá trị. Các giao dịch vi mô và mua hàng trong trò chơi đã tạo ra một ngành công nghiệp game trị giá hàng tỷ đô-la, thứ có thể ứng dụng các NFT và công nghệ blockchain.Đó cũng là một lĩnh vực tiêu biểu mà NFT có thể đại diện. Token cho trò chơi điện tử kết hợp các khía cạnh nghệ thuật, tính sưu tầm và tiện ích cho người chơi. Tuy nhiên, khi nói đến các trò chơi điện tử lớn, có lẽ còn rất lâu mới có việc triển khai NFT.Trong khi đó, nhiều dự án khác đã tích cực thêm công nghệ blockchain vào các trò chơi của họ. Axie Infinity và Battle Pets đều là các trò chơi theo phong cách Pokémon với vật nuôi và vật phẩm có thể giao dịch. Bạn cũng có thể mua và bán các token này trên các thị trường bên ngoài (bán P2P). NFT game thường là vật phẩm trang trí, nhưng cũng có những thứ mang lại tiện ích. Mỗi vật nuôi của Axie đều có một bộ khả năng chiến đấu. Những khả năng này cũng ảnh hưởng đến giá trị của vật nuôi khi giao dịch. CryptoKitty có thể cực kỳ có giá trị chỉ vì các thuộc tính lai tạo của nó. Việc xác định giá trị của mỗi vật nuôi phụ thuộc vào sự kết hợp của ngoại hình, tính năng và tiện ích quý hiếm. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta không chỉ thấy một khía cạnh mà người dùng mong muốn, tính hiếm gặp mà còn là nhiều khía cạnh khác cùng lúc.Các NFT âm nhạcGiống như tệp hình ảnh hoặc video, bạn cũng có thể đính kèm âm thanh vào NFT để tạo một bản nhạc có thể sưu tầm. Hãy coi nó như một “ấn bản đầu tiên” của một bản ghi kỹ thuật số. Việc đính kèm bài hát vào NFT tương tự như ví dụ về nghệ thuật chúng ta đã đề cập, nhưng cũng có những trường hợp sử dụng khác.Một vấn đề lớn đối với các nhạc sĩ là họ cần được chia tiền bản quyền một cách công bằng. Nhưng sản phẩm âm nhạc đó ít nhất phải thực hiện hai điều này: được phát hành trực tuyến trên nền tảng blockchain và dùng blockchain theo dõi bản quyền . Việc cạnh tranh với Amazon Music hoặc Youtube về dịch vụ phát nhạc trực tuyến là điều khó khăn đối với các dự án blockchain nhỏ. Ngay cả khi một gã khổng lồ như Spotify cũng đã mua một giải pháp bản quyền blockchain có tên là MediaChain vào năm 2017, nhưng không có lợi ích thực sự nào cho các nghệ sĩ.Trong khi đó, các dự án nhỏ hơn đã thực hiện triệt để với các nghệ sĩ độc lập. Rocki trên Binance Smart Chain cung cấp cho các công ty độc lập một nền tảng để bán bản quyền và phát trực tuyến nhạc của họ. Đợt bán NFT bản quyền đầu tiên trên nền tảng này đã thu được 40 ETH với 50% tiền bản quyền bằng cách sử dụng tiêu chuẩn token ERC721.Mô hình này có trở nên phổ biến hơn còn phụ thuộc vào dịch vụ phát trực tuyến lớn hơn có áp dụng các công nghệ blockchain hay không. Kết hợp âm nhạc với NFT là một ý tưởng tuyệt vời cho một trường hợp sử dụng, nhưng sẽ khó khăn để đạt được thành công rộng rãi nếu không có sự hỗ trợ của các hãng âm nhạc.NFT tài sản trong thế giới thực Liên kết tài sản trong thế giới thực với NFT có thể số hóa cách chúng ta chứng minh quyền sở hữu. Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, chúng ta thường xử lý các giao dịch tài sản vật lý. Việc tạo các tài sản kỹ thuật số được token hóa có thể chuyển các mặt hàng có tính thanh khoản cao (như nhà hoặc đất) vào blockchain. Tuy nhiên, để thực hiện điều này chúng ta cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và quản lý. Và điều này vẫn còn khá xa, nhưng những ứng dụng này có thể là một trong những điểm đáng chú ý trong tương lai.Vào tháng 4 năm 2021, Shane Dulgeroff đã tạo ra một NFT đại diện cho một bất động sản ở California. Nó cũng gồm một tác phẩm nghệ thuật mã hoá được gắn kèm. Bất kỳ ai thắng cuộc đấu giá sẽ nhận được NFT và quyền sở hữu ngôi nhà. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho quyền của người mua và người bán không thực sự chắc chắn.Khi nói đến các mặt hàng nhỏ hơn, như đồ trang sức, NFT có thể giúp chứng minh quyền sở hữu hợp pháp khi chúng được bán lại. Ví dụ, một viên kim cương chính hãng, hợp pháp thường đi kèm với giấy chứng nhận tính xác thực. Giấy chứng nhận này cũng là một cách chứng minh bạn có quyền sở hữu. Bất kỳ ai cố gắng bán lại mặt hàng mà không có chứng chỉ đều không thể xác nhận tính xác thực của nó, và họ sẽ gặp khó khăn khi thuyết phục người mua rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp.Khái niệm tương tự cũng có thể xảy ra với NFT. Bằng cách một NFT được liên kết với một mặt hàng, việc sở hữu NFT có thể trở nên quan trọng như sở hữu tài sản. Bạn thậm chí có thể nhúng NFT vào một mặt hàng, đi kèm với một ví lạnh lưu trữ vật lý. Khi chúng ta thấy Internet of Things phát triển, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều NFT hơn được sử dụng để đại diện cho tài sản trong thế giới thực.Các NFT LogisticsCông nghệ blockchain có nhiều hữu ích trong ngành hậu cần, đặc biệt là vì tính bất biến và tính minh bạch của nó. Những khía cạnh này đảm bảo rằng dữ liệu chuỗi cung ứng vẫn xác thực và đáng tin cậy. Với thực phẩm, hàng hóa và các loại hàng hóa dễ hỏng khác, điều quan trọng là phải biết chúng đã ở đâu và trong bao lâu.NFT cũng đặc biệt hữu ích khi dùng làm đại diện cho các mặt hàng độc đáo. Chúng ta có thể sử dụng NFT để theo dõi một sản phẩm có chứa meta- về nguồn gốc, hành trình và vị trí kho hàng của sản phẩm đó. Ví dụ,Một đôi giày cao cấp sang trọng được tạo ra tại một nhà máy ở Ý. Nó được gán một NFT mà bạn có thể nhanh chóng quét trên bao bì.Meta-data có dấu thời gian bao gồm thời gian và địa điểm đôi giày được tạo ra.Khi sản phẩm đi qua chuỗi cung ứng, NFT được quét và siêu dữ liệu có dấu thời gian mới được thêm vào. Dữ liệu có thể bao gồm vị trí kho hàng và thời gian đến hoặc đi.Khi đôi giày đến điểm đến cuối cùng, cửa hàng có thể quét chúng và đánh dấu là đã nhận. Lịch sử chi tiết chính xác có thể xem được và xác nhận tính xác thực và hành trình vận chuyển của đôi giày.Có rất nhiều cách giả định để triển khai NFT vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tất cả chúng đều yêu cầu tất cả các giai đoạn của chuỗi phải sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng. Với rất nhiều bên liên quan khác nhau tham gia trong quá trình này trên toàn cầu, việc triển khai các hệ thống này trong đời thực có thể là một thách thức lớn. Yếu tố này chỉ dẫn đế một số ít trường hợp sử dụng trong đời thực. Hiện tại, hệ thống TradeLens của MAERSK và Foot Trust của IBM là hai ví dụ về các giải pháp hậu cần blockchain lớn. Cả hai đều sử dụng Hyperledger Fabric, một blockchain của IBM hỗ trợ việc sử dụng NFT. Tuy nhiên, không rõ liệu NFT có đóng vai trò gì trong hoạt động của chúng hay không.Tổng kếtVới sự phổ biến của NFT ngày càng tăng, rất có thể chúng ta sẽ thấy nhiều ý tưởng và trường hợp sử dụng hơn nữa trong tương lai. Hiện tại, không phải mọi ứng dụng NFT đều có đủ thời gian để vượt ra ngoài một ý tưởng hoặc một dự án nhỏ. Một số có thể không thực tế hoặc không phổ biến. Tuy nhiên, đối với các vấn đề cơ bản và đơn giản hơn, như tạo ra sự khan hiếm cho sản nghệ thuật và đồ sưu tầm, NFT chắc chắn có lý do để tồn tại. [...]
MetaWars là gì?
MetaWars là gì?BlockchainGame blockchain từ lâu đã được dự báo là một trong những on-ramp quan trọng vào không gian tiền điện tử và DeFi – nhờ khả năng truy cập tức thì, giá trị giải trí và tiềm năng đột phá ngành công nghiệp game.Cho đến gần đây, hầu hết các game này chỉ mang tính nhất thời và thiếu giá trị giải trí lâu dài. Thật vậy, hầu hết bị đánh giá là game nhỏ hoặc MVP (Tạm dịch: sản phẩm khả dụng tối thiểu) theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp game thông thường.Nhưng MetaWars, một game khám phá không gian, chinh phục và chiến đấu mới, đang tìm cách phá vỡ khuôn mẫu đó thông qua việc cung cấp trải nghiệm chơi game thưởng cho người chơi tài sản kỹ thuật số vì những nỗ lực và thành tích của họ.MetaWars (WARS) là gì?MetaWars là một game nhập vai và chiến lược nhiều người chơi sắp ra mắt, sử dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ nền kinh tế trong game do người chơi sở hữu và vận hành, trải dài trên toàn bộ vũ trụ kỹ thuật số.Game được thiết kế dưới dạng cuộc phiêu lưu trong không gian vũ trụ mang tính sử thi, trong đó game thủ khám phá một vũ trụ chưa có ai đặt chân đến chứa nhiều điều bí ẩn, bất ngờ và chiến lợi phẩm có giá trị tiềm năng.Lấy bối cảnh vào thế kỷ 50, MetaWars mang phong cách thẩm mỹ cực kỳ hiện đại được thiết kế để thể hiện tầm nhìn về những thành tựu và sự tiến hóa của nhân loại sau 3 thiên niên kỷ nữa.Là một game play-to-earn, MetaWars cung cấp cho người chơi một loạt các cách để kiếm tiền từ quá trình chơi game, chẳng hạn như đánh bại kẻ thù trong trận chiến PvP và PvE, kiếm và giao dịch NFT, khai thác, phát triển địa hình và staking vào tài sản trong game.Nền tảng này có token tiện ích riêng, được gọi là WARS. Token có nhiều vai trò quan trọng trong game và nền kinh tế MetaWars, được sử dụng để tham gia đấu giá, quản trị game, mua bảo hiểm, staking,…MetaWars hoạt động như thế nào?MetaWars là một ứng dụng phi tập trung (DApp) dự kiến ​​sẽ ra mắt trên blockchain Binance Smart Chain (BSC). Giống như hầu hết các game blockchain, người chơi có thể truy cập MetaWars và tính năng thông qua trình duyệt web tiêu chuẩn và ví Web3 (chẳng hạn như MetaMask).Game thủ sẽ được đưa đi du hành khắp vũ trụ nhờ chế độ “câu chuyện” của game. Chế độ này sẽ dần dần mở ra qua nhiều nhiệm vụ liên minh, bao gồm giúp đỡ để bảo vệ liên minh, xây dựng các sân bay vũ trụ và tàu vũ trụ, cũng như khám phá những khu vực vũ trụ chưa được thăm dò.Mỗi hành tinh chính sẽ được tách ra thành các phần riêng biệt, mỗi phần được gọi là địa hình. Game thủ có thể mua và phát triển địa hình để kiếm thu nhập thông qua khai thác, trồng trọt và cho thuê, nhưng cần phải bảo vệ tài sản của mình khỏi những người chơi khác đang tìm cách cướp đoạt tài nguyên. Game thủ càng có nhiều địa hình trên một hành tinh, thì cơ hội trở thành chủ sở hữu chính của hành tinh đó càng lớn.MetaWars có 3 cách chơi chính:– Chiến đấu: Là một game khám phá chiến đấu và chiến thuật, người chơi sẽ gặp phải một loạt các mối đe dọa khi họ đi khắp vũ trụ MetaWars. Điều này chắc chắn sẽ dẫn họ vào các trận chiến PvP và PvE. Những người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng.– Khám phá: MetaWars có một vũ trụ rộng lớn với tiềm năng phong phú để khám phá. Khi câu chuyện mở ra, người chơi sẽ khám phá một vũ trụ chứa đầy cơ hội nhưng cũng không ít nguy hiểm.– Phát triển: Người chơi có thể xây dựng nhiều ngành công nghiệp phát triển thịnh vượng trên toàn vũ trụ MetaWars, giúp họ kiếm tiền từ các cuộc chinh phục và nỗ lực của mình, đồng thời tạo thành một phần của MetaWars phức tạp, rộng lớn hơn. Khi người chơi thăng cấp trong game, họ có thể mua, nâng cấp hạm đội tàu, địa hình cũng như sử dụng thị trường để bán hoặc mua tài sản trong game.Game có nền kinh tế hai token, bao gồm token WARS đã nói ở trên và một token phụ được gọi là Gamma (GAM). GAM được sử dụng để cung cấp năng lượng cho phần lớn chức năng play-to-earn, là token phần thưởng chính cho hầu hết các cơ chế chơi. GAM cũng được sử dụng để thanh toán cho các bản nâng cấp và một số tính năng khác, có thể kiếm được bằng cách staking WARS. Cả hai token đều là tài sản BEP-20 được triển khai trên Binance Smart Chain.Ngoài ra, hầu hết các tài sản trong game tồn tại trên blockchain dưới dạng NFT. Bao gồm hình đại diện, linh kiện của tàu, địa hình, giao diện,…Theo roadmap chính thức của dự án, phiên bản đầu tiên của DApp MetaWars dự kiến ​​ra mắt vào quý 4/2021. Tương tự như vậy, tính năng staking WARS và phiên bản demo của game ​​sẽ ra mắt vào cuối năm. Các mục tiêu ngắn hạn khác trên roadmap của MetaWars bao gồm cung cấp thị trường NFT, thêm vai trò người chơi mới và các kịch bản PvE, đồng thời giới thiệu lối chơi PvP.MetaWars đã kết thúc các vòng IDO vào ngày 27/10/2021 và tiếp đến là sự kiện phát hành token (TGE), niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap hoạt động trên BSC.Điều gì làm cho MetaWars trở nên độc đáo?Cùng với số lượng các game dựa trên blockchain ngày càng tăng, MetaWars cung cấp không chỉ trải nghiệm chơi game thú vị mà còn mang lại lợi nhuận tiềm năng. Nền tảng làm được điều này bằng cách kết hợp nền kinh tế được cân bằng cẩn thận, hướng đến người chơi với hệ thống phần thưởng bền vững khuyến khích họ tương tác với game và phát triển bộ sưu tập NFT.Ngoài ra, MetaWars tự hào có một số đặc trưng mà các đối thủ không có:Vốn hóa thị trường ban đầu thấpNhằm thúc đẩy cộng đồng và đảm bảo rằng MetaWars có thể sớm tiếp cận game thủ cũng như những người đam mê play-to-earn, token WARS sẽ ra mắt với vốn hóa thị trường chỉ 423.000 đô la. Để so sánh, các đối thủ cạnh tranh gần nhất là Star Atlas và The Sandbox hiện có giá trị thị trường lần lượt 190 triệu và 700 triệu đô la.Cơ chế play-to-earnLà một game play-to-earn, game thủ có thể kiếm được doanh thu trong thế giới thực bằng cách tham gia vào câu chuyện của game hoặc các yếu tố chuyên sâu hơn như xây dựng và phát triển địa hình, xâm lược lãnh thổ của những người chơi khác, canh tác để lấy tài nguyên, nâng cấp thiết bị và mua/bán các vật phẩm thông qua thị trường NFT Metawars.Tổng cộng 26,86% nguồn cung token WARS được phân bổ vào quỹ phần thưởng của hệ sinh thái để thưởng cho game thủ, staking lợi nhuận, tiền thưởng, khuyến khích…Quản trị cộng đồngMetaWars được người chơi quản trị thông qua token WARS. Họ có thể gửi và bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị giúp định hình quá trình phát triển, sửa đổi phương thức hoạt động của game và cơ chế play-to-earn. Quy mô quyền biểu quyết của người dùng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng token WARS mà họ đã staking.Hệ thống nâng cấp sâu rộngLà một game cạnh tranh có cả yếu tố chiến đấu PvP và PvE, MetaWars bao gồm một số cách để thăng hạng và nâng cấp khả năng của thiết bị, tàu và công trình. Bằng cách phân bổ tài nguyên một cách cẩn thận để xây dựng hạm đội và trang trại tối ưu, game thủ có thể tối đa hóa phần thưởng play-to-earn và trở thành người thống trị vũ trụ.Play-to-Earn trong 5 bướcGame play-to-earn là lĩnh vực nở rộ nhanh chóng trong không gian blockchain và được cho là một trong những cách tốt nhất để tiếp xúc với các thuộc tính độc đáo, lợi ích của tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử và NFT.Nếu bạn muốn tham gia vào không gian play-to-earn và các nền tảng lớn cung cấp tính năng này, thì nên bắt đầu với các bước sau:Tìm hiểu về MetaMask (một ví tiền điện tử Web3 phổ biến).Hiểu được hướng dẫn cơ bản về NFT.Đọc mục chú giải thuật ngữ về play-to-earn.Học cách quản lý rủi ro khi đầu tư/giao dịch.Duyệt qua các token play-to-earn hàng đầu. [...]
Litentry (LIT) là gì?
Litentry (LIT) là gì?BlockchainLitentry là gì?Litentry là giao thức tổng hợp thông tin cá nhân phi tập trung.Litentry được xây dựng trên substrate framework với mục tiêu hỗ trợ DID aggregation, verification và credit calculation (điểm tín dụng). Dự án hướng đến tích hợp tiêu chuẩn DID vào identity service.Litentry mobile application sẽ là phương tiện cho người dùng thu thập các decentralized identity (thông tin cá nhân phi tập trung) của họ và tự quản lý các thông tin đó.DID là gì?DID (là viết tắt của Decentralized Identifier) là một tiêu chuẩn của W3C. DID là một đường dẫn URL đến một identity document (hồ sơ thông tin cá nhân). Litentry được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?Hiện nay, người dùng không có quyền quyết định với thông tin cá nhân của mình trên các nền tảng Internet tập trung như Google hoặc Facebook. Các thông tin này sẽ được tận dụng theo hướng có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ, và không mang lại bất cứ lợi ích gì cho người dùng.Litentry giải quyết các vấn đề trên như thế nào?Litentry sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề trên và giới thiệu cơ chế tổng hợp thông tin người dùng theo cách bảo mật nhất:Litentry sử dụng DID làm cơ sở cho các tài liệu nhận dạng. Dự án lưu trữ DID và identity document vào các identity pool, với identity document được mã hóa và lưu trữ trong bộ lưu trữ phi tập trung, đảm bảo rằng không có dữ liệu riêng tư nào được lưu trữ trên một node duy nhất trong mạng lưới.Litentry sẽ chọn ngẫu nhiên identity document của một người được ẩn danh từ on-chain identity pool và dữ liệu được cung cấp bởi nhân viên ngoài chuỗi. Người mua không có quyền truy cập vào các identity document khác trong identity pool mà chỉ có DID của người phù hợp.Điểm nổi bật của LitentryIdentity Staking (Quy trình đưa identity document vào mạng lưới)Người dùng có thể chọn loại thông tin mà mình muốn stake vào Identity Pool.Sau khi chọn xong, các identity document đó sẽ được gửi tới các identity guardian (người kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của thông tin cá nhân trong mạng lưới). Tại đây sẽ có 3 cách xử lý identity document:Nếu một trong những Iidentity guardian từ chối quá trình staking thì identity document sẽ không được đưa vào hệ thống. Identity guardian sẽ không nhận được phần thưởng từ hệ thốngNếu tất cả identity guardian chấp nhận identity document thì DID sẽ được đưa tới identity pool. Identity guardian sẽ nhận được phần thưởng từ hệ thốngNếu tất các identity guardian chấp nhận identity document đó. Nhưng sau này hệ thống phát hiện có thông tin đáng ngờ trong các identity document đó, phần thưởng của identity guardian từ hệ thống sẽ bị cắt giảm. Privacy ProtectionPrivacy Protection là vấn đề rất quan trọng với dự án Litentry. Litentry bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng bằng các cách sau:Identity document được staking sẽ được lưu trữ tại ổ lưu trữ phi tập trung và được mã hoá bởi node’s public key.Quá trình xử lý identity document sẽ được thực hiện bởi các nhân viên ngoài chuỗi.Chỉ có DID được lưu trữ trên chuỗi, và chỉ có DID được gửi đến những người có nhu cầu mua các thông tin cá nhân tương ứng.Identity guardian sẽ xử lý identity document trong TEE environment. Họ sẽ có nhiệm vụ bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, nếu không họ sẽ bị giảm bớt phần thưởng từ mạng lưới.Thông tin cơ bản về Litentry (LIT)Token name: LitentryTicker: LITĐịa chỉ Contract: updatingTiêu chuẩn token: BEP-20 và ERC-20Loại Token: Utility TokenTotal supply: 100,000,000 LITInitial circulating supply: 18,000,000 LITBinance launch pool allocation: 3,000,000 LITToken Allocation3% sẽ được phân phối thông qua Binance Launchpool8% sẽ được bán cho nhà đầu tư thông qua vòng seed sale12% sẽ được bán cho các nhà đầu tư chiến lược15% sẽ được phân phối chi team phát triển dự án48% sẽ được phân phối cho các vòng đấu giá parachain và phát triển hệ sinh thái17% sẽ được dành cho việc xây dựng dự ánToken Release ScheduleLIT token dùng để làm gì?Phương tiện thanh toán: khi người dùng muốn mua identity thì họ phải thanh toán bằng LITTrả thưởng: các bên thứ ba hỗ trợ dự án index identity database sẽ nhận được phần thưởng bằng LIT token.Staking: stake một lương LIT token nhất định để trở thành Identity registrar.Thế chấp: sử dụng như một tài sản thế chấp trong các giao thức Defi lending & borrowing.Ví lưu trữ LitentryLitentry là token ERC20 và BEP20, nên các bạn có thể chọn các loại ví sau để lưu trữ khi token chính thức list sàn:Ví sànVí ETH phổ biến: metamask, Myetherwallet, Trustwallet, Mycrypto.Ví lạnh: Ledger, Trezor.Cách kiếm và sở hữu LITBinance vừa cho ra mắt yield farming  LIT token trên Binance Launchpool.Dưới đây là các thông tin cơ bản mà các bạn cần biết trước khi tham gia:LIT Launchpool Details:Token Name: Litentry (LIT)Launchpool token rewards: 3,000,000 LIT (3.00% of Total Supply)Smart Contract Addresses: LIT (ERC-20) , LIT (BEP-20)Staking Terms: No upper limit. No KYC requiredSupported Pools:Stake BNB: 1,800,000 LIT in rewards (60%)Stake BUSD: 300,000 LIT in rewards (10%)Stake DOT: 900,000 LIT in rewards (30%)Thời gian farming: 29/1/2021 đến 27/2/2021 Mua bán LIT ở đâu?Hiện tại LIT chưa chính thức list sàn, chỉ có sàn giao dịch Lbank list không chính thức token này. Các bạn nếu muốn giao dịch token này nên chờ thông tin chính thức từ dự án, không nên giao dịch trên Lbank để tránh các tổn thất tài sản không đáng có.RoadmapTổng kếtLitentry là dự án tiên phong trong mảng decentralized identity protocol, đã được audit để đảm bảo tính bảo mật của dự án. Ngoài ra, dự án cũng được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư lớn và đặc biệt là Web3 Foundation, tổ chức đứng sau nhiều dự án thành công với giá được đẩy lên rất cao trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, dự án mới chỉ trong giai đoạn đầu của sự phát triển và sẽ còn cần rất nhiều thời gian để dự án hoàn thành những gì mà team dev nêu ra. Qua bài viết này chắc các bạn đã hiểu được phần nào về dự án và có được quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc các bạn thành công. [...]
Hợp đồng thông minh là gì?
Hợp đồng thông minh là gì?BlockchainHợp đồng thông minh được Nick Szabo mô tả lần đầu tiên vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, ông định nghĩa hợp đồng thông minh là một công cụ để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính bằng cách kết hợp các giao thức với giao diện người dùng. Szabo đã thảo luận về khả năng sử dụng hợp đồng thông minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng – chẳng hạn các hệ thống tín dụng, xử lý thanh toán và quản lý bản quyền nội dung.Trong thế giới của tiền mã hóa, chúng ta có thể định nghĩa hợp đồng thông minh là một ứng dụng hoặc chương trình chạy trên blockchain. Hợp đồng thông minh giống như một hợp đồng kỹ thuật số bị bắt buộc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể. Các quy tắc này được do bộ mã máy tính xác định trước, và tất cả các nút (node) trong mạng đều phải sao chép và thực thi các quy tắc đó.Về bản chất, các hợp đồng thông minh trên blockchain cho phép tạo ra các giao thức không cần dựa trên sự tin cậy. Tức là hai bên trong hợp đồng có thể đưa ra các cam kết thông qua blockchain mà không cần phải biết hoặc tin tưởng lẫn nhau. Họ có thể đảm bảo rằng nếu các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn, hợp đồng sẽ không được thực thi. Ngoài ra, việc sử dụng hợp đồng thông minh loại bỏ nhu cầu đối với các bên trung gian, giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động.Mặc dù giao thức Bitcoin đã hỗ trợ hợp đồng thông minh trong nhiều năm, nhưng chúng trở nên phổ biến bởi Vitalik Buterin, người sáng tạo và nhà đồng sáng lập của Ethereum. Tuy nhiên, mỗi blockchain có một phương pháp triển khai hợp đồng thông minh khác nhau. Bài viết này sẽ tập trung vào các hợp đồng thông minh chạy trên Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine, EVM), một phần thiết yếu của blockchain Ethereum.Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?Nói một cách đơn giản, hợp đồng thông minh hoạt động như một chương trình tất định. Nó thực thi một tác vụ cụ thể trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện nhất định. Do đó, một hệ thống hợp đồng thông minh thường tuân theo các câu lệnh “nếu… thì…”. Bất chấp tên gọi của nó, hợp đồng thông minh thựa ra không phải là một hợp đồng pháp lý và cũng không thông minh. Chúng chỉ là một đoạn mã chạy trên một hệ thống phân tán (blockchain).Trên mạng Ethereum, các hợp đồng thông minh chịu trách nhiệm thực thi và quản lý các hoạt động diễn ra trên blockchain khi những người dùng (địa chỉ) tương tác với nhau. Bất kỳ địa chỉ nào không phải là hợp đồng thông minh đều được gọi là tài khoản độc lập (externally owned account, EOA). Do đó, hợp đồng thông minh do máy tính kiểm soát và EOA do người dùng kiểm soát.Về cơ bản, hợp đồng thông minh Ethereum bao gồm một mã hợp đồng và hai khóa công khai. Khóa công khai thứ nhất là khóa do người tạo hợp đồng cung cấp. Khóa còn lại đại diện cho chính hợp đồng, khóa này có vai trò như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi hợp đồng thông minh.Hợp đồng thông minh được triển khai thông qua giao dịch blockchain và chúng chỉ được kích hoạt khi một EOA (hoặc các hợp đồng thông minh khác) gọi chúng. Tuy nhiên, kích hoạt đầu tiên luôn từ phía EOA (người dùng).Các tính năng chínhHợp đồng thông minh Ethereum thường trình có các đặc điểm sau:Phân tán. Hợp đồng thông minh được sao chép và phân phối trong tất cả các nút của mạng Ethereum. Đây là một điểm khác biệt so với các giải pháp khác dựa trên các máy chủ tập trung.Tất định. Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hành động mà chúng được thiết kế để thực hiện trong trường hợp các điều kiện được thỏa mãn. Bên cạnh đó, các kết quả của hợp đồng thông minh không đổi dù người thực hiện là ai.Tự động. Hợp đồng thông minh có thể tự động hóa tất cả các loại tác vụ, nó hoạt động như một chương trình tự thực hiện. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu hợp đồng thông minh không được kích hoạt, nó sẽ duy trì trạng thái “không hoạt động” và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào.Không thể sửa đổi. Không thể sửa đổi hợp đồng thông minh sau khi triển khai. Chỉ có thể “xóa” chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước. Do đó, có thể nói rằng hợp đồng thông minh giống như một mã chống giả mạo.Có thể tùy chỉnh. Trước khi triển khai, hợp đồng thông minh có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung (Dapp). Điều này là bởi Ethereum là một blockchain có thể được sử dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề tính toán nào (Turing complete)Không cần dựa trên sự tin cậy. Hai hoặc nhiều bên của hợp đồng có thể tương tác thông qua hợp đồng thông minh mà không cần biết hoặc tin tưởng lẫn nhau. Ngoài ra, công nghệ blockchain đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.Minh bạch. Vì các hợp đồng thông minh dựa trên một blockchain công khai, không ai có thể thay đổi mã nguồn của chúng, mặc dù bất kỳ ai cũng có thể xem được.Tôi có thể thay đổi hoặc xóa hợp đồng thông minh không?Không thể thêm các chức năng mới vào hợp đồng thông minh Ethereum sau khi triển khai. Tuy nhiên, nếu người tạo ra hợp đồng đưa vào một chức năng gọi là TỰ HỦY (SELFDESTRUCT) trong bộ mã, họ có thể “xóa” hợp đồng thông minh trong tương lai – và thay thế nó bằng một hợp đồng mới. Ngược lại, nếu chức năng này không được đưa vào bộ mã từ trước, họ sẽ không thể xóa hợp đồng thông minh đó.Hãy lưu ý đến các hợp đồng thông minh có khả năng nâng cấp – với loại hợp đồng này, các nhà phát triển có thể thay đổi hợp đồng thông minh ở một mức độ nào đó. Có nhiều cách để tạo các hợp đồng thông minh có khả năng nâng cấp với mức độ phức tạp khác nhau.Lấy một ví dụ đơn giản, hãy tưởng tượng rằng một hợp đồng thông minh được chia thành nhiều hợp đồng nhỏ hơn. Một số hợp đồng nhỏ này không thể thay đổi còn một số khác có chức năng ‘xóa’. Điều này nghĩa là, có thể xóa và thay thế một phần của bộ mã (hợp đồng thông minh), trong khi các chức năng khác không thay đổi.Ưu điểm và trường hợp sử dụngLà một bộ mã có thể lập trình, hợp đồng thông minh có khả năng tùy chỉnh cao và có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau để có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ và giải pháp.Là các chương trình phi tập trung và tự thực hiện (self-executing), hợp đồng thông minh giúp tăng tính minh bạch và giảm chi phí hoạt động. Nếu được triển khai đúng cách, chúng cũng có thể tăng hiệu quả vận hành và giảm chi phí hành chính.Hợp đồng thông minh đặc biệt hữu ích trong các tình huống liên quan đến việc chuyển hoặc trao đổi tiền giữa hai hoặc nhiều bên.Nói cách khác, có thể thiết kế hợp đồng thông minh cho nhiều trường hợp sử dụng. Một số ví dụ bao gồm việc tạo ra các tài sản được token hóa, hệ thống bầu chọn, ví tiền mã hóa, các sàn giao dịch phi tập trung, trò chơi và ứng dụng di động. Cũng có thể kết hợp hợp đồng thông minh với các giải pháp blockchain khác để giải quyết các vấn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ thiện, chuỗi cung ứng, quản trị, và tài chính phi tập trung (DeFi).ERC-20Các token được phát hành trên blockchain Ethereum tuân theo một tiêu chuẩn được gọi là ERC-20. Tiêu chuẩn này mô tả các chức năng cốt lõi của tất cả các token dựa trên Ethereum. Do đó, các tài sản kỹ thuật số này thường được gọi là các token ERC-20 và phần lớn các loại tiền mã hóa hiện nay sử dụng tiêu chuẩn này. Nhiều công ty blockchain và công ty khởi nghiệp đã triển khai các hợp đồng thông minh để phát hành các token kỹ thuật số của họ trên mạng Ethereum. Sau khi phát hành, phần lớn các công ty này đã phân phối các token ERC-20 của họ thông qua các sự kiện Huy động Vốn Ban đầu (ICO). Việc sử dụng hợp đồng thông minh phần lớn giúp các công ty trao tiền và phân phối token theo cách thức không cần dựa trên sự tin cậy và hiệu quả.Hạn chếHợp đồng thông minh được tạo ra bởi bộ mã máy tính do con người viết ra. Điều này mang lại nhiều rủi ro vì bộ mã có khả năng bị tấn công và có lỗi. Tốt nhất, chúng nên được viết và triển khai bởi các lập trình viên giàu kinh nghiệm, đặc biệt là khi có liên quan đến thông tin nhạy cảm hoặc số tiền lớn. Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng các hệ thống tập trung cũng có thể cung cấp hầu hết các giải pháp và chức năng mà hợp đồng thông minh mang lại. Tuy nhiên, điều khác biệt là ở chỗ, các hợp đồng thông minh chạy trên một mạng ngang hàng (P2P) phân tán thay vì trên một máy chủ tập trung. Đồng thời các hợp đồng thông minh dựa trên hệ thống blockchain nên rất khó hoặc không thể sửa đổi và can thiệp. Tính chất không thể thay đổi là một ưu điểm lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là nhược điểm. Ví dụ, khi một Tổ chức Tự trị Phi tập trung (DAO) có tên là “The DAO” bị hack vào năm 2016, hàng triệu ether (ETH) đã bị đánh cắp do có sai sót trong mã hợp đồng thông minh của họ. Vì hợp đồng thông minh của họ là không thể thay đổi, nên các nhà phát triển không thể sửa mã. Điều này cuối cùng đã dẫn đến một bản cập nhật phần mềm bắt buộc (hard fork), tạo ra chuỗi Ethereum thứ hai. Nói một cách đơn giản, một chuỗi “đã hoàn nguyên” vụ tấn công và trả lại tiền cho các chủ sở hữu hợp pháp (chuỗi này là một phần của blockchain Ethereum hiện tại). Chuỗi còn lại đã quyết định không can thiệp vào vụ tấn công vì cho rằng không được thay đổi những điều xảy ra trên blockchain (chuỗi này hiện được gọi là Ethereum Classic).Điều quan trọng cần lưu ý là vấn đề không đến từ blockchain Ethereum mà do lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thông minh.Hợp đồng thông minh còn có một hạn chế khác liên quan đến tình trạng pháp lý của chúng. Điều này không chỉ bởi vì các hợp đồng thông minh có một trạng thái pháp lý không rõ ràng, mà còn bởi vì các hợp đồng thông minh không phù hợp với khung pháp lý hiện tại.Ví dụ, nhiều hợp đồng yêu cầu cả hai bên phải có danh tính rõ ràng và trên 18 tuổi. Tính chất ẩn danh của người dùng cùng với việc không sử dụng các bên trung gian của công nghệ blockchain có thể khiến nó không đáp ứng được những yêu cầu này. Mặc dù có thể có giải pháp cho vấn đề này, nhưng việc có thể áp dụng các biện pháp bắt buộc về mặt pháp lý cho hợp đồng thông minh là một thách thức thực sự – đặc biệt khi thực hiện trên các các mạng phân tán, không biên giới.Các ý kiến phê bìnhMột số người yêu thích blockchain coi hợp đồng thông minh là một giải pháp sẽ sớm thay thế và tự động hóa một phần lớn các hoạt động thương mại và hệ thống hành chính của chúng ta. Mặc dù điều này có thể trở thành hiện thực, hợp đồng khó có thể trở thành chuẩn mực.Hợp đồng thông minh chắc chắn một sản phẩm công nghệ thú vị, tuy nhiên, tính chất phân tán, tất định, minh bạch và không thể thay đổi có thể khiến chúng khó sử dụng trong một số tình huống.Về cơ bản, các ý kiến phê bình dựa vào thực tế là hợp đồng thông minh không phải là giải pháp phù hợp cho nhiều vấn đề trong thế giới thực. Trên thực tế, một số tổ chức nhận thấy các giải pháp dựa trên máy chủ thông thường có nhiều ưu điểm hơn.So với các hợp đồng thông minh, việc bảo trì các máy chủ tập trung dễ hơn và có chi phí thấp hơn, đồng thời dường như có tốc độ hoạt động nhanh hơn cũng như khả năng liên lạc qua mạng (khả năng tương tác) hiệu quả hơn.Kết luậnCó thể khẳng định rằng hợp đồng thông minh đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới tiền mã hóa, và chúng chắc chắn đã làm thay đổi không gian blockchain. Mặc dù người dùng cuối có thể không tương tác trực tiếp với các hợp đồng thông minh, nhưng những hợp đồng này có thể là cơ sở cho hàng loạt các ứng dụng trong tương lai, từ dịch vụ tài chính đến quản lý chuỗi cung ứng.Khi kết hợp với nhau, hợp đồng thông minh và blockchain có khả năng thay đổi hầu hết các lĩnh vực trong xã hội của chúng ta. Nhưng chúng ta cần chờ đợi để xem liệu những công nghệ đột phá này có thể vượt qua nhiều rào cản để được áp dụng trên quy mô lớn hay không. [...]
Hedera Hashgraph (HBAR) là gì?
Hedera Hashgraph (HBAR) là gì?BlockchainHedera Hashgraph là gì?Hedera Hashgraph xây dựng một nền tảng mà trên đó, mọi người có thể hợp tác, giao dịch mà không cần biết / hoặc tin người kia, và không cần đến bên thứ 3. Nền tảng này có tốc độ giao dịch cực kỳ nhanh, khả năng mở rộng tốt và tạo được sự công bằng cho tất cả mọi người, không tốn tài nguyên điện hay các bộ máy cồng kềnh. Hơn nữa, nền tảng này còn cho phép các coder phát triển hàng loạt các Dapps trên đó.Tóm lại, Hashgraph sẽ là một nền tảng có hiệu suất cao, bảo mật tốt, quản trị từ các lãnh đạo đi đầu các ngành công nghiệp, kiểm soát kỹ thuật và pháp lý để đảm bảo tính ổn định cho nền tảng.Phân biệt Blockchain và HashgraphKết cấuBlockchain: Blockchain được ví như một cái câu khẳng khiu, khi mỗi cành thêm mới thì sẽ đều phải đốn đi, để giữ được chuỗi chính duy nhất đó.Hashgraph: Ngược lại, tại Hashgraph, các cành cây thêm mới không bị chặt đi, mà có thể tiếp tục phát triển, tạo nên một mạng lưới rộng hơn. Và sau đó, càng cành cây sẽ lại hướng trở lại, tạo thành một thể thống nhất.ScalabilityBlockchain: Nếu các block được tạo ra quá nhanh, cả mạng lưới sẽ không thể xử lý kịp. Vì vậy, blockchain cần những thuật toán đồng thuận như PoW để làm chậm quá trình đó lại.Hashgraph: Còn Hashgraph thì không, các user có thể thoải mái tạo giao dịch, block ở bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, các giao dịch tại Hashgraph thường sẽ nhanh hơn.Những điểm mạnh trong công nghệ của HashgraphSử dụng giao thức gossipCác nút trong hệ thống sẽ nhanh chóng trao đổi dữ liệu với các nút khác trong cộng đồng. Nền tảng tự động xây dựng một cấu trúc dữ liệu hashgraph sử dụng giao thức “gossip about gossip“. Cấu trúc dữ liệu này là mật mã an toàn và có chứa lịch sử truyền thông trong một cộng đồng. Sử dụng nó như là một đầu vào, các nút chạy cùng một thuật toán đồng nhất quyền bỏ phiếu ảo như các nút khác. Cộng đồng đạt được sự đồng thuận về trật tự và thời gian mà không có bất kỳ thông tin liên lạc qua internet.Hiệu suất tối ưuTốc độ giao dịch của Hedera Hashgraph đạt đến 250.000 giao dịch/giây, vượt qua tốc độ của Blockchain 3.0 là 100.000 giao dịch/giây. Nền tảng của Hashgraph được xây dựng dựa trên thuật toán đồng thuận bỏ phiếu ảo được phát minh bởi tiến sĩ Leemon Baird. Thuật toán này cung cấp hiệu quả gần như hoàn hảo cả việc sử dụng băng thông, xử lý hàng trăm nghìn lượt mỗi giây và xác minh hơn một triệu tín hiệu mỗi giây. Thời gian tính toán được tính bằng giây; chứ không phải phút, giờ hay ngày. Đồng thuận là 100% chắc chắn và duy nhất của Hedera, đảm bảo không bao giờ thay đổi.Nền tảng Hedera HashgraphNền tảng Hedera Hashgraph cung cấp một thuật toán mới. Với thuật toán này, những người không biết hoặc không tin tưởng lẫn nhau để hợp tác an toàn và giao dịch trực tuyến mà không cần đến một người trung gian nào khác. Nền tảng này giúp cho các giao dịch trở nên cực kỳ nhanh chóng, an toàn và công bằng. Khác với một số nền tảng dựa trên nền tảng blockchain, không đòi hỏi phải có POW (bằng chứng công việc). Hashgraph cho phép và trao quyền cho các nhà phát triển xây dựng nên ứng dụng phân quyền với các tính năng chưa từng có trước đó.Bảo mật tối ưuHashgraph có độ bảo mật gần như tuyệt đối khi nó áp dụng thuật toán aBTF (asynchronous Byzantine fault tolerance).Công bằngHedera Hashgraph là công bằng, đảm bảo thứ tự thống nhất của giao dịch và phản ánh thứ tự giao dịch mà cộng đồng đã nhận được. Nền tảng này đảm bảo rằng không một người dùng nào có thể chặn các giao dịch vào cộng đồng và không một nhóm nhỏ người sử dụng nào có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sự đồng thuận của các giao dịch này. Những tính năng này không có trong nhiều công nghệ phân quyền, nhưng là một yêu cầu đối với các ứng dụng hiện tại ngày nay, chẳng hạn như thị trường và trò chơi.ArchitectureChúng ta có thể hình dung một kết cấu như sau:Layer 1 là layer InternetLayer 2 là Hashgraph consensus layerLayer 3 là Service layer: gồm có cryptocurrency, file storage và smart contractsHashgraph sử dụng gossip about gossip protocol và virtual voting consensus algorithm để vận hành nền tảng.Trong Hashgraph, các node sẽ gossip về các thông tin mới cho các node khác ngẫu nhiên, từ đó phân tán thông tin ra toàn hệ thống. Như vậy, các node sau sẽ được gossip lại các thông tin mà các node khác mới gossip. Nên đây được gọi là “Gossip about Gossip” Protocol.Khi biết được các thông tin đã được gossip, việc nhận biết các node dự định vote gì cũng khá dễ dàng. Các thông tin đó được coi là input trong thuật toán virtual voting.Để thực hiện thuật toán virtual voting này, Hedera Hashgraph cũng sẽ sử dụng thêm thuật toán PoS, thuật toán này giúp việc thương lượng bonus sẽ dễ dàng hơn, vì khi đó, các node sẽ được thưởng dựa trên số token mà nó nắm giữ.Crypto EconomicsStaking and proxy stakingCác node sẽ được tham gia vào quá trình đồng thuận, và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào số token mà node đó nắm giữ. Và các node trên sẽ được thưởng hoa hồng dựa trên phần trăm số token nắm giữ đó.Proxy staking: các user mà ko phải là node khi muốn nhận được thì sẽ được stake số coin nắm giữ và nhận hoa hồng.Payments và FeesChúng ta có thể liệt kê 3 loại fee chính:Node fee: một user sẽ nhờ một node thực hiện giao dịch, sau đó, node này sẽ gossip thông tin giao dịch đó trên event tiếp theo. Khi đó, các node được nhận một khoản phí từ user.Service fee: user phải trả một khoản phí nhất định để sử dụng các dịch vụ trên mạng lướiTransaction fee: phí giao dịch, phí giao dịch ko cao và sẽ được tính theo số lượng tiền giao dịch và số lưu lượng cần dùng cho giao dịch.Sau khi tổng hợp các phí trên thì mỗi một ngày Hashgraph sẽ có những khoản payments, 1 là incentive payment: trả thưởng cho các node tham gia (theo các chỉ tiêu nhất định), và số hoa hồng phụ thuộc vào số% token mà node đó nắm giữ.Theo thời kì nhất định thì Hedera sẽ có các khoản payment riêng cho các member council cho những đóng góp của họ.Dự án này tiên tiến thế nào?Hội đồng Hedera HashgraphHedera Hashgraph Council sẽ là cơ quan quản lý của mạng lưới Hedera Hashgraph. Hội đồng sẽ bao gồm 39 tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực của mình, với các thành viên được thiết kế để phản ánh một loạt các ngành công nghiệp và địa lý, để có được thương hiệu cao và các vị trí đáng tin cậy trên thị trường, và để khuyến khích nhiều quan điểm. Các Thành viên Chính phủ sẽ bầu Hội đồng quản trị và cũng có thể đóng góp chuyên môn thông qua các thành viên tiểu ban. Các điều khoản về quản trị của Hedera đảm bảo rằng không một thành viên nào có quyền kiểm soát và không một nhóm nhỏ nào có ảnh hưởng quá đáng đến toàn thể cơ chế.Quản trịMô hình quản trị của Hedera Hashgraph được ràng buộc bởi hai nguyên tắc cơ bản: phân cấp và ổn định. Hội đồng Quản trị được bầu sẽ điều hành hội đồng bằng cách thiết lập chính sách cho thành viên hội đồng, điều chỉnh các quy tắc và mã thông tin mạng, đồng thời phê duyệt thay đổi đối với nền tảng codebase. Quản trị được thiết kế để duy trì triết lý phân quyền, và ngăn cản việc củng cố quyền lực trong quá trình mà các nút hoàn chỉnh đạt được thỏa thuận về thứ tự giao dịch trên nền tảng. Mô hình quản trị, kết hợp với sự bảo mật và cơ chế mạnh mẽ để hỗ trợ các quyết định của cơ quan quản lý, cho phép một nền tảng phân cấp và ổn định tạo ra sự tin tưởng cần thiết để đạt được sự chấp nhận rộng rãi.Phân cấpCác chính sách và cấu trúc của Hedera Hashgraph nhằm đảm bảo sự phân bố rộng rãi, công bằng của một mật mã hoá bản địa và đảm bảo các nút trong mạng đang được sử dụng đầy đủ. Các nút biểu diễn một phiếu cho mỗi mã thông báo của mật mã bí mật ban đầu mà chúng giữ. Các nút mới sẽ có thể tham gia mạng lưới và được bồi thường cho các dịch vụ của họ trong việc duy trì nền tảng. Số lượng các nút sẽ tăng nhanh, đảm bảo quyền ưu tiên bỏ phiếu đồng thuận được phân phối trên khắp thế giới. Sự phân quyền này ngăn không cho thông đồng của một vài nút tấn công hệ thống, chẳng hạn như giả mạo mật mã, chỉnh sửa sổ sách kế toán một cách không thích hợp hoặc ảnh hưởng đến thứ tự thống nhất của giao dịch.Tính ổn địnhHedera Hashgraph Council mô tả một không gian ảo được tin cậy, an toàn và không cần máy chủ trung tâm. Nhận ra tầm nhìn này là không thể nếu không có sự ổn định của nền tảng, chỉ đạt được nếu các quyết định của cơ quan quản lý có thể thi hành được. Để tạo điều kiện cho sự quản lý có ý nghĩa này, các cơ chế pháp lý và kỹ thuật được cung cấp cho các Thành viên quản trị. Các kiểm soát này bảo vệ cộng đồng bằng cách đảm bảo rằng nền tảng sẽ không biến thành cryptocurrency cạnh tranh, đảm bảo hiệu lực của phần mềm và cung cấp quyền truy cập vào một cơ sở mã minh bạch mà không có giấy phép hoặc sự chấp thuận nào được yêu cầu. Với sự ổn định này, các thị trường chính thống sẽ có khuynh hướng sử dụng sổ sách phân phối công cộng cho các ứng dụng thương mại của họ.Tuân thủHedera Hashgraph Council sẽ cung cấp một cơ chế nhận dạng tùy chọn cho phép bạn tự do ràng buộc các danh tính đã được kiểm chứng với ví dụ về bí mật. Điều này nhằm cung cấp cho các chính phủ các sự giám sát cần thiết và quan trọng đối với việc áp dụng rộng rãi các sổ cái phân phối công cộng. Cơ chế nhận dạng là hoàn toàn tùy chọn; bạn có thể quyết định loại thông tin nào, nếu có, để tiết lộ. Hedera dự định làm việc với các chính phủ để mang lại mức độ an ninh như nhau cho sổ cái công chúng như hiện nay đang có trong hệ thống tài chính.Tầm nhìn và sứ mệnhDự án tin tưởng vào một thế giới trực tuyến đáng tin cậy, an toàn hơn và công bằng hơn. Một không gian ảo chia sẻ, nơi bạn có thể chơi trò chơi, làm việc và mua bán hàng hoá và dịch vụ một cách an toàn mà không cần ủy thác cho tổ chức trung tâm dữ liệu và quyền riêng tư của bạn. Hashgraph tin rằng bạn nên tự tin khi tương tác với người khác và cảm thấy an toàn trong cộng đồng kỹ thuật số của mình. Dự án tin rằng sự kiểm soát thuộc về bạn.Đồng tiền ảo HBARHBAR là đồng tiền điện tử của Hedera Hashgraph. Đây là một dạng Utility Token và được phát hành với mục đích bảo vệ hệ thống bằng cơ chế đồng thuận PoS, cũng như khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới.Một số trường hợp sử dụng đồng tiền HBAR như:Trả phí dịch vụ khi có giao dịch trên mạng lưới của Hedera.Staking và trở thành các nodes xử lý giao dịch.Trả thưởng cho các nodes tham gia. Dựa trên công sức đóng góp của họ và lượng HBAR Token họ đang nắm giữ. [...]
Chào Bán Trên Sàn Lần Đầu (IEO) Là Gì?
Chào Bán Trên Sàn Lần Đầu (IEO) Là Gì?BlockchainTóm lượcIEO thường được tiến hành khi một dự án tiền mã hoá mới muốn tung sản phẩm tiền mã hoá hoặc blockchain của mình ra thị trường nhưng lại chưa có đủ số vốn cần thiết. IEO khác với Phát hành tiền mã hóa đầu tiên (ICO) ở chỗ nó có thể thực hiện được với sự trợ giúp của một sàn giao dịch tiền mã hóa, ví dụ như Binance. Các dự án có thể gây quỹ có thể tận dụng lợi thế từ cơ sở khách hàng có sẵn của sàn giao dịch và đưa token lên sàn ngay sau đó.Giới thiệuCó hàng nghìn dự án tiền mã hóa và blockchain đang tồn tại hoặc đang được phát triển. Hầu hết các dự án đều cần nguồn tài chính để duy trì hoạt động của các nhà phát triển và các cộng tác viên tham gia. Tuy vậy, không phải dự án nào cũng nhận được sự tài trợ hoặc đóng góp hào phóng từ những người lắm tiền. Thường thì sớm hay muộn, các nhà phát triển đều sẽ cần đến nguồn vốn từ bên ngoài.Đối với các nhà phát triển, có nhiều cách khác nhau để huy động vốn. Việc cố gắng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm (các VC) có thể tốn nhiều thời gian, thu được ít hoặc không có kết quả. Việc đúc tiền trước khi dự án ra mắt – được gọi là “đào-trước” – và giữ tiền trong kho chứa sẵn có thể được thực hiện, nhưng thường vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng.IEO có thể là một lựa chọn tốt trong trường hợp đội ngũ nhà phát triển có kế hoạch hành động và tập trung nhằm đưa tầm nhìn của dự án thành sự thật.IEO là gì?Như tên gọi, Chào bán trên sàn lần đầu (IEO) là việc sử dụng sàn giao dịch tiền mã hóa để huy động vốn cho một dự án mới. Việc giao dịch tài sản trên các nền tảng này là điều phổ biến, nhưng điều đó thường chỉ xảy ra sau khi các nhà phát triển đã huy động vốn thành công để bắt đầu dự án của họ. Với IEO, các nhà đầu tư nhạy bén có thể mua những tài sản này trước khi chúng có mặt trên thị trường. Với sự trợ giúp của sàn giao dịch trong việc mở bán token, người dùng đã cung cấp thông tin KYC có thể mua token trước khi token được giao dịch trên thị trường mở. Vì IEO được thực hiện bởi một sàn giao dịch, các công ty khởi nghiệp chọn con đường này phải nghiêm túc về kế hoạch hành động của họ. Trong hầu hết các trường hợp, đề xuất IEO sẽ được xem xét nghiêm ngặt bởi sàn giao dịch tham gia hỗ trợ. Nói một số cách, các sàn giao dịch đặt cược danh tiếng của mình vào các dự án IEO mà họ quyết định cung cấp.Một lần IEO được tổ chức như thế nào?Mặc dù công nghệ blockchain tương đối mới mẻ, nhưng đã có hàng nghìn công ty và nhóm khởi nghiệp tiền mã hóa đang hoạt động. Nhiều người trong số đó đang cạnh tranh để có được các nhà đầu tư tiềm năng thông qua các sự kiện ICO hoặc IEO. Khi các nhà phát triển của một dự án tiền mã hóa quyết định họ muốn tổ chức IEO, một thủ tục phức tạp phải được thực hiện, trước khi họ có thể huy động được đồng đô-la đầu tiên.Đối với nhóm dự án, họ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Trong đó, có yêu cầu về mô hình kinh doanh rõ ràng, các thành viên trong nhóm có kinh nghiệm, khả thi về mặt công nghệ và việc chuẩn bị sẵn whitepaper cho dự án cũng rất quan trọng. Tổ chức một cuộc IEO cũng giống như việc tuyên bố rằng các nhà sáng lập cam kết đi lâu dài để đạt được thành công của dự án. Ngoài ra, họ cần xác định xem lần Chào bán ban đầu của họ trên sàn sẽ có giới hạn cứng hay mềm. Một giới hạn cứng đảm bảo rằng nhà đầu tư không thể đầu tư nhiều hơn một số tiền nhất định. Một giới hạn mềm đặt ra mục tiêu ban đầu để theo đuổi mục tiêu ban đầu nhưng sau đó cho phép nhiều khoản đầu tư nhỏ giọt hơn. Một quyết định IEO được đưa ra, đội ngũ phát triển phải chọn đâu là sàn giao dịch hỗ trợ phù hợp. Binance Launchpad đã giúp cho hàng chục dự án đạt được mục tiêu gọi vốn đầu tư của họ. Một số ví dụ bao gồm BitTorrent (BTT), Band Protocol (BAND), Axie Infinity (AXS), Alpha Finance Lab (ALPHA) và WazirX (WRX). Các sàn giao dịch khác cũng đã thiết lập nền tảng IEO của riêng họ, mỗi nền tảng đều có những lợi ích, yêu cầu và nhược điểm tiềm ẩn riêng.Lí do các dự án blockchain thực hiện IEOViệc huy động vốn cho các dự án tiền mã hóa hoặc blockchain mới có thể khá khó khăn. Tương tự như bất kỳ ngành nào, có rất nhiều sự cạnh tranh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Không phải ai cũng có thể thu hút thành công vốn đầu tư thông qua các phương tiện truyền thống.IEO có thể hữu ích vì nó phục vụ những người vốn đang nắm giữ tiền mã hóa. Ngoài ra, các sàn giao dịch cũng giúp các dự án có thêm tín nhiệm khi huy động vốn. Sau tất cả, sàn giao dịch cũng đang đặt cược danh tiếng của mình bằng cách tạo điều kiện cho IEO. Mặc dù vậy, mọi người vẫn nên tự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ cam kết tài chính nào.Đối với các dự án muốn huy động tiền bằng sự trợ giúp của sàn giao dịch, IEO là một cách làm đáng để thử. Hầu hết các các Đợt chào bán token trên sàn lần đầu tiên đều “cháy hàng” rất nhanh, phụ thuộc vào tầm nhìn của dự án và các ứng dụng trong thực tế. Token của dự án cũng sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch ngay sau khi đợt mở bán kết thúc.So sánh IEO và ICO.Trên lý thuyết, khái niệm IEO khá tương đồng với ICO. Trong bong bóng ICO diễn ra vào các năm 2017- 2018 trên Ethereum, các ICO được tổ chức hàng ngày. Nhiều dự án đã huy động thành công được hàng triệu đô-la, mặc dù cũng lắm các dự án gây hiểu nhầm hay các vụ lừa đảo. Vì không có ai đứng ra kiểm định các dự án ICO, nên hình thức này dần phát triển thành IEO – phương pháp huy động vốn được nhiều người cho là đáng tin cậy hơn. Nhiều ICO đã bị phát hiện vi phạm luật chứng khoán của Hoa Kỳ, dẫn đến nhiều vụ kiện khác nhau và dẫn tới việc phải hoàn trả lại tiền cho các nhà đầu tư.Tham gia vào một ICO cũng mang lại nhiều rủi ro hơn cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phải gửi bitcoin hoặc ether vào một hợp đồng thông minh hoặc một trang web và hy vọng họ sẽ nhận được token. Bất kỳ ai có kiến thức cơ bản về hợp đồng thông minh và kỹ năng phát triển web đều có thể tạo ra một trang web bóng bẩy với một lộ trình đầy hứa hẹn và bắt đầu huy động tiền từ cộng đồng. Nhưng dự án của họ có thể khác xa so với những gì nhà đầu tư tưởng tượng và mang lại rủi ro rất lớn cho những ai đầu tư vào ICO.Trong khi đó, IEO giảm thiểu rất nhiều những rủi ro này. Các nhà đầu tư gửi tiền qua ví sàn, thay vì gửi trực tiếp đến dự án. Các dự án không trung thực hoặc các nhóm có ít ý thức kinh doanh sẽ không thể tiến hành IEO thành công, do các yêu cầu để IEO là rất nghiêm ngặt.Ngoài ra, IEO có rủi ro thấp hơn và linh hoạt hơn so với ICO. Các token sẽ được liệt kê ngay sau đó trên sàn giao dịch. Đối với các nhà đầu tư, điều này giúp họ dễ dàng thoát khỏi vị thế hơn nếu họ cảm thấy cần phải làm như vậy.Những rủi ro và cơ hội của IEOMặc dù mọi IEO đều được kiểm tra bởi sàn giao dịch tham gia, nhưng không có khoản đầu tư nào là không có rủi ro. Có thể dự án gây quỹ sẽ không thể hiện thực hóa tầm nhìn của nó. Điều này có thể diễn ra và sẽ tác động đến giá token, bất kể giá trị của nó là như thế nào khi mới phát hành bằng IEO.Như đã nói, IEO cũng là một cơ hội tốt để tạo ra lợi nhuận khi đầu tư. Việc mua sớm các token trong khi biết rằng chúng sẽ được niêm yết ngay trên các thị trường có tính thanh khoản tốt có thể tạo ra một số cơ hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các token IEO đều sẽ tăng giá trị khi chúng bắt đầu được giao dịch.Tổng kếtTần suất IEO thấp hơn đã giúp loại bỏ một số dự án kém giá trị trong không gian tiền mã hóa và blockchain. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là hoàn hảo, nhưng có vẻ như IEO ít nhất đang đi đúng hướng.Chỉ vì là IEO, không có nghĩa là mọi người nên đầu tư vào những lần chào bán này. Hãy luôn thực hiện việc thẩm định của cá nhân bạn, bất chấp mục tiêu gây quỹ của các công ty và dự án như thế nào. Có những lợi ích khi bỏ tiền vào IEO, nhưng cũng không thể bỏ qua những rủi ro của nó.  [...]
Máy tính lượng tử và tiền mã hóa
Máy tính lượng tử và tiền mã hóaBlockchainGiới thiệuMáy tính lượng tử là những cỗ máy mạnh mẽ có thể giải các phương trình phức tạp nhanh hơn nhiều so với máy tính thông thường. Một số chuyên gia ước tính rằng chúng có thể bẻ khóa mã hóa mà các máy tính nhanh nhất hiện nay có thể mất hàng ngàn năm để bẻ khóa chỉ trong vài phút. Do đó, hầu hết các cơ sở hạ tầng bảo mật kỹ thuật số ngày nay có thể gặp rủi ro — bao gồm phương thức mã hóa là nền tảng của Bitcoin và tiền mã hóa.Bài viết này sẽ giới thiệu về sự khác biệt giữa máy tính lượng tử khác và máy tính thông thường và những rủi ro chúng gây ra đối với tiền mã hóa và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.Mật mã bất đối xứng và bảo mật InternetMật mã bất đối xứng (còn được gọi là mật mã khóa công khai) là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái tiền mã hóa và hầu hết các cơ sở hạ tầng Internet. Nó dựa vào một cặp khóa để mã hóa và giải mã thông tin – cụ thể là khóa công khai để mã hóa và khóa riêng để giải mã. Ngược lại, mật mã khóa đối xứng chỉ sử dụng một khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu.Khóa công khai có thể được tự do chia sẻ và sử dụng để mã hóa thông tin, sau đó chỉ có thể được giải mã bằng khóa riêng tương ứng. Điều này đảm bảo rằng chỉ người nhận dự định mới có thể truy cập thông tin được mã hóa.Một trong những ưu điểm chính của mật mã bất đối xứng là khả năng trao đổi thông tin mà không cần chia sẻ khóa chung trên một kênh không tin cậy. Nếu không có khả năng quan trọng này, sẽ không thể đạt được bảo mật trên Internet. Ví dụ, thật khó để tưởng tượng ngân hàng trực tuyến mà không có khả năng mã hóa thông tin một cách an toàn giữa các bên không tin cậy.Nếu bạn muốn đọc thêm về chủ đề này, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết Mã hóa đối xứng và bất đối xứng.Một số tính năng bảo mật của mật mã bất đối xứng dựa trên giả định rằng thuật toán tạo cặp khóa khiến việc tìm được khóa riêng từ khóa chung trở nên rất khó khăn, trong khi việc tìm ra khóa công khai từ khóa riêng rất đơn giản. Trong toán học, đây được gọi là hàm bẫy, bởi vì chỉ có thể tính được một chiều mà không tính được chiều ngược lại. Hiện nay, hầu hết các thuật toán hiện đại được sử dụng để tạo cặp khóa đều dựa trên các hàm bẫy toán học đã biết. Các hàm bẫy này có thể giải được trong một khung thời gian khả thi đối với bất kỳ máy tính hiện có nào. Sẽ mất rất nhiều thời gian để ngay cả những cỗ máy mạnh nhất để thực hiện các tính toán này.Tuy nhiên, điều này có thể sớm thay đổi với sự phát triển của các hệ thống máy tính mới gọi là máy tính lượng tử. Để hiểu tại sao máy tính lượng tử lại mạnh mẽ như vậy, hãy xem cách thức hoạt động của máy tính thông thường trước.Máy tính cổ điểnMáy tính mà chúng ta biết ngày nay có thể được gọi là máy tính cổ điển. Điều này có nghĩa là các tính toán được thực hiện theo thứ tự tuần tự – một tác vụ tính toán được thực thi và sau đó một tính toán khác có thể được bắt đầu. Điều này là do thực tế là bộ nhớ trong một máy tính cổ điển phải tuân theo các định luật vật lý và chỉ có thể có trạng thái 0 hoặc 1 (tắt hoặc bật).Các phương pháp phần cứng và phần mềm khác nhau tồn tại cho phép các máy tính chia nhỏ các phép tính phức tạp thành các phần nhỏ hơn để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, những thành phần cơ sở vẫn giữ nguyên. Một nhiệm vụ tính toán phải được hoàn thành trước khi một nhiệm vụ khác có thể được bắt đầu.Hãy lấy ví dụ máy tính phải đoán một khóa 4 bit. Mỗi số trong số 4 bit có thể là 0 hoặc 1. Có 16 tổ hợp có thể, như được hiển thị trong bảng:Máy tính cổ điển cần đoán riêng từng tổ hợp, mỗi lần một tổ hợp. Hãy tưởng tượng có một ổ khóa và 16 chìa trên chùm chìa khóa. Phải thử từng chìa trong 16 chìa đó. Nếu chìa đầu tiên không mở khóa thì thử chìa tiếp theo, và cứ thế cho đến khi tìm được chìa có thể mở khóa.Tuy nhiên, khi độ dài của khóa tăng lên, số lượng tổ hợp có thể tăng theo cấp số nhân. Trong ví dụ trên, nếu thêm một bit vào khóa để tăng độ dài khóa lên 5 bit sẽ dẫn đến 32 tổ hợp có thể. Tăng nó lên 6 bit sẽ dẫn đến 64 tổ hợp có thể. Với 256 bit, số lượng tổ hợp có thể gần với số lượng nguyên tử có thể quan sát được trong vũ trụ.Ngược lại, tốc độ xử lý tính toán chỉ tăng trưởng tuyến tính. Nhân đôi tốc độ xử lý của máy tính dẫn chỉ có thể gấp đôi số lần đoán có thể được thực hiện trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng theo cấp số nhân vượt xa bất kỳ tiến trình tuyến tính nào của máy tính phỏng đoán.Người ta ước tính rằng sẽ mất hàng thiên niên kỷ để một hệ thống máy tính cổ điển có thể đoán được một khóa 55 bit. Kích thước tối thiểu được đề xuất cho một hạt giống được sử dụng trong Bitcoin là 128 bit, và nhiều loại ví sử dụng 256 bit.Dường như điện toán cổ điển không phải là mối đe dọa đối với mã hóa bất đối xứng được sử dụng bởi tiền mã hóa và cơ sở hạ tầng Internet.Máy tính lượng tửCó một loại máy tính mới được phát triển và có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này – đó là máy tính lượng tử. Máy tính lượng tử dựa trên các nguyên tắc cơ bản được mô tả trong lý thuyết cơ học lượng tử, liên quan đến cách thức các hạt hạ nguyên tử hoạt động.Trong các máy tính cổ điển, một bit được sử dụng để biểu diễn thông tin và một bit có thể có trạng thái 0 hoặc 1. Máy tính lượng tử hoạt động với các bit lượng tử hoặc qubit. Một qubit là đơn vị thông tin cơ bản trong máy tính lượng tử. Cũng giống như một bit, một qubit có thể có trạng thái 0 hoặc 1. Tuy nhiên, nhờ đặc thù của các hiện tượng cơ học lượng tử, trạng thái của một qubit cũng có thể là cả 0 và 1 cùng một lúc.Điều này đã thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện toán lượng tử, và cả các trường đại học và các công ty tư nhân đều đầu tư thời gian và tiền bạc để khám phá lĩnh vực mới thú vị này. Giải quyết các lý thuyết trừu tượng và các vấn đề kỹ thuật thực tế mà lĩnh vực này đưa ra sẽ là một trong số những thành tựu công nghệ của con người.Thật không may, một tác dụng phụ của các máy tính lượng tử này là chúng có thể giải quyết dễ dàng các thuật toán hình thành nền tảng của mật mã bất đối xứng, điều này làm phá vỡ cơ bản các hệ thống dựa vào chúng.Hãy xem xét ví dụ về việc bẻ các khóa 4 bit một lần nữa. Về mặt lý thuyết, một máy tính 4 qubit có thể thực hiện tất cả 16 trạng thái (tổ hợp) trong một tác vụ tính toán duy nhất. Xác suất tìm thấy khóa chính xác sẽ là 100% trong khoảng thời gian cần thiết để thực hiện tính toán này.Mật mã bảo vệ chống lại lượng tửSự xuất hiện của công nghệ điện toán lượng tử có thể làm suy yếu nền tảng mã hóa của hầu hết các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại của chúng ta, bao gồm cả tiền mã hóa.Điều này sẽ đe dọa đến sự an ninh, các hoạt động và thông tin liên lạc của toàn thế giới, ảnh hưởng đến các chính phủ và các tập đoàn đa quốc gia đến người dùng cá nhân. Không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm và phát triển các biện pháp bảo vệ trước công nghệ này. Các thuật toán mã hóa được cho là an toàn trước mối đe dọa của máy tính lượng tử được gọi là thuật toán bảo vệ chống lại lượng tử.Ở mức độ cơ bản, có vẻ như rủi ro liên quan đến máy tính lượng tử có thể được giảm thiểu bằng mật mã khóa đối xứng bằng cách tăng độ dài của khóa. Lĩnh vực mã hóa đã bị loại bỏ bởi mật mã khóa bất đối xứng do các vấn đề phát sinh từ việc chia sẻ một khóa bí mật chung trên một kênh mở. Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại khi điện toán lượng tử phát triển.Vấn đề chia sẻ an toàn một khóa chung trên một kênh mở cũng có thể tìm thấy giải pháp từ mật mã học lượng tử. Đang có các tiến bộ trong việc phát triển các biện pháp đối phó chống nghe lén. Nghe lén trên một kênh chia sẻ có thể được phát hiện bằng cách sử dụng các nguyên tắc tương tự cần thiết cho sự phát triển của máy tính lượng tử. Điều này sẽ cho phép chúng ta biết liệu một khóa đối xứng từng được chia sẻ trước đây hay đã bị đọc hoặc giả mạo bởi bên thứ ba.Ngoài ra, đang có những con đường nghiên cứu khác đang được thực hiện để tìm ra biện pháp chống lại các cuộc tấn công dựa trên lượng tử có thể. Chúng có thể bao gồm các kỹ thuật cơ bản như băm để tạo kích thước tin nhắn lớn hoặc các phương thức khác như mật mã dựa trên mạng tinh thể. Tất cả các nghiên cứu này nhằm tạo ra các loại mã hóa mà máy tính lượng tử sẽ khó bẻ khóa.Máy tính lượng tử và khai thác BitcoinKhai thác bitcoin cũng sử dụng mật mã. Các thợ đào cạnh tranh để giải một câu đố mật mã để đổi lấy phần thưởng khối . Nếu một thợ đào duy nhất có quyền truy cập vào một máy tính lượng tử, người đó có thể chiếm ưu thế trên mạng. Điều này sẽ làm giảm sự phi tập trung của mạng và có khả năng khiến nó bị tấn công 51%. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây không phải là một mối đe dọa ngay lập tức. Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASIC) có thể làm giảm hiệu quả của một cuộc tấn công như vậy — ít nhất là trong tương lai gần. Ngoài ra, nếu nhiều người khai thác có quyền truy cập vào máy tính lượng tử, nguy cơ bị tấn công như vậy sẽ giảm đáng kể.Kết luậnĐiện toán lượng tử và mối đe dọa mà nó mang đến cho việc triển khai mã hóa bất đối xứng dường như chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề cần quan tâm ngay lập tức – có những rào cản lớn về mặt lý thuyết và kỹ thuật cần phải vượt qua trước khi nó được thực hiện đầy đủ.Do các cổ phần to lớn liên quan đến bảo mật thông tin, việc bắt đầu đặt nền tảng chống lại một vectơ tấn công trong tương lai là điều hợp lý. Rất may, có rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai thành các giải pháp tiềm năng để triển khai cho các hệ thống hiện có. Về mặt lý thuyết, những giải pháp này sẽ bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta trước mối đe dọa của máy tính lượng tử.Các tiêu chuẩn bảo vệ chống lại lượng tử có thể được phân phối cho công chúng rộng hơn giống như cách triển khai mã hóa đầu cuối thông qua các trình duyệt và ứng dụng nhắn tin nổi tiếng. Khi các tiêu chuẩn này được hoàn thiện, hệ sinh thái tiền mã hóa có thể tích hợp khả năng phòng thủ mạnh nhất có thể chống lại các vectơ tấn công này một cách dễ dàng. [...]
Acala bắt tay cùng Anchor để thúc đẩy stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và PolkadotTin tứcAcala, giao thức DeFi tương thích với Ethereum đã thông báo hợp tác với Anchor để thúc đẩy không gian stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và Polkadot.Sau các kế hoạch tích hợp Wormhole, hai bên đều được thiết lập để tăng tính thanh khoản và mang lại lợi nhuận cho aUSD và UST bằng cách đóng vai trò là cổng vào hệ sinh thái Defi của Polkadot và Terra.Acala bắt tay cùng AnchorBan đầu, Acala và cộng sự đến từ Kusama – Karura – sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ mở rộng các tùy chọn tài sản thế chấp của Anchor cho stablecoin UST với Liquid DOT (LDOT) và phái sinh staking thanh khoản mang lại lợi nhuận của Acala – Liquid KSM (LKSM).Theo thông cáo báo chí, các thực thể sẽ tập trung làm việc cùng nhau để “duy trì” các pool thanh khoản đồ sộ cho aUSD và UST trên Acala. Nó dự kiến ​​sẽ hoạt động như một cổng vào hệ sinh thái Polkadot cho người dùng UST. Cả hai cũng sẽ làm việc để tích hợp và triển khai nhiều hơn trong cả hai hệ sinh thái Acala và Terra.Ngoài ra, người dùng của mạng Polkadot và Kusama sẽ được kích hoạt quyền truy cập vào lợi nhuận Anchor với sự trợ giúp của LKSM và LDOT. Bước đầu tiên để đạt được điều này là chuyển tài sản staking thanh khoản của họ sang Terra thông qua nền tảng cầu nối xuyên chuỗi – Wormhole. Sau đó, LDOT hoặc LKSM của người dùng có thể được cung cấp làm tài sản thế chấp để vay UST trên Anchor.“Bằng cách đó, người dùng sau đó sẽ nhận được các ưu đãi của ANC khi vay và có thể gửi UST của họ vào mục Earn để kiếm được lợi tức ổn định. Với trường hợp sử dụng mới này cho LDOT và LKSM, một nhóm người dùng hoàn toàn mới từ Dotsama (Polkadot và Kusama) sẽ được giới thiệu đến hệ sinh thái Terra.”Trong tương lai, Acala và Anchor có kế hoạch tạo các pool UST/aUSD để nâng cao tính thanh khoản cho aUSD và UST. Ban đầu, các pool sẽ được phát triển trên Acala trước khi mở rộng trên nhiều parachain và layer 1. Trọng tâm cũng sẽ là cùng nhau phát triển không gian stablecoin phi tập trung.Acala đã công bố ra mắt Quỹ Hệ sinh thái aUSD trị giá 250 triệu đô la vào tháng trước. Mục đích chính là hỗ trợ các startup mới dành riêng cho việc xây dựng ứng dụng với các trường hợp sử dụng cho stablecoin của Acala trên bất kỳ Polkadot hoặc Kusama parachain nào. [...]
Acala bắt tay cùng Anchor để thúc đẩy stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và Polkadot
Tiền điện tử sẽ phát triển mạnh khi thị trường suy thoái vì chiến tranh và lạm phát tăng caoTin tứcNhà đầu tư tỷ phú David Rubenstein gần đây đã tham gia podcast “Invest Like the Best” và thảo luận về tác động của việc Nga xâm lược Ukraine. Rubenstein giải thích rằng chiến tranh đã gây ra áp lực lạm phát trong các nền kinh tế hậu Covid ở châu Âu và Mỹ, thúc đẩy mọi người hướng tới tiền điện tử.Tỷ phú David Rubenstein“Tôi từng hoài nghi về tiền điện tử ngay từ đầu vì tôi nhận ra rằng tài sản này không có nền tảng cơ bản. Nhưng tôi nhận ra bây giờ nhiều người trẻ tuổi không nghĩ phải có nhiều nền tảng cơ bản của đồng đô la, euro hoặc các loại tiền tệ khác, vì vậy họ cho rằng tôi thực sự không thể kiếm được vàng từ đô la của mình nữa.Vì vậy, lời hứa của chính phủ về việc làm cho nó có giá trị không thể được hiện thực hóa khi bạn có quá nhiều tiền mà bạn đang vay và thổi phồng so với giá trị của nó”.Cùng với những bình luận đó, Rubenstein cũng đề cập đến cách tiền điện tử hỗ trợ tài chính cho cư dân của các khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.“Nếu bạn đang ở Ukraine hoặc Nga và bạn muốn có một số tài sản trong khi đất nước của bạn đang gặp rất nhiều khó khăn, việc sở hữu một số loại tiền điện tử có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và bạn có thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, không phụ thuộc vào ngân hàng”.Rubenstein lập luận rằng mức độ chấp nhận tiền điện tử sẽ tăng lên khi lạm phát tồi tệ hơn trong những năm tiếp theo.Bitcoin được nhiều quốc gia sử dụng như một hàng rào chống lạm phát, ngay cả có chiến tranh và không liên quan. Xu hướng này cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhân vật quan trọng ngoài Rubenstein, chẳng hạn như Hoàng tử của Serbia tuyên bố Bitcoin là cách duy nhất để tránh lạm phát và Max Keizer nói rằng “Những người Mỹ có ít hơn 20 Bitcoin sẽ không làm được”.Ảnh hưởng của chiến tranh đối với nền kinh tế toàn cầuTrở lại những tác động của chiến tranh đối với nền kinh tế toàn cầu, David Rubenstein nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang làm trì hoãn các biện pháp kích thích cần thiết mà nền kinh tế hậu Covid cần để khôi phục:“Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau Covid, chúng ta hiện đang rơi tự do xét về khía cạnh kinh tế toàn cầu. Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến ​​sự suy giảm đáng kể trong nền kinh tế Nga và Ukraine – nhưng nó đang lan sang nền kinh tế châu Âu và ở một mức độ nào đó là nền kinh tế Mỹ”.Cũng cần nói thêm rằng không có cách nào để biết nền kinh tế toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai trước khi xung đột này được giải quyết.Cuối cùng, ông khẳng định bất ổn và các rào cản nền kinh tế toàn cầu dẫn đến lạm phát.“Những người trước đây chưa từng phải lo lắng về lạm phát thì nay đã bắt đầu làm như vậy. Giá của mọi hàng hóa mua hàng ngày sẽ tăng lên… nó đang đến mức khiến mọi người phải bận tâm”.Lạm phát cao hơn dự đoánDữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy lạm phát tiếp tục tăng qua các tháng ở Hoa Kỳ. BLS đã công bố số liệu CPI mới nhất của tổ chức và lạm phát đã tăng đột biến kể từ năm ngoái. Theo số liệu CPI mới nhất, giá tiêu dùng trong tháng 3 đã tăng lên 8,5%.Vào tháng 2, dữ liệu CPI cho thấy lạm phát đã lên tới 7,9% khi giá nhiên liệu động cơ chỉ tăng 6,7%. Giả sử chúng ta thay thế con số 6,7% điều chỉnh theo mùa bằng giá trị báo cáo là 25%. Trong trường hợp đó, lạm phát toàn phần có thể khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.Mức tăng hàng năm của tháng 3 tăng 1,2% so với năm trước. Theo một báo cáo dữ liệu của Bloomberg, “các nhà kinh tế đồng thuận” dự kiến ​​mức tăng 8,4% trong tháng Ba.Khi lạm phát quá nóng như các số liệu cho thấy, chúng ta có khả năng chứng kiến ​​một đợt bán tháo lớn cổ phiếu và công nghệ phát triển mạnh. Thật không may, Bitcoin thường hoạt động giống công nghệ và đi theo quỹ đạo hướng xuống khi điều này xảy ra. Tuy nhiên, ngay cả khi giá Bitcoin giảm 4% trong ngày hôm nay, nó vẫn có khả năng hoạt động như một biện pháp phòng ngừa lạm phát chỉ đơn giản bằng cách không giảm thêm nữa khi số liệu CPI được công bố.Tiền điện tử trong bối cảnh lạm phátVới việc thị trường tiền điện tử mở cửa 24/7, chúng có khả năng phản ứng theo thời gian thực với các sự kiện trên thế giới. Sẽ rất thú vị khi theo dõi chuỗi phản ứng của các loại tiền điện tử hàng đầu nếu cổ phiếu công nghệ giảm đáng kể khi thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch trước thị trường. [...]
Tiền điện tử sẽ phát triển mạnh khi thị trường suy thoái vì chiến tranh và lạm phát tăng cao
Binance.US gọi vốn thành công $200 triệu, nâng định giá lên $4,5 tỷTin tứcBinance.US, chi nhánh tại Mỹ của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã kết thúc vòng gọi vốn đầu tiên của mình.Trong một bài đăng trên blog hôm thứ Tư, Binance.US thông báo rằng họ đã hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên, huy động được hơn 200 triệu đô la với mức định giá 4,5 tỷ đô la. Vòng này đã thu hút một nhóm các công ty đầu tư mạo hiểm toàn sao, bao gồm RRE Ventures, Foundation Capital, VanEck và Circle Ventures. Vòng gọi vốn cũng bao gồm một số công ty tập trung vào đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) như Gaingels và Gold House.Mặc dù đây là lần gọi vốn đầu tiên của công ty, nhưng công ty đã đạt được mức định giá cao nhất là 10 con số nhờ vào thành công của công ty mẹ, Binance. Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tổ chức đợt huy động vốn cuối cùng vào năm 2018, vì vậy, hiện tại rất khó định giá. Tuy nhiên, CEO Changpeng Zhao, người sở hữu 90% cổ phần của công ty, ước tính có giá trị ròng theo thời gian thực là hơn 65 tỷ đô la.Binance.US đã cho biết rằng họ sẽ sử dụng số tiền mới huy động được để nâng cao nền tảng giao dịch của mình, phát triển và tung ra một bộ sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng Hoa Kỳ, đồng thời quảng bá thương hiệu Binance.US thông qua các sáng kiến giáo dục.Giống như nhiều sàn giao dịch tiền điện tử cung cấp dịch vụ của họ trên toàn cầu, Binance đã tạo một nền tảng riêng cho khách hàng Hoa Kỳ để đảm bảo nó tuân thủ các quy định địa phương. Kể từ khi thành lập cách đây ba năm, Binance.US đã phát triển thành một doanh nghiệp độc lập có lợi nhuận và là “sàn giao dịch phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ”, theo CEO Brian Shroder của công ty. Mặc dù bị hạn chế về dịch vụ so với các sàn giao dịch khác của Hoa Kỳ như Coinbase, Binance.US hiện hỗ trợ hơn 85 loại tiền điện tử và 190 cặp giao dịch. [...]
Binance.US gọi vốn thành công $200 triệu, nâng định giá lên $4,5 tỷ
Decentraland bắt tay cùng Samsung và AmazonTin tứcTrong khi được biết đến nhiều hơn với các tính năng Metaverse, Decentraland cũng là một khoản đầu tư ưa thích của holder token MANA. Vài tuần gần đây, khi thị trường dường như đang phục hồi, MANA mặc dù tăng 21,11% nhưng cũng kích hoạt đà giảm. Tuy vậy, những tiến triển mới nhất trong hệ sinh thái có thể thay đổi mọi thứ theo chiều hướng tốt hơn.Decentraland bắt tay cùng Samsung & AmazonKhi sự cường điệu Metaverse trên khắp thế giới tiếp tục phát triển, có thể mong đợi ngày càng nhiều công ty chính thống chấp nhận lĩnh vực này và tận dụng sự phấn khích sau đó. Samsung và Amazon là các ứng cử viên tiêu biểu đã làm như vậy trong tuần này.Nhân dịp ra mắt điện thoại mới của OnePlus, Amazon Ấn Độ đã tổ chức sự kiện Metaverse trên Decentraland và “đập hộp” điện thoại trong đó.Với việc Metaverse vẫn tiếp tục được quan tâm nhiều hơn ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới, những chiến lược như vậy từ một thị trường lớn chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa rộng hơn.Thứ hai, sau khi ra mắt thế giới ảo 837X tại Decentraland vào tháng 1 năm nay, Samsung đã tổ chức một sự kiện khác cách đây vài ngày, giới thiệu dòng sản phẩm đổi mới giải trí gia đình sắp tới và cho phép khách tham quan thiết kế tác phẩm nghệ thuật NFT của riêng họ.Tuy nhiên, xu hướng tăng giá MANA chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và biến mất ngay sau đó, đẩy altcoin này về mức 2,67 đô la. Cho đến nay, giá vẫn bị mắc kẹt trong vùng hợp nhất kéo dài 4 tháng giữa 3,51 đô la và 2,41 đô la.Tồi tệ hơn nữa, xu hướng giảm hoạt động trên thị trường MANA 4 ngày trước. Nhưng có lẽ đã không bắt kịp tốc độ vì các tín hiệu thị trường rộng lớn hơn nhanh chóng làm thay đổi xu hướng.Đây là lý do tại sao kể từ tháng 2, chưa lần nào Chỉ số định hướng trung bình (ADX) vượt qua ngưỡng 25 để tạo sức mạnh cho xu hướng đang hoạt động.Hành động giá của MANA | Nguồn: TradingViewNếu MANA có thể test giới hạn trên của vùng này, nó sẽ mang lại một số tín hiệu tăng giá rất cần thiết đối với Decentraland vì ngay cả mặt trận Metaverse cũng đang gây thất vọng.Sau nhiều tháng, tổng doanh số mỗi tháng đang giảm dần. Sau khi đạt đỉnh 19,3 triệu đô la vào tháng 1, con số này trượt xuống thấp hơn và vào tháng trước, tổng doanh số LAND chỉ trị giá 7,1 triệu đô la.Doanh số LAND hàng tháng của Decentraland | Nguồn: DuneMặc dù doanh số bán chưa đến mức quá tệ nhưng khối lượng hàng tháng duy trì ở mức thấp vì giá trung bình của mỗi LAND giảm xuống chỉ còn 7.100 đô la, thấp nhất trong 9 tháng. Do đó, vào tháng này, khối lượng có thể tăng trở lại vì hiện tại giá trung bình cho một mảnh đất trong thế giới ảo này là gần 11.000 đô la.Giá trung bình của LAND | Nguồn: DuneĐây là một dấu hiệu tốt vì giá cao hơn chứng tỏ nhu cầu cao hơn. Điều này sẽ hỗ trợ đà tăng giá ổn định cho MANA. [...]
Decentraland bắt tay cùng Samsung và Amazon
Cardano mở rộng sang Metaverse khi DeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biếnTin tứcSau khi những người hoài nghi chê bai Cardano vì hoạt động DeFi giảm dần kể từ nâng cấp Alonzo, hoạt động hợp đồng thông minh của blockchain này cuối cùng cũng gia tăng khi lần đầu tiên mạng chứng kiến số lượng hợp đồng thông minh trên nền tảng vượt mốc 2.000.Một trong những nền tảng được hưởng lợi nhiều nhất từ nâng cấp là nền tảng hợp đồng thông minh Plutus. Theo thống kê, số lượng các tập lệnh trên đó tăng 489 chỉ trong 2 ngày. Nền tảng này có 1.671 hợp đồng thông minh vào ngày 28/3 nhưng đạt đến 2.160 vào ngày 30/3.Nguồn: datastudio.google.comDeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biến trên CardanoNhững con số trên cho thấy mức tăng lớn khi mà số lượng tập lệnh của Plutus chỉ đạt 1.000 trên blockchain Cardano vào tháng 1. Điều này cũng cung cấp cho các nền tảng DeFi cơ hội triển khai và tích hợp trên Cardano nhanh và dễ dàng hơn, đồng thời làm cho token gốc ADA có thể được lập trình nhiều hơn.Điều thú vị là hoạt động DeFi của Cardano chứng kiến tổng giá trị bị khóa (TVL) tăng vọt trong tháng 3. Theo một trong những báo cáo trước đây, TVL của Cardano tăng 39.000% kể từ đầu năm 2022. Mặc dù con số hiện tại là khoảng 246 triệu đô la, nhưng nó đã chạm mức cao nhất là 326 triệu đô la vào ngày 24/3.Bất chấp những phát triển này, team Cardano vẫn tập trung cải tiến nhiều hơn, giúp Cardano trở thành một trong những mạng được cải thiện nhiều nhất trong lĩnh vực tiền điện tử vào năm nay. Họ đã lên lịch hard fork Vasil vào tháng 6. Hard fork này dự kiến sẽ nâng cấp thông lượng giao dịch trên nền tảng và tăng thanh khoản, khối lượng.Cardano mở rộng cải tiến sang các dự án MetaverseTrong một diễn biến khác, dự án Metaverse đầu tiên Pavia của blockchain Cardano được đón nhận nhiệt tình vào những tháng gần đây, với số lượng chủ sở hữu đất được báo cáo đã vượt quá 20.000. Tương tự như Decentraland, dự án được đặt tên theo nơi sinh của Gerolamo Cardano.Gần đây, một podcast đã tiết lộ mạng này đang tìm cách hợp tác với rapper huyền thoại Snoop Dogg để thảo luận về các mặt hàng sưu tập, nhạc chưa phát hành và các bản chào bán.Rapper huyền thoại người Mỹ là nhà sưu tập NFT nổi tiếng và đây có thể là cơ hội để đưa ông đến với Cardano.Tất cả những điều này đã hỗ trợ ADA trở thành một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong thời kỳ tăng giá nhẹ của ngành công nghiệp tiền điện tử.Theo dữ liệu từ Coingecko, ADA đã tăng hơn 24% trong vòng 30 ngày qua và hiện đang giao dịch ở mức 1,15 đô la sau khi tăng gần 5% trong 24 giờ qua.ADA/USDT | Nguồn: Tradingview [...]
Cardano mở rộng sang Metaverse khi DeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biến
3 lý do tại sao mùa altcoin có thể sắp xảy raTin tứcMùa altcoin là một giai đoạn của chu kỳ thị trường tiền điện tử mà các nhà đầu tư đều rất yêu thích. Đây là thời kỳ mà altcoin có xu hướng tăng giá, mang lại mức tăng bội số. Tuy nhiên, có rất nhiều thành phần cùng tạo nên mùa altcoin và mỗi thành phần cần phải ở đúng vị trí để kích hoạt thời kỳ tuyệt vời này.Sự kết hợp hoàn hảoTương tự như thị trường cổ phiếu, chu kỳ của tiền điện tử bao gồm một đợt tăng giá và giảm giá. Tuy nhiên, sẽ rất khó để phân biệt giữa chúng nếu thực hiện cách tiếp cận chi tiết. Ví dụ, đợt tăng giá điển hình bao gồm Bitcoin và các altcoin cùng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi BTC bắt đầu bật lên mạnh mẽ, các altcoin sẽ lùi lại và chỉ phục hồi khi tiền điện tử hàng đầu chậm lại để chờ đợi đợt tăng giá tiếp theo.Tuy nhiên, khi chu kỳ tăng trưởng chín muồi, cả hai loại tài sản sẽ phục hồi song song.Yếu tố hàng đầu thúc đẩy mùa altcoin là vòng quay vốn từ các nhà đầu tư đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận. Hiện tại, giá Bitcoin đã vượt qua rào cản 45.000 đô la và có cơ hội tốt để các altcoin tăng giá. Trên thực tế, nhiều altcoin tăng 20% chỉ trong một ngày.Một căn cứ khác là tỷ lệ thống trị của Bitcoin giảm trong mùa altcoin. Hiện tại, tỷ lệ thống trị của BTC đang dao động quanh mức 40% sau khi bị từ chối tại 44%. Nhìn chung, diễn biến thoái lui này sẽ kéo dài, thậm chí trượt xuống 39%.Động thái giảm như vậy là một dấu hiệu cho thấy vốn đang chảy từ BTC sang các altcoin.Tỷ lệ thống trị của BTC | Nguồn: TradingViewGiá Bitcoin và altcoin có tiếng nóiMột yếu tố khác ủng hộ khẳng định mùa altcoin sắp bắt đầu là giá Bitcoin. Mặc dù có nhiều khả năng BTC chạm mức 53.000 đô la, nhưng không có bằng chứng hoặc lập luận hỗ trợ nào chỉ ra cuộc biểu tình sẽ mở rộng trên mức này.Quan sát biểu đồ đính kèm bên dưới, giá của Bitcoin có 3 khu vực hỗ trợ chính: 52.000 đến 53.486 đô la, 42.076 đến 44.654 đô la, 35.000 đến 37.033 đô la.Khu vực đầu tiên là một trở ngại lớn và khó có thể vượt qua. Khu vực thứ hai là mức hỗ trợ tức thời và khu vực thứ ba là tuyến phòng thủ cuối cùng. Phá vỡ vùng hỗ trợ cuối cùng có thể gây giảm xuống 30.000 đô la hoặc thấp hơn.Đợt tăng gần đây đã phá vỡ rào cản kháng cự 45.000 đô la và đưa giá vượt lên trên mức mở năm, cho thấy sự hồi sinh của người mua. Tuy nhiên, do sự hiện diện của các rào cản phía trước, hành động giá của Bitcoin sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, có khả năng nó sẽ bị kìm hãm giữa các khu vực này.BTC/USDT | Nguồn: TradingViewCuối cùng, chỉ số altcoin cũng gợi ý lật rào cản 4.146 sẽ loại bỏ tất cả rào cản tức thời, cho phép các altcoin tăng giá.Chỉ số altcoin | Nguồn: TradingviewNhờ chuyển động đi ngang của Bitcoin, tỷ lệ thống trị BTC giảm và số liệu hiện tại của chỉ số altcoin, mùa altcoin dường như có nhiều khả năng tự bắt đầu. Nhìn chung, cả ba khía cạnh đều hứa hẹn điều này sẽ xảy ra và hỗ trợ hoàn hảo cho nhau. [...]
3 lý do tại sao mùa altcoin có thể sắp xảy ra
Vụ hack DeFi lịch sử: Ronin bị trộm 625 triệu đô la, giá token giảm 30%Tin tứcRonin, một sidechain liên kết với Ethereum được phát triển bởi Sky Mavis, cha đẻ Axie Infinity, đã xác nhận một lỗ hổng bảo mật lớn trong một bài đăng trên blog gần đây.There has been a security breach on the Ronin Network.https://t.co/ktAp9w5qpP— Ronin (@Ronin_Network) March 29, 2022Dự án đã mất khoảng 625 triệu đô la (173.600 ETH và 25,5 USDC) sau khi các node xác thực Ronin của Sky Mavis, cũng như các node xác thực Axie DAO, bị xâm nhập và rút cạn bởi một tác nhân độc hại vào tuần trước.Đây có thể là vụ hack Defi lớn nhất trong lịch sử, vượt qua vụ trộm Poly Network trị giá 611 USD diễn ra vào tháng 8 năm ngoái.Hacker trong vụ Ronin đã có thể tạo ra các giao dịch giả mạo với sự trợ giúp của các khóa cá nhân bị xâm phạm.Trong khi Poly Network đã nỗ lực lấy lại hầu như tất cả các khoản tiền bị đánh cắp, vẫn còn phải xem Ronin sẽ xử lý sự cố hack lịch sử như thế nào. Địa chỉ được liên kết với kẻ tấn công vẫn kiểm soát phần lớn số tiền điện tử bị đánh cắp.Các nhà phát triển đằng sau mạng Ronin đã bắt đầu làm việc với các quan chức thực thi pháp luật cũng như các giám đốc điều hành blockchain để truy tìm hacker đứng sau vụ trộm DeFi lớn nhất từ ​​trước đến nay.Giá của mã thông báo quản trị Ronin (RON) đã giảm gần 30% kể từ khi bị hack, và hiện đang giao dịch ở mức $1,8 vào thời điểm viết bài.Nguồn: TradingViewRonin đã được ra mắt vào tháng 2 năm ngoái để loại bỏ phí gas cắt cổ và giúp các giao dịch nhanh hơn nhiều. Vào tháng 1, nhóm Sky Mavis đã giới thiệu token RON.Theo dữ liệu được cung cấp bởi blockchain sluth Elliptic, kẻ tấn công đằng sau vụ hack Ronin thảm khốc đã bắt đầu rửa tiền. [...]
Vụ hack DeFi lịch sử: Ronin bị trộm 625 triệu đô la, giá token giảm 30%
Hoa Kỳ thừa nhận những lợi ích của tiền điện tửTin tứcBộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã đưa ra những tuyên bố tích cực liên quan đến tiền điện tử sau khi đã đưa ra nhiều nhận xét quan trọng trong quá khứ.Trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào ngày 25 tháng 3 , Yellen thừa nhận rằng “tiền điện tử rõ ràng đã phát triển nhảy vọt”. Khi được hỏi liệu bà có giảm sự hoài nghi đối với tiền điện tử so với trước đây hay không, Yellen thừa nhận rằng có “những lợi ích từ tiền điện tử”. Bà cũng nói rằng Kho bạc “nhận ra rằng sự đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể là một điều lành mạnh.”Mặc dù bà không nghĩ rằng việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán đã tăng lên đáng kể, nhưng tiền điện tử hiện là một phần trong nhiều chiến lược đầu tư của người Mỹ.Tuy nhiên, Yellen vẫn có “một chút hoài nghi” về việc sử dụng tiền điện tử không đúng cách. Bà cho rằng vẫn còn những mối lo ngại và rủi ro hợp lệ xung quanh sự ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như các giao dịch bất hợp pháp. Và Kho bạc muốn đưa ra các khuyến nghị tạo ra môi trường pháp lý cho tiền điện tử đồng thời khuyến khích sự phát triển và đổi mới có trách nhiệm.Yellen cũng đề cập rằng chính quyền Biden gần đây đã ban hành một lệnh hành pháp yêu cầu Kho bạc và các cơ quan khác làm việc theo các quy định mới về tiền điện tử.Bộ trưởng Tài chính trong lịch sử đã rất phê phán tiền điện tử. Vào tháng 1 năm 2021, Yellen gợi ý rằng tiền điện tử “được sử dụng chủ yếu cho tài chính bất hợp pháp.”Vào tháng 2 năm 2021, bà chê bai Bitcoin “cực kỳ kém hiệu quả” trong giao dịch tài chính, nhấn mạnh năng lượng liên quan đến việc khai thác Bitcoin. Bà cũng tuyên bố nó là một khoản đầu tư “cực kỳ biến động” và “có tính đầu cơ cao”.Trước đó, vào năm 2018, Yellen đã nói trong một diễn đàn fintech rằng bà “không phải fan” của Bitcoin vì những lý do tương tự.Bất chấp các tuyên bố, công ty phân tích Chainalysis cho thấy mỗi năm từ năm 2017 đến năm 2021, chỉ 0,15% -3,4% giao dịch tiền điện tử liên quan đến tài chính bất hợp pháp. [...]
Hoa Kỳ thừa nhận những lợi ích của tiền điện tử
Acala cùng 9 nhóm Polkadot parachain thành lập Quỹ hệ sinh thái aUSD 250 triệu đô laTin tứcAcala đã hợp tác với 9 nhóm Polkadot parachain và một số quỹ mạo hiểm để khởi động Quỹ hệ sinh thái trị giá 250 triệu đô la Mỹ. Nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ các startup sắp tới tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng với các trường hợp sử dụng stablecoin mạnh mẽ trên bất kỳ Polkadot hoặc Kusama parachain nào.‘Quỹ hệ sinh thái aUSD’ 250 triệu đô laNhững người tham gia quỹ đang tìm kiếm các ứng dụng hỗ trợ Solidity hoặc Substrate thúc đẩy lợi nhuận hoặc tiện ích cho stablecoin đa thế chấp của Acala – aUSD. Chúng bao gồm thị trường tiền tệ, DEX, các công cụ phái sinh, quản lý tài sản, DAO, thanh toán và các trường hợp sử dụng khác.Acala, nine parachain teams, and a group of venture funds have launched the $250 million 'aUSD Ecosystem Fund' 🅰️💸The fund is seeking early-stage projects from any @Polkadot or @KusamaNetwork parachain with strong $aUSD stablecoin use cases 🚀https://t.co/OJ2V47ZUry pic.twitter.com/NDgLg2bG8N— Acala (@AcalaNetwork) March 23, 2022Quỹ này nhằm mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện đầu tư vào các nhóm ở giai đoạn đầu xây dựng trong hệ sinh thái Polkadot và Kusama với stablecoin aUSD là trung tâm.Ngoài ra, nó cũng tìm cách mở rộng hai hệ sinh thái với sự trợ giúp của việc gia tăng hoạt động chuỗi chéo và tăng trưởng của aUSD.Sau khi chấp nhận tham gia Quỹ hệ sinh thái aUSD, nhóm Acala, cùng với tất cả các đối tác và những người ủng hộ, sẽ đảm bảo nguồn vốn từ các quỹ đầu ngành.Các nền tảng này có thể thúc đẩy nhóm kỹ sư của Acala hoặc cả các dự án dựa trên Solidity và Substrate, đồng thời tăng cường TVL của nó bằng cách bơm thanh khoản aUSD. Các dự án sẽ có thể mở rộng hệ sinh thái của họ thông qua mạng lưới của quỹ và phát triển thương hiệu của riêng họ.Trong số những người hỗ trợ quỹ có – Alameda, Arrington Capital, 1Confirmation, Alliance DAO, Blockchange Ventures, BlockTower Capital, CMS, CMT Digital, CoinFund, Coinsummer, Continue Capital, D1 Ventures, Digital Currency Group, DFG, GoldenTree Asset Management, Hash3, Hashed, Digital Renaissance Foundation, Kraken Ventures, LongHash Ventures, Pantera Capital, ParaFi Capital, Polychain Capital, v.v.Stablecoin gốc của Polkadot – aUSDAcala đã công bố sự ra mắt của stablecoin phi tập trung, đa tài sản thế chấp – aUSD – vào tháng 2 năm nay. Về cốt lõi, aUSD nhằm mục đích định vị mình như một stablecoin cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Polkadot và Kusama. Ý tưởng cho stablecoin phi tập trung bắt đầu với nhu cầu cung cấp năng lượng cho các giao dịch, cung cấp phương tiện trao đổi và là tài sản định tuyến mặc định cho nền kinh tế của các nền kinh tế Polkadot.Về cơ bản, giao thức stablecoin sử dụng một hệ thống hỗ trợ đa tài sản thế chấp để tạo ra một token được gắn với USD. Nó tạo ra một loại tiền tệ ổn định từ một rổ tài sản dự trữ, do đó cho phép người dùng giao dịch, mua bán và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ sử dụng USD mà không cần lo lắng về yếu tố biến động giá. [...]
Acala cùng 9 nhóm Polkadot parachain thành lập Quỹ hệ sinh thái aUSD 250 triệu đô la
2 triệu ETH đã bị đốt kể từ khi EIP-1559 được kích hoạt – Đếm ngược “Merge”Tin tứcTheo dữ liệu từ Ultrasound.money, số lượng ETH bị đốt lên đến 2 triệu vào thời điểm hiện tại. EIP-1559 được kích hoạt bởi hardfork London vào tháng 8 năm 2021, ở độ cao khối 12.965.000, nhằm giới thiệu một cơ chế đốt một phần phí gas với mỗi giao dịch Ethereum.EIP-1559 được tạo ra để điều chỉnh thị trường phí của Ethereum vì nó trước đây thông qua một hệ thống đấu giá, khiến chi phí giao dịch không thể đoán trước được. Với EIP-1559, người dùng Ethereum phải trả một khoản phí tối thiểu cho các giao dịch được gọi là “phí cơ sở” và họ có thể thêm một khoản tiền boa tùy chọn cho các thợ đào để giao dịch của họ được thực hiện nhanh hơn trong thời gian mạng bị nghẽn. EIP-1559 cũng tạo thêm áp lực giảm phát đối với ETH và giảm nguồn cung theo thời gian.Theo Ultrasound.money, Ethereum hiện đốt trung bình 6,1 ETH mỗi phút. Một phần lớn trong số đó được đốt trên OpenSea, thị trường NFT lớn nhất thế giới, với 230.044 ETH. Mặc dù Uniswap trước đây là công cụ tiêu gas lớn nhất trên mạng, nhưng sự bùng nổ trên thị trường NFT đã dẫn đến việc OpenSea chiếm vị trí đầu bảng, đứng vị trí thứ hai thuộc về ETH transfers (190.135 ETH) và sau đó là Uniswap (127.017 ETH).Số ETH bị đốt từ khi kích hoạt EIP-1559 | Nguồn: Ultrasound.moneyEthereum chuẩn bị cho Merge Sau hardfork London, bản cập nhật giao thức lớn tiếp theo của Ethereum là bước chuyển mình rất được mong đợi từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (POS). Merge sẽ chứng kiến layer đồng thuận của blockchain (còn được gọi là Beacon Chain) hợp nhất với layer thực thi (Ethereum mainnet).Merge có khả năng được xây dựng trong tuần này khi Ethereum đã thành công hoàn thành Kiln testnet mặc dù Tim Beiko của Ethereum Foundation đã báo cáo rằng một máy khách không tạo được khối trong quá trình chạy thử nghiệm.Việc chuyển sang POS của Ethereum dự kiến ​​sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử blockchain. Bên cạnh việc giới thiệu một sự thay đổi giao thức quan trọng để trao phần thưởng cho những người stake ETH thay vì các thợ đào, Ethereum cũng được kỳ vọng sẽ tiết kiệm năng lượng hơn 99,95%, một điều đáng được hoan nghênh bởi cộng đồng tiền điện tử nói chung.Điều quan trọng, một khi quá trình merge diễn ra, nó sẽ giảm đáng kể lượng phát thải ETH. Nguồn cung ETH hiện tăng khoảng 4,5% hàng năm để trả cho các thợ đào, nhưng với POS, mức phát thải hàng năm dự kiến ​​chỉ gần 1%. Vì EIP-1559 trung bình đốt 6 ETH mỗi phút, nên người ta ước tính rằng tốc độ đốt ETH có thể vượt qua số coin được phát hành trong phần thưởng khối cho trình xác thực. Tại thời điểm đó, ETH sẽ trở thành một tài sản giảm phát.Mặc dù ngày ra mắt vẫn chưa được xác nhận, Merge dự kiến ​​diễn ra vào tháng 6 năm 2022. [...]
2 triệu ETH đã bị đốt kể từ khi EIP-1559 được kích hoạt – Đếm ngược “Merge”
Thợ đào đang tăng cường mở rộng hoạt động khai thác và hold BitcoinTin tứcCác thợ đào Bitcoin (BTC) đang nắm giữ ngày càng nhiều BTC trong khi “không ngừng mở rộng” hoạt động của họ vào năm 2022.Báo cáo của Arcane Research chỉ ra rằng, các thợ đào Bitcoin được niêm yết công khai đang “liên tục tìm kiếm các cơ hội mở rộng”, khi “có kế hoạch tăng mạnh hashrate của toàn bộ mạng lưới vào năm 2022”.Hashrate dự kiến của các công ty khai thác Bitcoin được niêm yết công khai | Nguồn: Arcane ResearchTheo số liệu mới nhất từ ​​chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge, 44,95% hashrate toàn cầu đến từ các thợ đào Bắc Mỹ. Với việc nhiều công ty khai thác Bitcoin công khai đang dự kiến tăng mạnh hashrate, thị trường cũng sẽ “có khả năng tăng trưởng”.Jaran Mellerud, một nhà phân tích của Arcane Research, nói rằng “hầu hết các thợ đào được niêm yết công khai đều theo đuổi chiến lược hodl, cố gắng hết sức để giữ càng nhiều Bitcoin đã khai thác càng tốt”.“Chiến lược hodl này cho phép họ trở thành phương tiện đầu tư Bitcoin cho các nhà đầu tư muốn sở hữu bitcoin gián tiếp thông qua cơ cấu đầu tư”.Whit Gibbs, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Compass Mining, giải thích rằng, “các công ty khai thác công khai chắc chắn có lợi thế khi nói đến việc bán Bitcoin vì họ có quyền truy cập vào thị trường vốn”.“Họ không cần phải thanh lý Bitcoin của mình để mua thêm máy móc, tăng không gian vận hành… Họ có thể tiếp cận thị trường vốn và lấy số tiền đó để tiếp tục mở rộng hoạt động. Vì vậy, các miner có thể nắm giữ các vị trí lớn trong Bitcoin”.Gibbs cho biết thêm, một số công ty khai thác lớn nhất hiện đang nắm giữ một lượng lớn Bitcoin. Như đã được công bố trên BitcoinTreasaries, công ty khai thác Bitcoin, Marathon là doanh nghiệp nắm giữ lượng Bitcoin lớn thứ ba trên toàn thế giới, ngay sau Tesla và MicroStrategy.Lượng Bitcoin nắm giữ của những công ty khai thác Bitcoin được niêm yết công khai | Nguồn: Arcane ResearchKể từ tháng 1 năm 2021, dự trữ của các thợ đào đã tăng đều đặn, phản ánh chiến lược HODL của họ. Gibbs gợi ý rằng, các công ty khai thác Bitcoin được giao dịch công khai đang “áp dụng nhiều cách tiếp cận tăng giá hơn đối với Bitcoin”.“Các công ty đang xem xét thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của họ như một cách để tăng định giá thị trường của mình”.Dự trữ của các miner đang tăng đều đặn | Nguồn: CryptoQuantMellerud cũng hiểu rằng, cổ phiếu khai thác Bitcoin ngày càng phổ biến trên các thị trường tài chính kế thừa. “Nhu cầu về các phương tiện đầu tư Bitcoin đang cao, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, vì thị trường Bitcoin ETF chưa trưởng thành.”Câu chuyện về Bitcoin ETF được xem là yếu điểm đối với mạng lưới, vì các đơn đăng ký Bitcoin ETF đã liên tiếp bị từ chối.Trong khi sự quan tâm của thị trường đối với những người khai thác Bitcoin tăng lên, Mellerud tóm tắt lý do tại sao mô hình kinh doanh khai thác lại hấp dẫn và hiệu quả.“Những người khai thác là một số nhà đầu cơ Bitcoin lớn nhất, họ sử dụng thị trường nợ và vốn cổ phần rất phát triển ở Hoa Kỳ để huy động tiền trả cho các khoản mở rộng và chi phí hoạt động, cho phép họ giữ lại số Bitcoin mà mình khai thác được”.Chẳng hạn, Bitcoin Miner Hut 8, gần đây đã công bố doanh thu kỷ lục, với tổng lượng BTC nắm giữ tăng 100%. Năm 2022 có thể không phải là năm của phe bò, nhưng đây chắc chắn là thời điểm tốt để khai thác công khai BTC. [...]
Thợ đào đang tăng cường mở rộng hoạt động khai thác và hold Bitcoin
Fed, lạm phát và chiến tranh có thể thúc đẩy Bitcoin breakout trong năm nayTin tứcTrong một tweet vào ngày 17 tháng 3, Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence, đã đưa ra nhận định lạc quan mới về tương lai của Bitcoin (BTC) trong điều kiện vĩ mô hiện tại, tuyên bố rằng nó “có thể đã sẵn sàng” breakout nhờ lạm phát trong năm nay.Vàng đánh bại Bitcoin là điều “khó xảy ra” trong năm nayNổi tiếng với niềm tin vào Bitcoin đến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây nhất, McGlone lập luận rằng lạm phát cuối cùng sẽ giúp Bitcoin “trưởng thành” như một loại tài sản, tuyên bố rằng nó thậm chí sẽ đánh bại vàng về lợi nhuận.Facing the #FederalReserve, inflation and war, 2022 may be primed for risk-asset reversion and mark another milestone in #Bitcoin's maturation. It's unlikely for Bitcoin to stop outperforming #gold, #stockmarket amid bumps in the road as the Fed attempts another rate-hike cycle. pic.twitter.com/4v1kvcq3vd— Mike McGlone (@mikemcglone11) March 17, 2022“Đối mặt với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), lạm phát và chiến tranh, năm 2022 có thể được chuẩn bị cho màn đảo ngược tài sản rủi ro và đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong quá trình trưởng thành của Bitcoin. Không có khả năng Bitcoin sẽ ngừng vượt trội so với vàng, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn khi Fed cố gắng một chu kỳ tăng lãi suất khác”.Dự báo theo sau dự báo đầu tiên mà Fed gợi ý sẽ là một loạt các đợt tăng lãi suất quan trọng, sự kiện mang lại một sự thúc đẩy khiêm tốn nhưng đáng hoan nghênh đối với hành động giá BTC.Bitcoin cán mốc 1 triệu đô laTuy nhiên, McGlone không đơn độc trong dự đoán của mình. Arthur Hayes, cựu CEO của sàn giao dịch BitMEX, đã đưa ra một cảnh báo rõ ràng về những gì sẽ xảy ra đối với thị trường tài chính toàn cầu trong bài đăng mới nhất của mình trên Medium.Hayes luận rằng cuộc chiến Ukraine – Nga đang làm tăng thêm áp lực lạm phát vì nó cho thấy rằng ngay cả tài sản ngoại tệ của ngân hàng trung ương cũng có thể bị đánh cắp một cách hiệu quả.“Bạn không thể loại bỏ nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới – và tài sản thế chấp mà các nguồn tài nguyên hàng hóa này đại diện – khỏi hệ thống tài chính mà có thể tránh được hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng và khó lường trước”.Đề cập đến một loạt các chủ đề vĩ mô, Hayes đã nhìn thấy trước một cuộc tái cấu trúc hệ thống tài chính, trong đó Bitcoin, giống như cổ phiếu và hàng hóa, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.“Nếu bạn không muốn giữ Bitcoin của mình, thì hãy nhắm mắt lại, nhấn nút mua và tập trung vào sự an toàn của gia đình bạn từ quan điểm vật chất và tiền tệ. Một vài năm sau bất chợt nhớ lại, khi sương mù chiến tranh tan biến thì các công cụ tiền tệ sẽ chi phối toàn bộ thương mại toàn cầu”.Tuy nhiên, cuối cùng, cả Bitcoin và vàng sẽ đóng một vai trò quan trọng như là kho lưu trữ giá trị trong bối cảnh các chính phủ khác đang suy giảm sự tham gia vào đồng đô la Mỹ và Euro tiêu chuẩn.Trong những hoàn cảnh như vậy, điều mà Hayes thừa nhận là vàng có thể là năm con số một Ounce, trong khi Bitcoin có thể đạt đến bảy con số.“Đối với một Bitcoin, đơn vị của tôi là hàng triệu. Đối với một Ounce vàng, đơn vị của tôi là hàng nghìn”, Hayes kết luận. [...]
Fed, lạm phát và chiến tranh có thể thúc đẩy Bitcoin breakout trong năm nay
Các dự án game blockchain đang tinh chỉnh cơ chế play-to-earn giữa bão thị trườngTin tứcKhối lượng hàng tháng cho thấy thị trường NFT đang rơi vào đà giảm, nhưng các dự án game blockchain đang tiến hành tinh chỉnh cơ chế play-to-earn của họ giữa thời điểm thị trường hạ nhiệt.NFT đã có một đợt tăng giá mạnh mẽ từ ngày 1/1 đến giữa tháng 2. Trong thời gian này, khối lượng giao dịch của OpenSea đạt mức 5 tỷ USD và sau đó giảm xuống còn 3,6 tỷ USD vào cuối tháng 2. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tâm lý chung của thị trường tiền điện tử và NFT đang điều chỉnh.Khi quý 2 đến gần, tổng khối lượng và doanh số bán NFT đã giảm, khiến những người mới tham gia và nhà đầu tư tự hỏi liệu ngành này có đang chết hay không. Theo dữ liệu từ DappRadar, khối lượng giao dịch OpenSea đã giảm gần 11% trong tuần trước và cho đến nay, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tiếp tục giảm, do số lượng người dùng giảm 13% trong 30 ngày qua.Có vẻ như cộng đồng NFT đã nhận ra rằng, họ đã hết các lựa chọn cho các sản phẩm phái sinh blue-chip và các nhà đầu tư đang hướng tới loại tài sản có giá trị bền vững hơn và ít đầu cơ hơn.Mặc cho Proof of profile movement (PFP) vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, các nhà phát triển và cộng đồng trò chơi blockchain vẫn đang dần xây dựng nhiều dự án.Chẳng hạn, game blockchain play-to-earn (P2E), Axie Infinity, đã tạo ra 4 tỷ USD doanh thu NFT trong tháng 2, giúp nó trở thành nền tảng NFT lớn thứ ba về doanh số và là bộ sưu tập NFT đầu tiên làm được điều này.Axie Infinity được tạo ra vào năm 2018 và là một minh chứng rõ ràng cho những gì có thể xảy ra trong thị trường gấu. Axie Infinity đã tạo ra một sản phẩm khả dụng (MVP), đưa hàng triệu người đến với Web3, blockchain và tiền điện tử.Các game blockchain đang tập trung vào khía cạnh phát triển và nghiên cứu trong đợt giảm giá gần đây của thị trường để chống lại xu hướng tiêu cực. Trong đó, 3 game blockchain sau đây đang tập trung vào việc tăng dòng vốn, mở rộng cơ sở hạ tầng và thiết lập cơ sở người dùng ổn định.Nguồn vốn mới có thể là điểm khởi đầu cho sự phát triển vượt bậc trong Guild of GuardiansNhiều game blockchain đang thiết lập vị thế trên thị trường thông qua quan hệ đối tác chiến lược để phát triển hơn nữa sản phẩm của họ. Như đã được chứng minh bởi nhà phát triển game NFT, Immutable X gần đây đã kết thúc vòng đầu tư trị giá 200 triệu USD. Theo tin tức này, “một phần lớn” nguồn vốn của nó sẽ được chuyển cho các dự án hiện tại, bao gồm cả Guild of Guardians.Theo Guild of Guardians Discord, tin tức này đến vào thời điểm khó khăn khi cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những trở ngại cho sự phát triển. Vì dự án được phát triển một phần bởi studio Stepico Games của Ukraine, nên việc phát triển game tổng thể chắc chắn phải đối mặt với sự chậm trễ.Giống như thị trường tiền điện tử, token GOG trong game của Guild of Guardians đã sụp đổ và hiện có giá trị là $ 0,37, giảm gần 87% so với ATH tại $ 2,81.Biểu đồ giá 24 giờ của GOG/USD | Nguồn: TradingViewGuild of Guardians sẽ phân bổ số vốn huy động được cho các sáng kiến ​​marketing và giải pháp mở rộng quy mô. Nguồn vốn mới sẽ đảm bảo tính bền vững của dự án trong thị trường giá xuống và tập trung vào mục tiêu đầy tham vọng là mở rộng đội ngũ nhân viên lên đến 200 người trong 12 tháng tới.Guild of Guardians đã thiết lập và đặt các ứng dụng cho bản demo pe-alpha của mình như một minh chứng và cam kết với cộng đồng về khả năng phát triển trong tương lai.Các dự án NFT khác cũng đang chuyển đổi cộng đồng của họ sang hệ sinh thái game bằng cách hợp tác với các mạng lưới khác nhau.CyberKongz đẩy mạnh “Play & Kollect” trên PolygonBộ sưu tập NFT CyberKongz bắt đầu như một PFP truyền thống trên mạng lưới Ethereum. Hiện dự án đã bắc cầu sang mạng lưới Polygon để tích hợp tính năng game Play & Kollect.Trong khi việc triển khai gặp phải một số chậm trễ nhỏ, nhóm hiện đang chuẩn bị bản khởi động mềm có cầu nối với mạng lưới Polygon. CyberKongz cũng đã công bố tích hợp với mạng lưới oracle phi tập trung ChainLink và chức năng xác minh ngẫu nhiên (VRF) của nó vào hệ sinh thái Play & Kollect.Chức năng VRF sẽ ngẫu nhiên hóa các tính năng trong trò chơi thông qua khóa riêng của node oracle, tạo ra một số ngẫu nhiên và bằng chứng mật mã kết hợp với dữ liệu không xác định của khối. Sự hợp tác này đã tăng cường tích hợp các tính năng công nghệ phức tạp đồng thời ưu tiên bảo mật của mạng lưới.Hiện tại, các nhân vật trong game cần thiết để chơi CyberKongz VX có giá là 2,59 Ether (ETH) hoặc $ 6.674,09, trên mạng lưới Polygon thông qua OpenSea. Thế nhưng, các tài sản trên mạng lưới Ethereum chưa có cầu nối lại ở mức rẻ hơn với 1,95 ETH hoặc $ 5.024,90.Galaxy Fight Club đang định hướng phát triển game và Web3Trong bản cập nhật mới nhất, trò chơi P2E Galaxy Fight Club đã công bố hợp tác với Vaynerchuk Sports và anh trai của Gary Vee, AJ Vaynerchuk, để giới thiệu game dành cho các vận động viên trong Ultimate Fighting Championship (UFC).Token GCOIN của GFC cũng dự kiến ​​sẽ ra mắt trên sàn giao dịch Huobi, có khả năng tạo ra động lực cần thiết để đảo ngược xu hướng giảm hiện tại. Trong tuần trước, GCOIN đã giảm 11% và giảm đến 85% so với mức ATH tại $ 2,16.Biểu đồ giá GCOIN/USD 1 giờ | Nguồn: TradingViewTương tự như Guild of Guardians và CyberKongz, GFC cũng phải đối mặt với một số thất bại do bị khai thác lỗ hổng trên discord.Nhóm đã phát triển các tính năng mới cho phiên bản beta và có kế hoạch tích hợp cơ chế play-to-earn trong vòng hai tuần tới. Để mở khóa kiếm GCOIN trong game, người chơi phải sở hữu Galaxy Fighters có giá dao động từ 0,47 ETH hoặc $ 1.271,60 đến 3,99 ETH hoặc $ 10.795,10.Bất chấp những thất bại và thách thức không thể kiểm soát, các game blockchain dường như hiểu rằng thị trường luôn có những khó khăn phía trước, để thành công, họ cần phải phát triển game mang tính giải trí và vui nhộn. Khi thị trường tiến dần vào quý 2, các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu dự án nào đã sử dụng thời gian “tạm lắng” này một cách khôn ngoan. [...]
Các dự án game blockchain đang tinh chỉnh cơ chế play-to-earn giữa bão thị trường
Tỷ lệ thống trị của Bitcoin (BTCD) thể hiện sức mạnh, nhắm mục tiêu tới 52,25%Tin tứcTỷ lệ thống trị của Bitcoin (BTCD) gần chạm tới đường kháng cự quan trọng, có thể gây ra sự từ chối trong ngắn hạn.Vùng kháng cự đầu tiênBTCD đã được củng cố trên vùng hỗ trợ ngang 40% kể từ tháng 5 năm 2021. Gần đây nhất, nó đã bật lên từ vùng này vào ngày 15 tháng 1. BTCD đã tăng lên kể từ đó.Trước xu hướng đi lên, chỉ báo RSI và MACD đã tạo ra sự phân kỳ tăng rất đáng kể. Sự phân kỳ như vậy thường báo trước sự đảo ngược xu hướng sang tăng. Tuy nhiên, trong khi chỉ báo RSI vừa di chuyển lên trên 50, thì MACD vẫn nằm trong vùng âm.Nếu đà tăng được tiếp tục, vùng kháng cự đầu tiên sẽ là 52,25%, được tạo bởi mức kháng cự Fib thoái lui 0,382.Biểu đồ BTCD hàng tuần | Nguồn: TradingViewBTCD tiếp cận ngưỡng kháng cựTrader @XForceGlobal đã tweet một biểu đồ của BTCD, nói rằng nó đang giao dịch gần với mức kháng cự quan trọng.Nguồn: TwitterBiểu đồ hàng ngày cho thấy BTCD đã di chuyển theo đường kháng cự giảm dần kể từ ngày 30 tháng 7. Hiện tại, nó đang trong quá trình tiếp cận và xác thực lần thứ ba.Đường này cũng trùng với mức kháng cự Fib thoái lui 0,618 ở 45,25%, càng làm tăng thêm ý nghĩa của nó.Ngoài ra, cả MACD và RSI đều tạo ra sự phân kỳ giảm đáng kể. Sự phân kỳ như vậy thường báo trước sự đảo ngược xu hướng sang giảm.Do đó, có khả năng sẽ xảy ra sự từ chối khi BTCD đạt đến đường này.Biểu đồ BTCD hàng ngày | Nguồn: TradingViewNếu sự từ chối ngắn hạn xảy ra, vùng hỗ trợ chính sẽ nằm trong khoảng $ 41,80% – 42,40%. Vùng này được tạo bởi các mức hỗ trợ Fib thoái lui 0,382 – 0,5 và cũng là vùng hỗ trợ ngang.Biểu đồ BTCD khung 6 giờ | Nguồn: TradingViewMối quan hệ với BTCKể từ ngày 28 tháng 2 (đường màu đen), mối quan hệ giữa BTC (màu xanh lá cây) và BTCD (màu cam) là tích cực. Điều này có nghĩa là sự gia tăng của cái này sẽ gây ra sự gia tăng của cái kia.Điều này cũng có thể nhìn thấy qua hệ số tương quan (màu xanh lam).Do đó, nếu mối quan hệ được giữ vững, thì việc BTC giảm sẽ được yêu cầu để tạo ra sự sụt giảm trong BTCD.Biểu đồ BTCD, BTC/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingViewXin lưu ý: Tỷ lệ thống trị của Bitcoin có ký hiệu là BTC.D, việc để BTCD nhằm tránh các dấu chấm trong câu. [...]
Tỷ lệ thống trị của Bitcoin (BTCD) thể hiện sức mạnh, nhắm mục tiêu tới 52,25%
Bitcoin là “ván cược tốt” khi Fed làm mọi cách để cứu vãn nền kinh tế MỹTin tứcTheo nhà phân tích nổi tiếng Bitcoin Jack, Bitcoin có khả năng trở thành “ván cược tốt” cho các nhà đầu tư nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) làm mọi thứ có thể để giữ cho nền kinh tế Hoa Kỳ trụ vững trước những rủi ro suy thoái sắp xảy ra.Nhà phân tích thị trường độc lập đã nghiên cứu tiền điện tử hàng đầu, thường được những người đam mê gọi là “vàng kỹ thuật số”, chống lại triển vọng nới lỏng định lượng hơn nữa của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Anh lưu ý cuộc xung đột quân sự đang diễn ra giữa Ukraine và Nga đã bóp ngẹt chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như dầu và lúa mì, dẫn đến lạm phát toàn cầu cao hơn.Ví dụ, giá tiêu dùng ở châu Âu nhảy vọt 5,8% so với tháng 2 năm ngoái và so với 5,1% của tháng trước, cao hơn mức dự báo trung bình của các nhà kinh tế là 5,6% trong một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg.Điều thú vị là ngành năng lượng có tác động chính đến việc dự đoán giá cả ghi nhận mức tăng 31%, cao hơn nhiều so với thực phẩm và dịch vụ.Nguồn: EurostatTương tự, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1/2022, mức cao nhất trong gần 4 thập kỷ.Jack ám chỉ rằng rủi ro lạm phát đang diễn ra của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có thể khiến Fed đứng trước hai lựa chọn.Thứ nhất, họ có thể tăng lãi suất một cách quyết liệt để làm giảm lạm phát, do đó làm tăng rủi ro suy thoái. Hoặc, họ có thể tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng nhưng sẽ tạo gánh nặng cho nền kinh tế với giá tiêu dùng cao hơn và sức mua của đô la Mỹ thấp hơn.“Nếu tiếp tục nới lỏng, lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao. Theo đó, Bitcoin và vàng có vẻ như là ván cược tốt miễn là tránh được suy thoái/sụp đổ. Nếu mọi thứ sụp đổ, bạn mua những con phượng hoàng bay lên từ đống tro tàn”, Jack đã tweet vào ngày 2/3.Powell gợi ý những đợt tăng lãi suất mạnhTrước khi Jack đưa ra quan điểm vài giờ, Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận sẽ đề xuất tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào giữa tháng 3.Powell lưu ý Fed đã định mức triển vọng tăng lãi suất liên tục trong thời gian còn lại của năm 2022. Nhưng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine gần đây đã khiến họ phải “tiến hành một cách thận trọng”.Ông nói với Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện trong buổi điều trần hôm thứ 4:“Chúng tôi sẽ tránh gây thêm bất ổn trong thời điểm cực kỳ khó khăn và không chắc chắn”.Tuy nhiên, Powell không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm nếu chỉ số CPI tiếp theo cao hơn dự đoán.Câu chuyện về nơi trú ẩn an toàn của Bitcoin vẫn được duy trìBitcoin tiếp tục giảm sau phát biểu của Powell, nhanh chóng trượt xuống $ 41.000 vào sáng nay.Ngược lại, chỉ số đô la Mỹ (DXY) tăng 0,25% trong cùng kỳ, cho thấy nhà đầu tư toàn cầu đã đổ xô tìm kiếm sự an toàn ở đồng bạc xanh trước những bất ổn kinh tế và địa chính trị đang diễn ra.Biểu đồ giá BTC/USD và DXY hàng ngày | Nguồn: TradingViewNhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn cũng đã thúc đẩy nhu cầu đối với Bitcoin vào đầu tuần này. Vào ngày 28/2, giá BTC tăng hơn 14,5% trong một ngày, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 24 giờ trong năm.Báo cáo của Arcane Research khẳng định rằng những người Ukraine đang tìm kiếm “các công cụ gây quỹ mạnh mẽ” và người Nga cố gắng tránh “các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt nhất trong nhiều thập kỷ” là nguyên nhân dẫn đến tăng giá BTC.Tương tự, các phương tiện đầu tư dựa trên Bitcoin đã thu hút dòng vốn trị giá 195 triệu đô la từ đầu tháng đến ngày 25/2, theo báo cáo mới nhất của CoinShares.Another massive #Bitcoin inflow to the Canadian Bitcoin Purpose spot ETF on Tuesday with 1.15k $BTC added to the fund! 🔥AUM is now sitting at a new all-time high of 33.5k bitcoin! 🚀 pic.twitter.com/PuP4vQw0hD— Jan Wüstenfeld 🇺🇦 (@JanWues) March 2, 2022“Dòng Bitcoin khổng lồ khác vào ETF Bitcoin Purpose giao ngay của Canada vào thứ 3 với 1,15k BTC được thêm vào quỹ! AUM hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại mới là 33,5k Bitcoin!”.Nhưng rủi ro suy thoái tiếp tục làm u ám tiềm năng tăng giá của Bitcoin. Chẳng hạn, chuyên gia kinh tế trưởng Brian Coulton tại tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán lạm phát cơ bản sẽ tiếp tục ở mức cao trong suốt năm 2022, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga làm trầm trọng thêm nguy cơ sốc giá toàn cầu.“Nếu lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao và dự kiến tăng, BOE (ngân hàng trung ương Anh) có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng chuyển lãi suất về mức trung lập hoặc hạn chế”, ông viết và nói thêm rằng họ có thể đẩy lãi suất cho vay của Fed lên 3% vào cuối năm 2022.“Tăng trưởng GDP của Mỹ có thể giảm xuống 0,5% hoặc thấp hơn vào năm 2023 trong một kịch bản như vậy, so với dự báo cơ sở của Fitch là 1,9%”.Cá nhỏ xếp chồng BitcoinBitcoin đã điều chỉnh từ mức cao trên 45.000 đô la vào ngày 3/3 mặc dù tâm lý lạc quan của các trader về việc tiếp tục tăng giá vẫn chiếm lĩnh thị trường.Giá trở lại khu vực $41.000 không nằm ngoài dự đoán và chấm dứt xu hướng tăng kéo dài nhiều ngày thêm 10.000 đô la trong một tuần duy nhất.“Điều chỉnh ngắn hạn xảy ra đối với Bitcoin sau khi lấy lại thanh khoản. Đối với tôi, có vẻ như chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua nữa đến các mức cao, vì điều chỉnh không nhanh chóng như chúng ta thường thấy”, Michaël van de Poppe tóm tắt trong một bản cập nhật Twitter.Nguồn: Michaël van de PoppeTrong khi đó, mô hình tích lũy vẫn tiếp tục và các nhà đầu tư nhỏ lẻ rõ ràng là những người mua quan tâm ở mức hiện tại.“Cá nhỏ đang xếp chồng như thể không còn ngày mai”, nguồn phân tích Ecoinometrics nhận xét cùng với biểu đồ thể hiện thói quen mua trong tuần này.Biểu đồ tích lũy của nhà đầu tư Bitcoin | Nguồn: Ecoinometrics [...]
Bitcoin là “ván cược tốt” khi Fed làm mọi cách để cứu vãn nền kinh tế Mỹ
Lugano Thụy Sĩ công nhận Bitcoin, Tether và token LVGA là tiền tệ hợp phápTin tứcThành phố Lugano, Thụy Sĩ đang giới thiệu Bitcoin, Tether và token LVGA của riêng mình dưới dạng tiền tệ hợp pháp.Các quan chức từ thành phố và Tether đã công bố bản cập nhật, có tên là “Kế hoạch B của Lugano”. Các công dân và công ty của Lugano sẽ có thể sử dụng Bitcoin, Tether và LVGA để thanh toán cho tất cả hàng hóa, dịch vụ và thuế “trong tương lai gần”. Khi công dân sử dụng tài sản tiền điện tử như một loại tiền tệ, tiền sẽ được chuyển đổi thành fiat địa phương thông qua một bên trung gian thứ ba.BREAKING NEWS: #Bitcoin , #Tether & the City's LVGA token will become de facto LEGAL TENDER in Lugano #LuganoPlanB pic.twitter.com/gvZKKRveOI— Tether (@Tether_to) March 3, 2022Kế hoạch B của Lugano sẽ thấy thành phố và Tether hợp tác với hy vọng biến Lugano trở thành trung tâm áp dụng blockchain ở châu Âu. Thông qua quan hệ đối tác, Lugano và Tether hy vọng sẽ chứng minh tiện ích thế giới thực cho blockchain trong cộng đồng địa phương, đánh dấu “trường hợp sử dụng thực tế ở đô thị với quy mô đầy đủ đầu tiên” của Tether.Thành phố này cũng đang tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp tích hợp các giải pháp thanh toán cho stablecoin và có kế hoạch tận dụng Lightning Network Layer 2 của Bitcoin để đạt được khả năng mở rộng. Lugano và Tether cũng đã cam kết thực hiện một số sáng kiến ​​khác, bao gồm việc tạo ra một trung tâm công ty blockchain và quỹ cho các startup. Ngoài ra, Lugano có kế hoạch sử dụng năng lượng xanh để khai thác Bitcoin.Mặc dù Lugano là thành phố Thụy Sĩ đầu tiên thông báo rằng họ sẽ sử dụng Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp, nhưng đây không phải là nơi đầu tiên trên thế giới làm điều đó. Miami Hoa Kỳ đã tung ra một loại tiền điện tử có tên là MiamiCoin vào mùa hè năm ngoái và El Salvador đã làm nên lịch sử khi chính thức công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp vào tháng 9 năm 2021. [...]
Lugano Thụy Sĩ công nhận Bitcoin, Tether và token LVGA là tiền tệ hợp pháp
Ted Cruz: Diễn biến ở Canada cho thấy không ai có thể kiểm soát Bitcoin và tiền điện tửTin tứcThượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Ted Cruz đã bày tỏ sự lạc quan của mình với Bitcoin tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) vào thứ Năm (25/2). CPAC là “tập hợp lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của phe bảo thủ trên thế giới”.Trong bài phát biểu của mình tại sự kiện, Cruz cho biết:“Một trong những lý do tại sao tôi rất lạc quan về tiền điện tử, về Bitcoin, là vì nó phi tập trung và không thể kiểm soát.Hãy để tôi đưa ra một ví dụ tuyệt vời. Vì vậy, Justin Trudeau, Thủ tướng Canada, nói rằng không thích một số tài xế xe tải, vì vậy sẽ đóng băng tài sản của họ. Sau đó, tòa án đã cố gắng đóng băng tiền điện tử đang được trao cho các tài xế xe tải”.Thượng nghị sĩ đã tiếp tục đọc to một lá thư từ một công ty ví Bitcoin có tên là Nunchuck gửi tới Thẩm phán Tòa án Tối cao Ontario. Công ty đã nhận được lệnh từ tòa án vào ngày 18 tháng 2 để đóng băng và tiết lộ thông tin về tài sản liên quan đến phong trào Freedom Convoy.Trong bức thư gửi tới tòa án, Nunchuck giải thích rằng đó là một “ví Bitcoin tự quản lý”. Viện dẫn rằng đó là “một nhà cung cấp phần mềm, không phải một trung gian tài chính giám sát”.“Chúng tôi không thể ‘đóng băng’ tài sản của người dùng. Chúng tôi không thể ngăn họ di chuyển. Chúng tôi không giám sát ‘sự hiện diện, đặc tính, giá trị và vị trí’ tài sản của người dùng. Đây là thiết kế sẵn có”.Bức thư kết thúc với việc công ty thúc giục tòa án, “Vui lòng tra cứu cách thức hoạt động và khóa riêng tư và tự lưu ký”.Khi cất lá thư đi, Cruz thốt lên: “Thật là ngoạn mục.”Sau đó, Thượng nghị sĩ nói về kiểm soát:“Trung Quốc gần đây đã cấm Bitcoin vì họ không thể kiểm soát nó, đó cũng chính là lý do Elizabeth Warren ghét Bitcoin.Cả cộng sản Trung Quốc và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đều muốn kiểm soát bạn, tài sản, tiền tiết kiệm, lời nói, cuộc sống, con cái của bạn – mọi quyết định – họ đều muốn kiểm soát, và vì vậy chúng ta cần phải phá bỏ các phương tiện kiểm soát quyền công dân”.Cruz là một holder Bitcoin. Vào tháng 2, ông tuyên bố rằng đã mua từ 15.001 – 50.000 đô la Bitcoin.Warren đã nhiều lần chỉ trích Bitcoin, viện dẫn các vấn đề về môi trường và bảo vệ nhà đầu tư. Cô ấy đã thúc giục Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) sử dụng “toàn quyền” để điều chỉnh giao dịch tiền điện tử. [...]
Ted Cruz: Diễn biến ở Canada cho thấy không ai có thể kiểm soát Bitcoin và tiền điện tử
Tiền điện tử có thể sẽ “lên ngôi” ở Nga khi người dân tìm cách tránh các lệnh trừng phạtTin tứcCác thợ đào Bitcoin tại Nga vẫn đang hoạt động bình thường, bất chấp nước này thực hiện “cuộc xâm lược toàn diện” vào Ukraine trong tuần này.Theo ước tính từ chỉ số Mức tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge, các thợ đào ở Nga chiếm khoảng 11,2% hashrate BTC toàn cầu tính đến tháng 8 năm 2021. Hiện tại vẫn chưa rõ tác động của các lệnh trừng phạt áp đặt cho chính phủ Nga đến từ Hoa Kỳ và các quốc gia NATO đồng minh đối với lĩnh vực BTC địa phương và thị trường rộng lớn hơn.Trong khi một số công ty khai thác tiền điện tử như Flexpool tập trung vào Ethereum đã tạm dừng dịch vụ ở Nga để đối phó với cuộc xâm lược, công ty khai thác Bitcoin Compass Mining đã xác nhận với khách hàng Nga rằng cơ sở hạ tầng khai thác của họ sẽ vẫn hoạt động trong khu vực.CEO của Compass Mining, Whit Gibbs, đã cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột trong khi trấn an cộng đồng rằng các cơ sở ở Đông Âu được đặt an toàn ở Serbia, sẽ không bị ảnh hưởng bởi “bất ổn địa chính trị”.Chính quyền Biden hôm thứ Năm (23/2) nêu rõ sẽ áp đặt “các biện pháp trừng phạt tài chính sâu rộng và kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt” đối với các tổ chức tài chính hàng đầu của Nga, chính phủ, các quan chức cấp cao và lĩnh vực công nghệ.Nhiều người lập luận rằng đây có thể là thời điểm mà lĩnh vực tiền điện tử của Nga phát triển mạnh mẽ vì nó có thể sớm trở thành một công cụ quan trọng để tránh hàng loạt các lệnh trừng phạt khác nhau.Trong một bản tin cho các nhà đầu tư vào sáng 25/2, đồng sáng lập Morgan Creek Digital, Anthony Pompliano đã nhấn mạnh rằng chính phủ Nga có thể tận dụng thời điểm này như một cơ hội để tách khỏi hệ thống dự trữ đô la Mỹ và trở lại một loại tiền tệ phi tập trung có sức hấp dẫn toàn cầu:“Lý thuyết trò chơi này dẫn chúng ta đến Bitcoin. Lựa chọn tốt nhất để trở thành nhà sản xuất và phân phối tiền dự trữ toàn cầu phải là người sử dụng và nắm giữ tiền dự trữ toàn cầu tiên tiến nhất mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát”.“Điều đó khiến những siêu cường này nhận ra rằng Bitcoin trở nên tất yếu trong nhiều thập kỷ tới. Các quốc gia có tỷ lệ sở hữu lớn, cùng với hoạt động khai thác và các hoạt động ủng hộ Bitcoin khác trong quốc gia của họ, sẽ có một lợi thế đáng kể”.Trưởng bộ phận nghiên cứu tài sản kỹ thuật số của VanEck, Matthew Sigel, cũng lặp lại quan điểm tương tự, lưu ý rằng mạng lưới Bitcoin sẽ cho phép Nga giảm thiểu tác hại tiềm ẩn do rút khỏi hệ thống tài chính phương Tây:“Cả các nhà độc tài hay các nhà hoạt động nhân quyền sẽ không gặp phải bất kỳ người kiểm duyệt nào trên mạng Bitcoin”. [...]
Tiền điện tử có thể sẽ “lên ngôi” ở Nga khi người dân tìm cách tránh các lệnh trừng phạt
Danh tính kẻ tấn công The DAO năm 2016 được tiết lộ – Toàn cảnh vụ hack 11 tỷ đô la ETH tinh viTin tứcAi đã hack The DAO vào năm 2016, chuyển hướng 3,6 triệu ETH? Laura Shin, nhà báo và cựu biên tập viên của Forbes đã xác định được danh tính của hacker, bằng cách lần theo dấu vết phức tạp của các giao dịch và sử dụng công cụ pháp y bẻ khóa quyền riêng tư. Tuy nhiên, hắn đã phủ nhận mọi chuyện.Ethereum, mạng lưới tiền điện tử lớn thứ hai, trị giá 360 tỷ USD. Nhà sáng lập Vitalik Buterin, hiện có hơn 3 triệu người theo dõi trên Twitter. Tất cả các xu hướng phổ biến nhất trong tiền điện tử trong vài năm qua đều bắt nguồn từ Ethereum, chẳng hạn như ICO, tài chính phi tập trung (DeFi), token không thể thay thế (NFT) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Ethereum cũng đã sinh ra nhiều dự án bắt chước blockchain, thường được gọi là “kẻ giết Ethereum”.Ai đã tấn công The DAO?Ethereum cũng là chủ đề của một bí ẩn lớn: ai đã thực hiện vụ đánh cắp Ether lớn nhất từ ​​trước đến nay, bằng cách tấn công The DAO?Quỹ đầu tư mạo hiểm phi tập trung đã huy động được lượng ETH trị giá 139 triệu USD vào thời điểm mở bán token cho cộng đồng, kết thúc vào năm 2016, khiến nó trở thành nỗ lực huy động vốn từ cộng đồng thành công nhất cho đến nay. Vài tuần sau, một hacker đã bòn rút 31% ETH trong The DAO, với 3,64 triệu ETH hoặc khoảng 5% nguồn cung ETH vào thời điểm đó, ra khỏi DAO chính và di chuyển chúng đến DarkDAO.Cuộc điều tra độc quyền của Laura Shin đã được xây dụng và biên tập thành sách: “The Cryptopians: Idealism, Greed, Lies, and the Making of the First Big Cryptocurrency Craze”, dường như chỉ ra rằng, Toby Hoenisch, lập trình viên 36 tuổi, người Áo và hiện đang sống tại Singapore, có liên quan đến vụ hack này.Cho đến nay, Hoenisch được biết đến nhiều nhất với vai trò là nhà đồng sáng lập và CEO của TenX, công ty đã huy động được 80 triệu USD trong đợt ICO năm 2017, để xây dựng thẻ ghi nợ tiền điện tử. Thế nhưng nỗ lực này đã thất bại. Vốn hóa thị trường của những token TenX hiện chỉ ở mức 11 triệu USD, giảm mạnh so với ATH tại mức 535 triệu USD trước đó.Sau khi được gửi tài liệu nêu chi tiết bằng chứng chỉ ra Hoenisch là hacker, anh ta đã phản hồi trong một email, cho biết kết luận này trên thực tế là không chính xác. Trong email đó, Hoenisch đề nghị rằng anh sẽ cung cấp bằng chứng bác bỏ lập luận của Laura Shin, tuy nhiên cho đến nay, Hoenisch vẫn không phản hồi thêm bất kỳ email nào.Một cái nhìn chi tiết về mức độ thiệt hại của vụ hack này, với ETH đang giao dịch quanh mức $ 3.000, 3,64 triệu ETH hiện trị giá 11 tỷ USD. Vụ đánh cắp DAO nổi tiếng và gây tranh cãi đã thúc đẩy Ethereum thực hiện một đợt hard fork, trong đó mạng lưới Ethereum chia làm hai như một cách để khôi phục số tiền bị đánh cắp, khiến DarkDAO không nắm giữ ETH, mà là Ethereum Classic (ETC) kém giá trị hơn nhiều. Những người ủng hộ đợt fork đã hy vọng ETC sẽ chết, nhưng hiện nó đang được giao dịch quanh mức $ 30. Điều đó có nghĩa là các ví DarkDAO hiện nắm giữ hơn 100 triệu USD trong ETC.Năm ngoái, khi Laura đang viết cuốn sách của mình, một công cụ pháp y mạnh mẽ và bí mật từ công ty truy vấn tiền điện tử, Chainalysis, đã phát hiện ra tín hiệu bất thường. Thật vậy, câu chuyện về The DAO và nhiệm vụ kéo dài sáu năm để xác định hacker, cho thấy rất nhiều khía cạnh khác nhau trong thế giới tiền điện tử, trong đó, công nghệ theo dõi giao dịch đã phát triển như thế nào kể từ những ngày đầu tiên mà thị trường phát triển.Ngày nay, khi công nghệ blockchain đã trở thành xu hướng chủ đạo và ngày càng có nhiều ứng dụng mới xuất hiện, một trong những ứng dụng đầu tiên của tiền điện tử, lá chắn ẩn danh, đang dần thoái trào, do áp lực quy định và thực tế là các giao dịch trên các blockchain công khai đều có thể theo dõi được.Nhà đồng sáng lập Toby Hoenisch và Paul Kittiwongsunthorn tại Thái Lan vào năm 2018 trong phiên chiến lược của TenXĐộng cơ tấn công The DAOVì Hoenisch sẽ không liên lạc với Laura, nên bà chỉ có thể suy đoán về động cơ của Hoenisch.Anh ta đã sớm xác định được các lỗ hổng kỹ thuật trong DAO, thế nhưng những cảnh báo của Hoenisch không được những người tạo ra DAO xem xét một cách nghiêm túc.Vào đầu năm 2016, mạng lưới Ethereum thậm chí chưa được một năm tuổi và chỉ có một ứng dụng trên đó mà mọi người quan tâm. Đó là DAO, quỹ mạo hiểm phi tập trung được xây dựng với hợp đồng thông minh, cho phép chủ sở hữu token có quyền bỏ phiếu thông qua các đề xuất được đệ trình để xin tài trợ. Nó đã được tạo ra bởi công ty tên là Slock.it. Thay vì tìm kiếm vốn đầu tư mạo hiểm truyền thống, công ty đã quyết định tạo ra DAO và sau đó tiến hành huy động vốn từ cộng đồng, với hy vọng rằng dự án của họ sẽ nhận được tài trợ từ The DAO. Nhóm phát triển Slock.it nghĩ rằng DAO có thể thu hút 5 triệu USD.Tuy nhiên, khi mở bán công khai vào ngày 30 tháng 4, nó đã thu về 9 triệu USD chỉ trong hai ngày đầu tiên, nhiều người tham gia đổi 1 ETH lấy 100 token DAO. Một số người trong đội ngũ phát triển đã rất bất ngờ với lượng tiền quá lớn đổ vào dự án, nhưng đã quá muộn để giới hạn mức bán.Vào thời điểm đợt huy động vốn đóng lại một tháng sau đó, 15.000 đến 20.000 cá nhân đã tham gia đóng góp, The DAO đã nắm giữ 15% tổng số ether khi đó và giá tiền điện tử này đang tăng lên đều đặn. Đồng thời, nhiều mối quan tâm về bảo mật và cấu trúc đã được đặt ra đối với The DAO khi việc rút tiền quá khó.Người dùng phải khá am hiểu về kỹ thuật và tốn khá nhiều thời gian để có thể rút tiền. Trước tiên họ phải tạo một “child DAO” hoặc “split DAO”. Bên cạnh đó người rút tiền còn phải nhận được sự đồng ý của bất kỳ ai khác đã chuyển tiền vào “child DAO” đó.Vào sáng ngày 17 tháng 6, ETH đã đạt mức ATH tại $ 21,52, khiến lượng tiền điện tử trên The DAO có giá trị lên tới 249,6 triệu USD. Cũng sáng hôm đó, Griff Green, người quản lý cộng đồng và nhân viên đầu tiên của Slock.it, đã nhận được tin nhắn điện thoại từ một thành viên cộng đồng DAO Slack, nói rằng có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra và có vẻ như tiền đã bị rút cạn.Green đã tiến hành kiểm tra và phát hiện có một luồng giao dịch 258 ETH rời khỏi The DAO. Vào thời điểm cuộc tấn công dừng lại vài giờ sau đó, 31% ETH trong The DAO đã bị hút hết vào DarkDAO. Khi thông tin về cuộc tấn công lan rộng, giá Ether đã giảm mạnh 33% từ $ 21 xuống còn $ 14.Biểu đồ giá ETH và ETC trong thời gian vụ tấn công The DAO diễn ra | Nguồn: ForbesChia tách mạng lướiĐợt huy động vốn từ cộng đồng của DAO năm 2016 đã đẩy giá ETH lên mức cao kỷ lục, cho đến khi cuộc tấn công vào ngày 17 tháng 6 khiến giá lao dốc. Sau đợt hard fork vào ngày 20 tháng 7, blockchain cũ bắt đầu hoạt động bằng tên Ethereum Classic (ETC).Ngay sau đó, cộng đồng Ethereum đã xác định chính xác lỗ hổng dẫn đến hành vi trộm cắp này. Hợp đồng thông minh DAO đã được viết để bất cứ khi nào ai đó rút tiền, nó sẽ gửi tiền trước khi cập nhật số dư của người đó. Kẻ tấn công đã sử dụng một hợp đồng thông minh độc hại, tiến hành rút 258 ETH mỗi lần, sau đó can thiệp vào việc cập nhật hợp đồng, cho phép chúng rút đi rút lại cùng một lượng Ether.Để dễ hiểu, giả sử kẻ tấn công có 101 USD trong tài khoản ngân hàng, hắn đã tiến hành rút ​​100 USD tại ngân hàng, sau đó ngăn chặn nhân viên giao dịch cập nhật số dư thành 1 USD, rồi lại yêu cầu rút tiền và nhận thêm 100 USD nữa. Thậm chí điều tồi tệ hơn có thể xảy ra. Một khi lỗ hổng bảo mật được công khai, 7,3 triệu ETH còn lại trong The DAO có nguy cơ bị tấn công sao chép.Một nhóm hacker mũ trắng đã được thành lập và sử dụng phương pháp của kẻ tấn công để chuyển số tiền còn lại sang một child DAO mới. Thế nhưng kẻ tấn công vẫn có khoảng 5% trong tổng số ETH còn tồn đọng và thậm chí lượng ether được giải cứu cũng dễ dàng bị tấn công, do các lỗ hổng trong The DAO. Thêm vào đó, hạn chót mà hacker có thể lấy được số tiền mà hắn đã chuyển vào DarkDao đang sắp đến, vào ngày 21 tháng 7. Nếu cộng đồng muốn ngăn hắn rút tiền mặt, họ sẽ cần gửi token đến DarkDAO của hacker và các “split DAO” (hoặc child DAO) mà hắn tạo ra. Theo các quy tắc của hợp đồng thông minh DAO, kẻ tấn công không thể rút tiền nếu bất kỳ ai khác trong split DAO phản đối.Cuối cùng, sau nhiều lần cãi vã (trên Reddit, trên kênh Slack, qua email và Skype), nhà sáng lập Ethereum, Buterin đã công khai biện pháp khắc phục. Sau khi có vẻ như phần lớn cộng đồng Ethereum ủng hộ động thái này, Ethereum đã thực hiện “hard fork”. Vào ngày 20 tháng 7, blockchain Ethereum đã được phân tách làm đôi. Tất cả ETH đã có trong DAO được chuyển sang hợp đồng “rút tiền”, cho phép những người đóng góp ban đầu có quyền gửi token DAO của họ và nhận lại ETH trên blockchain mới. Blockchain cũ, vẫn thu hút một số người ủng hộ và đầu cơ, được chuyển sang tên gọi Ethereum Classic.Trên Ethereum Classic, DAO và chiến lợi phẩm của kẻ tấn công (ở dạng 3,64 triệu ETC) vẫn còn. Vào mùa hè năm đó, kẻ tấn công đã chuyển ETC của hắn sang một ví mới, ví này vẫn nằm im cho đến cuối tháng 10, khi hắn bắt đầu cố gắng sử dụng sàn giao dịch ShapeShift để chuyển tiền sang Bitcoin.Vì ShapeShift không lấy thông tin nhận dạng người dùng vào thời điểm đó, nên không thể điều tra danh tính của kẻ tấn công, mặc dù tất cả các chuyển động blockchain của hắn đều có thể bị truy vết. Trong hai tháng tiếp theo, hacker đã thu được 282 Bitcoin (khi đó trị giá 232.000 USD, hiện tại là hơn 11 triệu USD). Và sau đó, có lẽ vì ShapeShift thường xuyên chặn các giao dịch, hắn đã từ bỏ việc rút tiền mặt, để lại 3,4 triệu ETC, trị giá 3,2 triệu USD (hiện tại là hơn 100 triệu USD).Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin đã cân nhắc trong việc hỗ trợ hard forkDanh tính hacker dần được hé lộCâu chuyện có lẽ đã kết thúc với việc một hacker ẩn danh đang ngồi trên khối tài sản lớn mà hắn không thể rút ra được. Cho đến tháng 7 năm ngoái, một trong những nguồn tin của Laura liên quan đến cuộc giải cứu DAO, cho biết Cảnh sát Brazil đã mở một cuộc điều tra về vụ tấn công DAO và nghi ngờ người đàn ông gốc Brazil – Alex Van de Sande có thể là nạn nhân hoặc thậm chí là hacker. Van de Sande đã quyết định thực hiện báo cáo pháp y từ công ty phân tích blockchain, Coinfirm, để giúp minh oan cho bản thân.Trong số những nghi phạm ban đầu, có một doanh nhân Thụy Sĩ và các cộng sự của anh ta, và khi truy tìm nguồn tiền, cảnh sát cũng tìm thấy một nghi phạm khác: một nhà phát triển Ethereum Classic tại Nga. Nhưng dựa trên email hỗ trợ khách hàng mà hacker đã gửi cho ShapeShift, Laura tin rằng hắn sử dụng tiếng Anh rất thành thạo.Bắt đầu từ phân tích của Coinfirm, công ty phân tích blockchain Chainalysis thấy kẻ tấn công đã gửi 50 BTC đến Ví Wasabi, ví Bitcoin trên máy tính để bàn, với mục đích ẩn danh bằng cách trộn nhiều giao dịch với nhau trong CoinJoin. Sử dụng tính năng bí mật, Chainalysis đã loại bỏ các giao dịch Wasabi và theo dõi đầu ra của chúng đến bốn sàn giao dịch. Trong bước cuối cùng, rất quan trọng, nhân viên tại một trong các sàn giao dịch đã xác nhận rằng, số tiền này đã được đổi lấy Grin coin và được rút vào node Grin có tên là grin.toby.ai. (Do chính sách bảo mật của sàn giao dịch, thông thường loại thông tin khách hàng này sẽ không được tiết lộ).Địa chỉ IP cho node đó cũng lưu trữ các node Bitcoin Lightning: ln.toby.ai, lnd.ln.toby.ai,… và nó không phải là địa chỉ VPN. Chúng đã được lưu trữ trên Amazon Singapore. Trình duyệt Lightning 1ML đã hiển thị một trong những node tại IP đó có tên là TenX.Đối với bất kỳ ai tham gia thị trường tiền điện tử vào tháng 6 năm 2017, đây là cái tên khá quen thuộc. Vào thời điểm đó, khi cơn sốt ICO đang đạt đến đỉnh điểm, đã có một ICO trị giá 80 triệu USD mang tên TenX được thành lập. Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập đã sử dụng biệt danh tobyai trên AngelList, Betalist, GitHub, Keybase, LinkedIn, Medium, Pinterest, Reddit, StackOverflow và Twitter. Tên anh ta là Toby Hoenisch. [...]
Danh tính kẻ tấn công The DAO năm 2016 được tiết lộ – Toàn cảnh vụ hack 11 tỷ đô la ETH tinh vi
Polygon thưởng 75.000 đô la cho whitehat vì đã ‘cứu cánh’ hàng tỷ đô laTin tứcPolygon, một sidechain Proof-of-Stake (POS) trên Ethereum gần đây đã vá một lỗ hổng bảo mật với “mức độ nghiêm trọng cao”, có khả năng khiến hàng tỷ đô la gặp rủi ro nhờ sự trợ giúp của hacker mũ trắng (Whitehat).Theo một báo cáo sửa lỗi được Immunifi công bố hôm thứ Hai (21/2), lỗ hổng bảo mật ban đầu được báo cáo bởi whitehat Niv Yehezkel vào ngày 15 tháng 1, sẽ cho phép hacker vượt qua ngưỡng đồng thuận của mạng và “rút hết tiền từ người quản lý tiền gửi, rút tiền không giới hạn, DoS (Tấn công từ chối dịch vụ) và hơn thế nữa”.Yehezkel, người đã nhận được 75.000 đô la tiền thưởng từ Polygon vì báo cáo lỗi, cho biết trên Twitter rằng lỗ hổng bảo mật này có nguy cơ gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đô la.“Tôi đã xuất bản báo cáo về cầu nối POS Polygon đến Ethereum, trong đó tìm thấy lỗ hổng qua mặt đồng thuận có nguy cơ khiến hàng tỷ đô la gặp rủi ro. Cảm ơn team Immunefi và team Polygon vì sự phản ứng tức thời, làm việc chuyên nghiệp và vá lỗi nhanh chóng”.Theo báo cáo của Immunifi, lỗ hổng bảo mật đã ảnh hưởng đến hệ thống POS trong hợp đồng thông minh của Polygon trên Ethereum. Đáng chú ý, hacker cần đáp ứng ba điều kiện rất cụ thể để khai thác lỗ hổng. Một khi các điều kiện được đáp ứng sẽ cho phép hacker rút tất cả token từ trình quản lý tiền gửi của mạng.Nhận xét về mức độ nghiêm trọng của khai thác lỗ hổng tiềm ẩn, Giám đốc Công nghệ của Immunefi, Duncan Townsend cho biết “không có rủi ro về tiền vì lỗi không bị khai thác tại thời điểm báo cáo”. Ông cũng nói rằng 75.000 đô la mức tiền thưởng “hào phóng” so với mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng.Theo dữ liệu từ Defi Llama, Polygon nắm giữ 4,01 tỷ đô la tổng giá trị đã khóa trên hệ sinh thái DeFi của nó. Đó là sidechain được sử dụng nhiều nhất của Ethereum, giữ nhiều giá trị hơn các mạng Layer-2 như Arbitrum và Optimism. Đầu tháng này, nó đã huy động được 450 triệu đô la trong một vòng đầu tư do công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Sequoia dẫn đầu.Polygon đã từng đối phó với một số sự cố bảo mật tương tự trong quá khứ. Tháng 10 năm ngoái, nó đã vá một lỗi có thể dẫn đến việc khai thác lỗ hổng trị giá 850 triệu đô la, trả 2 triệu đô la tiền thưởng cho whitehat đã báo cáo. Đến tháng 12, một hacker đã đánh cắp 1,6 triệu đô la MATIC khi tận dụng một lỗi nghiêm trọng khác trong mạng. Polygon đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng 20 tỷ đô la bằng cách phản ứng nhanh với vụ việc. [...]
Polygon thưởng 75.000 đô la cho whitehat vì đã ‘cứu cánh’ hàng tỷ đô la
Thị trường đang nhìn nhận sai về việc tăng lãi suất – Bitcoin vẫn trong xu hướng giảmTin tứcTheo CEO Dan Morehead của Pantera Capital, những người tham gia thị trường đang mất đi cái nhìn tổng quan khi bàn đến khả năng tăng lãi suất vào tháng tới.Dan Morehead – CEO Pantera CapitalMorehead nói rằng thị trường đang hiểu sai khi Bitcoin và phần lớn tiền điện tử giảm trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có kế hoạch tăng lãi suất để chống lại lạm phát dai dẳng.“Trong trường hợp này, tôi có một niềm tin rất mạnh mẽ rằng thị trường thực sự đang làm sai. Việc tăng lãi suất (mà tôi nghĩ khá rõ ràng là nó sẽ xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra) không quá tệ đối với tiền điện tử. So với các loại tài sản khác, thực sự là rất tốt cho giá tiền điện tử”.Theo người đứng đầu quỹ đầu cơ tập trung vào tiền điện tử, tài sản kỹ thuật số rất khác so với các tài sản khác ở chỗ chúng không bị việc tăng lãi suất ảnh hưởng.“Ví dụ trái phiếu, rõ ràng khi lãi suất tăng, giá sẽ giảm. Tôi nghĩ rằng trái phiếu sẽ bị tiêu diệt. Hầu hết những thứ khác như cổ phiếu đều có dòng tiền cần bị chiết khấu, nghĩa là giá sẽ thấp hơn nếu lợi suất cao hơn. Điều đó cũng đúng với bất động sản và hầu hết các loại tài sản khác.Blockchain không phải là loại được định hướng theo dòng tiền. Nó giống như vàng. Nó có thể hoạt động theo một cách rất khác với các sản phẩm định hướng theo lãi suất. Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư sẽ được lựa chọn: họ phải đầu tư vào thứ gì đó và nếu lãi suất đang tăng lên, blockchain sẽ tương đối hấp dẫn nhất”.Morehead cũng nói rằng mối tương quan hiện tại giữa thị trường tài chính truyền thống và tiền điện tử sẽ không kéo dài. Trích dẫn một hình ảnh về xu hướng lịch sử của Bitcoin trong 11 năm qua, ông dự báo tiền điện tử hàng đầu sẽ phục hồi.Bitcoin lệch khỏi đường xu hướng 11 năm | Nguồn: Pantera Capital“Nó cho thấy vị trí của Bitcoin với tư cách là một đại diện cho ngành công nghiệp trong nhật ký xu hướng 11 năm. Nó hiện đang giao dịch dưới 60% so với đường xu hướng…Tôi nghĩ thị trường sẽ hoạt động trở lại. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng cho đến khi giá tăng lại mạnh mẽ. Chúng tôi khá lạc quan trên thị trường và chúng tôi nghĩ rằng giá đang ở mức tương đối rẻ”.Theo Pantera, Bitcoin chỉ có 12,7% thời gian dưới đường xu hướng trong suốt thời gian tồn tại cho đến nay.Thị trường tăng giá Bitcoin đã kết thúc chưa?‎‏‏‎‏‏‎‏‏‎Chiến lược gia từng dự đoán chính xác diễn biến sụp đổ của Bitcoin vào tháng 5/2021 đang phân tích hành động giá hiện tại để xem liệu tài sản kỹ thuật số lớn nhất có sẵn sàng cho một đợt điều chỉnh khác hay không.Nhà phân tích Dave the Wave nói rằng Bitcoin hiện đang giao dịch trong một kênh tăng dần, cho phép Bitcoin tăng từ mức thấp nhất là 33.000 đô la lên mức cao nhất trong 30 ngày là 45.661 đô la.Theo nhà phân tích, kênh tăng dần hiện đang theo dõi quá trình hồi phục của Bitcoin sau khi mất hơn 50% giá trị từ mức cao nhất mọi thời đại trên 69.000 đô la.Dave the Wave nhấn mạnh thêm rằng Bitcoin phải lấy lại mốc 40.000 đô la để giữ kênh.Nguồn: Dave the WaveTại thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức 38.525 đô la.Quan sát khung thời gian cao hơn, Dave the Wave khẳng định Bitcoin vẫn đang trong xu hướng giảm và đang trên đường đạt được mục tiêu của anh ấy ở mức 23.323 đô la.“Về khung thời gian vĩ mô, giá vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm…”Nguồn: Dave the WaveVới việc Bitcoin hiện đang giao dịch dưới mức hỗ trợ 40.000 đô la, nhà chiến lược so sánh hành động giá hiện tại với cấu trúc thị trường của BTC vào tháng 9/2018.Trong thời gian đó, BTC đã bật khỏi mức hỗ trợ 6.000 đô la lần cuối cùng trước khi gấu giành lấy mức quan trọng và đẩy Bitcoin xuống mức 3.000 đô la.“Nếu phải so sánh, tôi muốn nói rằng BTC đang ở đây…”Nguồn: Dave the Wave [...]
Thị trường đang nhìn nhận sai về việc tăng lãi suất – Bitcoin vẫn trong xu hướng giảm
Charles Hoskinson tiết lộ dự án “tuyệt vời” sắp đến, ADA được dự đoán đạt $58 vào 2030Tin tứcCha đẻ Cardano Charles Hoskinson vừa tiết lộ một dự án sắp được ra mắt với tiềm năng thu hẹp khoảng cách giữa thế giới phát triển và đang phát triển.Theo Hoskinson, một dự án cho vay ngang hàng tập trung vào châu Phi sẽ được khởi chạy trên blockchain Cardano trong năm nay.“Một điều khác mà tôi nghĩ thực sự thú vị trong thời gian sắp đến mà chúng tôi đang làm trong năm nay là có thể thực hiện cho vay ngang hàng ở châu Phi…Chúng tôi sẽ có thể có stablecoin trên Cardano, hoàn toàn ngang hàng, với danh tính dựa trên blockchain ở Kenya”.Theo cha đẻ Cardano, dự án cho vay ngang hàng trên blockchain lớn thứ 7 theo vốn hóa thị trường sẽ giúp thu hẹp sự bất bình đẳng về thu nhập và giàu nghèo giữa các quốc gia.“Dù là ngắn hạn hay dài hạn, nếu bạn làm được điều đó, hàng tỷ đô la giá trị sẽ đi từ thế giới phát triển sang thế giới đang phát triển, nơi có lãi suất cao hơn…Điều đó khiến tôi rất phấn khích vì nó giúp chúng tôi thu hẹp khoảng cách và tạo ra một nền kinh tế toàn cầu, thay vì hai nền kinh tế giàu và nghèo rõ rệt”.Hoskinson cũng khẳng định bản chất không cần niềm tin của blockchain là một trong những đóng góp lớn nhất của công nghệ này cho thế giới.“Khả năng giải trình toàn diện là khả năng xác minh điều gì đó mà ai đó nói với bạn…Có rất nhiều điều trong cuộc sống, từ thông tin, việc bỏ phiếu đến tiền mà bạn thực sự phát hiện ra rằng bạn đang tin tưởng vào một tổ chức bên thứ ba. Tuy nhiên, bạn không thể xác minh điều đó…Bitcoin là một ví dụ tuyệt vời hay Ethereum, Cardano hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào trong số này. Bạn có khả năng giải trình toàn diện về việc tính toán. Nếu tôi gửi cho bạn một Bitcoin, bạn không tin tưởng tôi. Bạn có một node. Bạn có thể kiểm tra và xác minh nó tồn tại, nó chưa bị chi tiêu gấp đôi. Vì vậy, đó được gọi là hệ thống trách nhiệm giải trình toàn diện”.Theo Hoskinson, các trường hợp sử dụng công nghệ blockchain hiện đang được mở rộng ra ngoài thanh toán.“Chúng tôi đang bắt đầu lùi lại một bước với tư cách là một xã hội và bắt đầu đặt ra những câu hỏi như: Còn điều gì khác có thể duy trì trách nhiệm giải trình toàn diện? Cho dù đó là chuỗi cung ứng – thực phẩm có phải là thực phẩm hữu cơ hay không? Nó có an toàn hay không? Nước tôi đang uống có an toàn không? Thông tin y tế, thông tin đăng nhập, thông tin bỏ phiếu, bất cứ điều gì bạn có. Đất – làm sao tôi biết bạn thực sự sở hữu tài sản đó?”.ADA đạt 58 đô la vào năm 2030?Tương lai của Cardano rất tươi sáng theo cuộc thăm dò ý kiến ​​nhà phân tích mới nhất do Finder thực hiện, một trang web so sánh và ứng dụng kiếm tiền. Trong báo cáo tập trung vào Cardano mới nhất của mình, một nhóm các nhà phân tích đã dự đoán ADA sẽ đạt mức giá 58 đô la vào năm 2030. Cuộc thăm dò cũng dự đoán ADA sẽ kết thúc trong năm nay với mức 2,72 đô la, tăng hơn 160%.Một trong những người ủng hộ Cardano lớn nhất trong hội đồng là giám đốc sản phẩm tại Permission, Vanessa Harris. Cô tin rằng altcoin này có thể đạt mốc 3 đô la trong năm nay.“Cardano là một trong số ít các nền tảng hợp đồng thông minh đã đặt tính bảo mật, tính đúng đắn và phân quyền làm cốt lõi của họ, được hỗ trợ bởi các phương pháp chính thức và nghiên cứu được đánh giá ngang hàng”.Mặc dù Cardano đã bị chỉ trích vì chậm đưa các tính năng và chức năng mới vào codebase trong quá trình phát triển, Harris tin rằng điều này sẽ hỗ trợ ADA được các quốc gia và tổ chức phi chính phủ chấp nhận do khả năng phục hồi của nó.Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia tư vấn đều lạc quan như nhau. CEO John Stefanidis của Balthazar và nhà đầu tư Veronica Mihai là những cái tên nổi bật không quá lạc quan. Stefanidis dự kiến ADA giảm vào năm 2022 do “thiếu hiệu quả và công nghệ kém”. Mihai cũng cho rằng giá sẽ thấp hơn trong 10 năm tới.“Trừ khi họ đạt được những tiến bộ lớn về công nghệ và cơ sở người dùng đáng kể, nó có thể chịu chung số phận với hầu hết các coin POS”.Hành trình của Cardano cho đến nayTrong khi Cardano được ra mắt vào năm 2017, họ chỉ mới bắt đầu tích hợp các hợp đồng thông minh vào code gần đây. Hard fork hợp đồng thông minh Alonzo đã được thực thi vào năm ngoái và hy vọng mang lại các ứng dụng DeFi quan trọng cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, một số người cho rằng dự án tương đối thất bại trong việc tích lũy tổng giá trị bị khóa trên các nền tảng DeFi có sẵn.Đây là một yếu tố mà hội đồng cho là có liên quan khi nói đến diễn biến giảm giá của ADA sau hard fork Alonzo. 33% thành viên tham gia cho biết yếu tố này ảnh hưởng đến hành động giá cho đến nay. Những người khác cũng nhận định điều này là do tình hình biến động chung của thị trường và vẫn còn sớm trong giai đoạn hậu cập nhật.Biểu đồ giá ADA 4 giờ | Nguồn: Tradingview [...]
Charles Hoskinson tiết lộ dự án “tuyệt vời” sắp đến, ADA được dự đoán đạt $58 vào 2030
CEO Pantera: Tiền điện tử là ‘nơi tốt nhất’ để lưu trữ tài sản trong thời gian Fed tăng lãi suấtTin tứcDan Morehead, Giám đốc điều hành và nhà sáng lập quỹ liên doanh blockchain hàng đầu Pantera Capital, tuyên bố rằng tiền điện tử sẽ là “nơi tốt nhất” để lưu trữ vốn trước nguy cơ tăng lãi suất tiềm ẩn từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).Các nhà đầu tư trên khắp các thị trường chứng khoán và tiền điện tử hiện đang cố dự đoán về những gì mà Fed có thể thực hiện để chống lại lạm phát gia tăng, với mức cao nhất là 7,5% tính đến tháng này.Thị trường Bitcoin và tiền điện tử thường di chuyển tương quan với các xu hướng trên thị trường chứng khoán; tuy nhiên, Morehead lập luận trong bản tin vào hôm thứ Tư rằng, trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản sẽ phải đối mặt với tình huống tồi tệ khi FED tăng lãi suất.Mặc dù thị trường tiền điện tử đang phải trải qua một đợt suy thoái kể từ cuối năm 2021, nhưng CEO cho rằng tài sản kỹ thuật số sẽ là “nơi tốt nhất” để lưu trữ vốn trong thời điểm hiện tại.“Tôi nghĩ rằng thị trường của chúng ta sẽ sớm tách rời. Các nhà đầu tư nghĩ rằng: trái phiếu sẽ bị nghiền nát khi Fed đuổi đi người mua cuối cùng trên thị trường. Lãi suất tăng sẽ khiến chứng khoán và bất động sản trở nên kém hấp dẫn hơn. Vậy, mọi người sẽ đầu tư vào đâu khi cả cổ phiếu và trái phiếu đều giảm? Blockchain là một nơi rất uy tín để đầu tư vào thời điểm đó”.Ông cho biết giá Bitcoin hiện chỉ giảm 19% so với năm trước, đây là mức giá quá rẻ khi Fed đã in đến 5 nghìn tỷ USD trong cùng thời điểm.#Bitcoin is down -19% year-on-year — during a period when the Fed printed $5 trillion — seems cheap.The Next Mega-Trade: https://t.co/kfWepItKpe pic.twitter.com/MgGz2bD6BB— Dan Morehead (@dan_pantera) February 17, 2022Để bổ sung thêm cho quan điểm của mình, Morehead cũng nhấn mạnh tuyên bố mà ông từng đưa ra trong hội nghị với các nhà đầu tư vào đầu tháng này, trong đó ông chỉ ra rằng các loại tài sản như vàng và tiền điện tử không phản ứng trực tiếp với việc tăng lãi suất như trái phiếu.“Blockchain không phải là một thứ định hướng dòng tiền. Nó giống như vàng. Nó có thể hoạt động theo một cách rất khác với các sản phẩm định hướng lãi suất. Tôi nghĩ rằng khi suy nghĩ thật kỹ, blockchain sẽ là tài sản tương đối hấp dẫn nhất dành cho các nhà đầu tư khi lãi suất tăng”.Morehead thừa nhận rằng, mặc dù thị trường tiền điện tử dường như đã phản ứng với các chuyển động muộn của Fed, nhưng tuyên bố giá trị của tài sản kỹ thuật số vẫn giữ nguyên. Trong khi đó, việc giá của thị trường hiện giảm mạnh cũng có thể là do năm thuế tài chính của Hoa Kỳ sắp kết thúc.“Một số áp lực bán tiền điện tử là các vị trí thuế ngoài ý muốn. Các trader tích cực vẫn đang mua và bán BTC, ETH, XRP,… trong một năm thật tuyệt vời, khi thị trường đã đạt được nhiều cột mốc mới, cùng lợi nhuận đáng kinh ngạc. Đã có 1,4 nghìn tỷ USD tiền lãi từ tiền điện tử được tạo ra vào năm ngoái”.Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, thị trường có thể sẽ phải trải qua rất nhiều thăng trầm trước khi tiếp tục tăng trưởng trở lại. [...]
CEO Pantera: Tiền điện tử là ‘nơi tốt nhất’ để lưu trữ tài sản trong thời gian Fed tăng lãi suất
Ukraine hợp pháp hóa tiền điện tửTin tứcQuốc hội Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cấp tư cách pháp nhân cho Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.Ukraine hợp pháp hóa tiền điện tửUkraine là quốc gia mới nhất áp dụng khung pháp lý cho tài sản tiền điện tử.Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ Dự luật tài sản ảo vào thứ Năm trao tư cách pháp nhân cho tất cả các loại tiền điện tử và tài sản ảo. Dự luật đã nhận được 300 phiếu ủng hộ và chỉ có hai phiếu chống.Dự luật thiết lập một khuôn khổ quy định cơ bản cho tất cả các tài sản ảo ở Ukraine. Nó đề cập đến các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum dưới thuật ngữ “tài sản ảo”, được định nghĩa là bất kỳ tài sản nào chưa thể được sử dụng hợp pháp làm công cụ thanh toán hoặc được giao dịch cho các tài sản, sản phẩm hoặc dịch vụ khác.Ngoài việc đặt nền tảng pháp lý để kết hợp tài sản tiền điện tử trong hệ thống tài chính và quy định của Ukraine, dự luật cũng xác nhận quyền của công dân trong việc nắm giữ và sử dụng tiền điện tử, đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của tất cả những người tham gia thị trường tiền điện tử.Trong khi Dự luật tài sản ảo tương tự trước đó đã thông qua Quốc hội Ukraine vào tháng 10, nó đã bị phủ quyết bởi tổng thống của đất nước, Volodymyr Zelensky. Dự luật sau đó đã được sửa đổi để đảm bảo nó có các cơ chế pháp lý cần thiết để thực hiện và đáp ứng các yêu cầu của hiến pháp. [...]
Ukraine hợp pháp hóa tiền điện tử
Sau khi Jack Dorsey rời đi, Twitter dang tay chào đón EthereumTin tứcVào tháng 9 năm 2021, Twitter đã kích hoạt Bitcoin như là tùy chọn thanh toán tiền điện tử đầu tiên có sẵn thông qua tính năng tip. Vào thứ Tư, gã khổng lồ truyền thông xã hội đã thêm một loạt các dịch vụ thanh toán mới vào các tùy chọn tip hiện có, bao gồm cả Ethereum.Người dùng muốn nhận tip ETH chỉ cần kích hoạt các tính năng giới hạn của nền tảng và thêm địa chỉ Ethereum vào phần dành riêng trong hồ sơ của họ. Tuy nhiên, nỗ lực thêm tên miền ENS thay cho địa chỉ toàn chữ và số đã không thành công, dẫn đến hộp lỗi cho biết dấu chấm câu không hợp lệ.Khi nói đến Bitcoin, tip có thể được gửi thông qua Lightning Network, mạng sẽ gửi thanh toán bằng ứng dụng Strike. Tuy nhiên, Twitter không cung cấp chi tiết nào khác liên quan đến tip ETH. Hiện tại, thủ thuật chỉ có sẵn cho người dùng trên điện thoại iOS và Android và người dùng giữ 100% số tiền boa mà họ nhận được.Công ty tuyên bố rằng tip có thể được sử dụng để “thể hiện sự ủng hộ, thể hiện sự đánh giá cao, giúp đỡ hoặc khen thưởng cho bất kỳ ai mà bạn muốn – từ những người sáng tạo và nhà báo mới nổi cho đến những người tổ chức Twitter Spaces và hơn thế nữa”. Các dịch vụ thanh toán được hỗ trợ khác bao gồm Cash App, GoFundMe, Patreon, Wealthsimple và Venmo.Gần đây, Twitter đã triển khai một tính năng cho phép người dùng Twitter Blue tải lên NFT để làm ảnh hồ sơ của họ, nhưng chỉ áp dụng cho iOS. [...]
Sau khi Jack Dorsey rời đi, Twitter dang tay chào đón Ethereum
Binance đổi tên hệ sinh thái thành BNB Chain và giới thiệu MetaFiTin tứcSàn giao dịch Binance đã đổi tên hệ sinh thái blockchain của mình trong một động thái cho thấy công ty không muốn liên kết trực tiếp với blockchain Binance Smart Chain.Hệ sinh thái blockchain hiện đã được đổi tên thành BNB Chain và token BNB của nó – từng được gọi là Binance coin – hiện đã được đổi tên thành “Build and Build”.“Trong những năm qua, chúng tôi nhận ra rằng BNB đã phát triển thành một thứ gì đó ngoài Binance và trên thực tế, BNB có nghĩa là ‘Build and Build’ (không phải Binance Coin), đó là điều mà CZ đã tweet trước đây,” Samy Karim, điều phối viên hệ sinh thái BNB Chain, cho biết. “Hệ sinh thái BNB lớn hơn Binance và đã vượt qua Binance về các trường hợp sử dụng.”Thông báo chính thức được đưa ra một tuần sau khi CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) đã tweet rằng BNB là viết tắt của “Build’N Build”, tức là xây dựng cộng đồng và để cộng đồng xây dựng.Công ty cho biết việc loại bỏ tên Binance sẽ cung cấp cho BNB Chain “nhiều cơ hội hơn và tự do tìm kiếm các đổi mới”. BNB Chain cũng sẽ trở thành đa chuỗi.“Chuỗi BNB sẽ bao gồm các ứng dụng quy mô lớn, bao gồm GameFi, SocialFi và Metaverse. Đặc biệt, mở rộng quy mô từ một chuỗi sang đa chuỗi, cải thiện các giải pháp mở rộng quy mô và mở rộng bộ xác thực của BSC từ 21 lên 41 (với 20 trình xác thực hoạt động như các nhà sản xuất khối ứng cử viên)”, Karim nói.Cùng với việc đổi tên, Binance cũng đã đưa ra một khái niệm mới gọi là MetaFi – sự kết hợp của hai từ – Meta (siêu dữ liệu) và Fi (DeFi). Thông qua MetaFi, cộng đồng BNB Chain nhằm mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án khác nhau, với GameFi, SocialFi, Web3 và NFT cùng chung một mái nhà.“MetaFi là một hệ sinh thái toàn diện trong tương lai, hứa hẹn mang đến một sự thay đổi mô hình cho phép khả năng tương tác liền mạch giữa các dự án và blockchain khác nhau. Sự kết hợp của các dự án blockchain khác nhau này tạo ra một hệ sinh thái song song chính thức phục vụ người dùng từ khắp nơi trên thế giới.” [...]
Binance đổi tên hệ sinh thái thành BNB Chain và giới thiệu MetaFi
Curve Finance ra mắt trên Moonbeam, thắp sáng 16 tỷ đô la cho hệ sính thái PolkadotTin tứcCurve Finance, giao thức DeFi lớn nhất tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL), đã chính thức ra mắt trên Moonbeam.Đây là giao thức đầu tiên với quy mô và giá trị như vậy được phát hành trực tuyến trên Moonbeam, parachain tương thích với EVM được ra mắt trên Polkadot vào đầu năm nay.16 tỷ đô la thanh khoản cho hệ sinh thái PolkadotKể từ khi ra mắt vào đầu tháng 1, Moonbeam đã có một lượng hoạt động tăng đột biến. Hàng chục dự án DeFi đã chọn Moonbeam làm bệ phóng để khai thác hệ sinh thái Polkadot, sử dụng nền tảng của nó để triển khai lại các dApps dựa trên Ethereum sang Polkadot mà hầu như không có thay đổi nào.Tuy nhiên, không có giao thức nào hiện được triển khai trên Moonbeam giống với sự bổ sung mới nhất của nền tảng — Curve Finance.Curve Finance là giao thức DeFi lớn nhất tính theo tổng giá trị bị khóa, tự hào với hơn 19,65 tỷ đô la TVL trên tám mạng blockchain. Trong số đó có hơn 16,93 tỷ đô la được khóa trong Ethereum, khiến nó trở thành thị trường lớn nhất của Curve.Việc Curve triển khai trên Moonbeam có nghĩa là hệ sinh thái Polkadot rộng lớn hơn sẽ có thể truy cập giá trị trên Ethereum. Tốc độ cao và chi phí giao dịch thấp của Polkadot, cũng như việc dễ dàng triển khai hợp đồng Solidity, khiến nó trở thành một giải pháp thay thế tốt cho Ethereum thường xuyên tắc nghẽn và luôn đắt đỏ.Nền tảng AMM đã trở thành dự án dẫn đầu trong không gian DeFi nhờ cách tiếp cận độc đáo để cung cấp tính thanh khoản. Không giống như các AMM tương tự như Uniswap và Balancer, Curve chỉ có các pool thanh khoản được tạo thành từ các tài sản hoạt động tương tự như stablecoin hoặc token được bọc. Điều này đã cho phép Curve cung cấp mức phí cực kỳ thấp, rất ít trượt giá và giảm rủi ro mất mát vô thường. [...]
Curve Finance ra mắt trên Moonbeam, thắp sáng 16 tỷ đô la cho hệ sính thái Polkadot
Hashrate Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 248,11 EH/sTin tứcMạng Bitcoin đã ghi nhận hashrate mới cao nhất mọi thời đại là 248,11 triệu TH/s kể từ ngày 12/2/2022, tiếp tục đảm bảo hệ sinh thái phi tập trung thông qua một mạng lưới các thợ mỏ BTC toàn cầu không ngừng phát triển.Hashrate tương quan với khả năng tính toán mà thiết bị máy tính của thợ mỏ yêu cầu để xác nhận giao dịch. Gần đây, hashrate mạng Bitcoin tăng đột biến đảm bảo bảo mật hơn nữa, từ đó chống các cuộc tấn công bằng cách ngăn chặn những kẻ xấu xác nhận giao dịch gian lận.Hashrate của Bitcoin trong năm qua | Nguồn: YChartsQuan sát biểu đồ trên, hashrate mạng tăng 31,69% chỉ trong một ngày, từ 188,40 EH/s lên 248,11 EH/s. Hơn nữa, hashrate của mạng Bitcoin đã tăng 54,33% trong năm qua.Hashrate của Bitcoin trong tháng qua | Nguồn: YChartsTrước đây, lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền điện tử của Trung Quốc đã dẫn đến những lo ngại về bảo mật của mạng Bitcoin, vì quốc gia châu Á này đóng góp tới 34,25% tổng hashrate khai thác Bitcoin cho đến tháng 6/2021 theo thống kê.Khi giới thợ mỏ cuối cùng đã tìm được nơi ẩn náu ở các quốc gia khác thân thiện với tiền điện tử, mạng Bitcoin phục hồi mạnh mẽ và vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó.Quá trình phát triển ngành khai thác Bitcoin của các quốc gia | Nguồn: ccaf.ioHiện tại, các thợ mỏ hoạt động ở Hoa Kỳ đóng góp cao nhất trong số hashrate toàn cầu của mạng Bitcoin (35,4%).Một phân tích hồi tháng 1 đã kết luận rằng những người chơi trong ngành tin rằng hashrate BTC sẽ tiếp tục tăng. Bất chấp tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư do đợt trượt giá gây ra, các chuyên gia đã chỉ ra rằng mạng Bitcoin đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Michael Levitt, Chủ tịch đồng sáng lập và CEO của Core Scientific, dự đoán hashrate toàn cầu của BTC sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tích cực. Tuy nhiên, ông nhận xét sự tăng trưởng này phụ thuộc vào giá Bitcoin trong tương lai, cùng với sự thành công của cơ sở hạ tầng hiện đang được xây dựng. [...]
Hashrate Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 248,11 EH/s
Astar Network công bố quỹ 100 triệu đô la hỗ trợ thanh khoản cho các dự án trên PolkadotTin tứcAstar Network, một chuỗi phân phối hoặc song song của mạng Polkadot, đã công bố quỹ Astar Boost Program trị giá 100 triệu đô la để cung cấp thanh khoản và cung cấp hỗ trợ tài chính cùng các chương trình khuyến khích cho các nhà phát triển hợp đồng thông minh. Công ty nói rằng chương trình được tài trợ thông qua 22 triệu đô la gây quỹ, cũng như phân bổ token ASTR gốc.Tháng trước, Astar đã huy động được 22 triệu đô la tài trợ chiến lược từ các công ty đầu tư mạo hiểm tiền điện tử Polychain và Alameda Research.Polkadot, một khuôn khổ để kết nối các blockchain khác nhau, không hỗ trợ các hợp đồng thông minh trên chuỗi chuyển tiếp (relay chain) chính của nó. Astar cung cấp hỗ trợ đó cho các nhà phát triển hợp đồng thông minh.Astar cũng cho phép các nhà phát triển kiếm được token để xây dựng các hợp đồng hoặc cơ sở hạ tầng thông minh, được hỗ trợ bởi giao thức #Build2Earn và được thanh toán bằng ASTR.Astar Boost Program đã hỗ trợ thanh khoản và các ưu đãi cho các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) trên giao thức, bao gồm các sàn giao dịch phi tập trung ArthSwap, PolkaEx, và Celer cBridge, một cầu nối tài sản đa hướng.“Astar Network sẽ hỗ trợ các dự án cam kết tài chính với Astar thông qua Astar Boost Program cũng như dApp Staking, hệ thống khuyến khích ban đầu của chúng tôi dành cho các nhà phát triển. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng nhau phát triển thần tốc. Thông qua chương trình này, cộng đồng của chúng tôi sẽ được thưởng thêm cho hoạt động on-chain của họ”, Sota Watanabe, nhà sáng lập Astar Network, chia sẻ. [...]
Astar Network công bố quỹ 100 triệu đô la hỗ trợ thanh khoản cho các dự án trên Polkadot
Đã 13 năm trôi qua kể từ khi Satoshi Nakamoto xuất bản bài đăng đầu tiên trên diễn đàn giới thiệu về BitcoinTin tứcCha đẻ mạng Bitcoin, Satoshi Nakamoto, đã xuất bản bài đăng diễn đàn đầu tiên tại trang web P2P Foundation vào 13 năm trước. Bài đăng có tiêu đề “Triển khai mã nguồn mở Bitcoin của tiền tệ P2P” đã giới thiệu hệ thống tiền điện tử cho các thành viên của diễn đàn vận động và nghiên cứu tập trung vào động lực ngang hàng trong xã hội.Bài đăng đầu tiên trên diễn đàn giới thiệu BitcoinVào tháng 2/2009, Satoshi Nakamoto đã 3 lần giới thiệu whitepaper (sách trắng) và cơ sở mã nguồn mở của Bitcoin. Sự kiện vào ngày 11/2/2009 là lần đầu tiên cha đẻ Bitcoin công khai dự án trên diễn đàn P2P Foundation. Những lần trước đó trong cùng tháng, Nakamoto đã sử dụng hệ thống email gắn với danh sách gửi thư mật mã được lưu trữ trên metzdowd.com.Bài đăng đầu tiên trên diễn đàn giới thiệu về mạng Bitcoin do Satoshi Nakamoto xuất bản vào ngày 11/2/2009Bài đăng trên diễn đàn giới thiệu khá hấp dẫn và nhà phát minh cũng để lại liên kết đến phiên bản đầu tiên của phần mềm. Nakamoto viết cách đây 13 năm:“Tôi đã phát triển một hệ thống tiền điện tử P2P mã nguồn mở mới có tên là Bitcoin. Nó hoàn toàn phi tập trung, không có máy chủ trung tâm hoặc các bên yêu cầu phải tin cậy, bởi vì mọi thứ đều dựa trên bằng chứng mật mã thay vì niềm tin. Hãy thử hoặc xem ảnh chụp màn hình cũng như tài liệu thiết kế”.Bài đăng diễn đàn đầu tiên đã mô tả rất chi tiết và người phát minh Bitcoin giải thích dựa trên các loại tiền tệ thông thường.“Vấn đề gốc rễ của tiền tệ thông thường chỉ xoay quanh sự tin tưởng cần thiết để nó hoạt động. Ngân hàng phải được tin là không giảm giá tiền tệ, nhưng lịch sử của các loại tiền fiat đầy rẫy những vi phạm lòng tin đó. Các ngân hàng phải được tin tưởng để giữ tiền của chúng ta và chuyển nó bằng điện tử, nhưng họ cho vay trong làn sóng bong bóng tín dụng mà chỉ có một phần nhỏ trong dự trữ.Chúng ta đặt quyền riêng tư của mình vào tay họ và tin tưởng họ không để kẻ trộm danh tính rút cạn tài khoản. Chi phí chung khổng lồ của họ khiến cho việc thanh toán vi mô là bất khả thi”.Nakamoto: “Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta thử một hệ thống phi tập trung, không cần lòng tin”Bất kỳ ai đọc bài đăng đầu tiên trên diễn đàn do Satoshi viết đều có thể hiểu rằng nhà phát minh đang cố gắng quảng cáo để nhiều người thử nghiệm mạng Bitcoin trong những ngày đầu tiên. Bài đăng trên diễn đàn đã không nhận được phản hồi cho đến tận ngày hôm sau và một cá nhân có tên Sepp Hasslberger là người đầu tiên làm điều đó.“Tuyệt vời. Đây là đổi mới thực sự đầu tiên về tiền tệ kể từ khi Bank of England bắt đầu phát hành hối phiếu nhận nợ cho vàng trong các hầm chứa, sau đó được gọi là tiền giấy. Tôi tin rằng một loại tiền tệ mã nguồn mở sẽ có tiềm năng lớn. Có gì đó giống như Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định cho nhiều người trong chúng ta”.Một số cá nhân khác trong bài đăng đã nói về “những thứ tiền bạc ở trung tâm Chaumian cũ” và các dự án tiền điện tử như vàng điện tử đã thất bại trong quá khứ.Satoshi đã trả lời một số câu hỏi dưới bài đăng và lưu ý rằng “những thứ tiền bạc ở trung tâm Chaumian cũ” là thứ duy nhất có sẵn vào thời điểm đó. Người phát minh Bitcoin đã nhắc nhở các thành viên của P2P Foundation rằng giao thức Bitcoin là phi tập trung và hoàn toàn khác. Nakamoto trả lời một trong những phản hồi vào ngày 15/2/2009:“Nhiều người hiển nhiên coi tiền điện tử là một nguyên nhân thất bại vì tất cả các công ty đã thất bại kể từ những năm 1990. Rõ ràng bản chất kiểm soát trung tâm của những hệ thống này đã tự tiêu diệt chúng. Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta thử một hệ thống phi tập trung, không dựa trên niềm tin”.Các câu hỏi của Sepp HasslbergerVào ngày 18/2, Nakamoto đã quay lại chủ đề để trả lời các câu hỏi của Sepp Hasslberger vào thời điểm đó. Nakamoto đã chỉ ra 3 đặc tính thú vị mà mạng Bitcoin giới thiệu và khẳng định rằng coin này sẽ khan hiếm.“Nó là một cơ sở dữ liệu phân tán toàn cầu. Dữ liệu được bổ sung vào cơ sở dữ liệu theo sự đồng ý của đa số, dựa trên bộ quy tắc: Một là, bất cứ khi nào ai đó tìm thấy PoW để tạo một khối, họ sẽ nhận được một số coin mới. Hai là, độ khó PoW được điều chỉnh hai tuần một lần để đạt mục tiêu trung bình 6 khối mỗi giờ (cho toàn mạng). Ba là, số coin được cung cấp sau khi khai thác một khối bị cắt giảm một nửa sau mỗi 4 năm – Bạn có thể nói rằng coin được phát hành theo số đông. Chúng được phát hành với số lượng hạn chế, xác định trước”.Không có gì bàn cãi khi khẳng định hệ thống tiền điện tử của Satoshi Nakamoto rất thành công. Sau 13 năm, 18.954.937 Bitcoin đã được phát hành trong tổng nguồn cung tối đa 21 triệu cho đến nay. Vốn hóa thị trường của Bitcoin hiện trị giá hơn 800 tỷ đô la và kể từ khi thành lập vào ngày 3/1/2009, mạng đã hoạt động tốt với đánh giá thời gian hoạt động là 99,98713391230% theo Buybitcoinworldwide. Phát minh của Nakamoto cũng thúc đẩy tạo ra hàng nghìn coin khác và ngày nay có đến 12.525 coin trong nền kinh tế tiền điện tử. [...]
Đã 13 năm trôi qua kể từ khi Satoshi Nakamoto xuất bản bài đăng đầu tiên trên diễn đàn giới thiệu về Bitcoin

Block chain

Cách thức hoạt động của blockchainMột phần chủ đạo trong mỗi blockchain là thuật toán đào, chúng ta hãy lấy thuật toán của bitcoin làm ví dụ. Thuật toán này có tên gọi là SHA-256, viết tắt của “Secure hash algorithm 256 bits”, trong đó đầu vào có thể là bất kỳ thứ gì như văn bản, các con số hoặc thậm chí là một tập tin máy tính có độ dài bất kỳ. Đầu ra được tạo ra được gọi là một “hash” (băm) và sẽ có cùng độ dài mỗi lần, 256 bit.Một đầu vào sẽ cho ra một đầu ra tương ứng, không phải ngẫu nhiên. Nhưng nếu bạn thực hiện một thay đổi nhỏ cho đầu vào, đầu ra sẽ thay đổi hoàn toàn.Nó cũng được gọi là hàm một chiều, có nghĩa là nếu bạn chỉ có đầu ra, bạn không thể tính được đầu vào là gì. Bạn chỉ có thể đoán đầu vào là gì, và tỷ lệ đoán đúng là 1/2^256 – việc đoán đúng là không thể, nói cách khác, nó được bảo mật.Chúng ta đã biết thuật toán làm gì, giờ thì hãy xem cách một blockchain làm việc với một ví dụ giao dịch đơn giản.Ở đây chúng ta có Alice và Bob cùng với số dư bitcoin của họ. Giả sử Alice nợ Bob 2 bitcoin.Khi Alice gửi cho Bob 2 bitcoin, Alice phát đi một thông điệp tới tất cả thợ mỏ trong mạng rằng cô muốn thực hiện giao dịch.Trong nội dung phát đi, Alice cung cấp cho các thợ đào địa chỉ công khai của Bob, số lượng bitcoin mà cô muốn gửi, cùng với chữ ký số và khóa công khai của cô. Chữ ký được thực hiện bằng chìa khóa riêng của Alice và các thợ đào có thể xác nhận rằng Alice chính là chủ sở hữu của lượng bitcoin và cô muốn thực hiện giao dịch.Một khi các thợ đào chắc chắn rằng giao dịch là hợp lệ, họ sẽ đưa nó vào trong một khối cùng với nhiều giao dịch khác và cố gắng đào khối đó. Điều này được thực hiện bằng cách đưa khối chạy qua thuật toán SHA-256. Đầu ra cần phải bắt đầu với một số lượng số 0 nhất định để được coi là hợp lệ. Số lượng số 0 cần thiết phụ thuộc vào “độ khó” mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào sức mạnh điện toán trên mạng lưới.Để tạo ra một đầu ra hash với số lượng số 0 mong muốn lúc ban đầu, các thợ đào sẽ thêm “số nonce” vào khối trước khi cho chạy qua thuật toán. Vì chỉ một thay đổi nhỏ đối với đầu vào sẽ hoàn toàn thay đổi đầu ra, các thợ đào sẽ thử các nonce ngẫu nhiên cho đến khi tìm thấy một đầu ra hash hợp lệ.Một khi khối được đào thành công, thợ đào sẽ phát thông điệp tới các thợ đào khác rằng khối mới được đào thành công. Sau đó, họ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng khối mới đào được là hợp lệ để có thể thêm nó vào bản sao của blockchain và giao dịch sẽ hoàn tất. Nhưng trong khối, các thợ đào cũng cần phải đưa vào đầu ra hash từ khối trước đó để tất cả các khối được gắn với nhau, do đó có cái tên block-CHAIN. Đây là một phần quan trọng để đảm bảo hoạt động tín cậy trong hệ thống.Mỗi thợ đào có bản sao blockchain riêng trên máy tính của họ và blockchain nào có chứa nhiều công việc tính toán nhất, chính là blockchain dài nhất, sẽ được mọi người tin tưởng. Nếu một thợ đào thay đổi một giao dịch trong một khối trước đó, đầu ra hash cho khối đó sẽ thay đổi, dẫn đến tất cả các hash kế sau đó cũng thay đổi do các khối được liên kết với các hash. Thợ đào sẽ phải làm lại tất cả các công việc để mọi người chấp nhận blockchain của anh ta. Vì vậy, nếu một thợ mỏ muốn gian lận, anh ta sẽ cần nhiều hơn 50% sức mạnh điện toán của mạng lưới, điều rất khó xảy ra. Các cuộc tấn công mạng như thế này được gọi là tấn công 51%.Mô hình khiến cho các máy tính hoạt động để tạo ra các khối được gọi là Proof-of-Work (PoW). Ngoài ra còn có các mô hình khác như Proof-of-Stake (PoS) không đòi hỏi nhiều sức mạnh điện toán, đồng nghĩa với việc cần ít điện năng hơn trong khi vẫn có thể mở rộng đến nhiều người dùng hơn.Và đó là những điều cơ bản về cách một blockchain hoạt động! [...]
Cách thức hoạt động của blockchain
Staking là gì?Giới thiệuBạn có thể nghĩ về staking như một sự thay thế ít tốn tài nguyên hơn cho đào. Nó bao hàm việc giữ tiền trong ví tiền mã hóa để hỗ trợ công tác bảo mật và các hoạt động của mạng blockchain. Hiểu đơn giản thì staking là việc khóa các đồng tiền mã hóa để nhận các phần thưởng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ có thể đặt cược các đồng coin trực tiếp từ ví tiền điện tử của mình, chẳng hạn như Trust Wallet. Mặt khác, nhiều sàn giao dịch cung cấp dịch vụ staking cho người dùng của mình. Binance Staking cho phép bạn kiếm được phần thưởng theo cách hoàn toàn đơn giản – tất cả những gì bạn phải làm là giữ tiền của mình trên sàn. Để hiểu rõ hơn staking là gì, trước tiên bạn cần hiểu cách thức hoạt động của Proof of Stake (PoS). PoS là một cơ chế đồng thuận cho phép các blockchain hoạt động hiệu quả hơn về mặt điện năng trong khi vẫn duy trì mức độ phi tập trung tốt (ít nhất là về mặt lý thuyết). Chúng ta hãy đi sâu vào PoS là gì và cách thức staking hoạt động.Proof of Stake (PoS) là gì?Nếu bạn biết Bitcoin hoạt động như thế nào, có lẽ bạn đã quen thuộc với Proof of Work (PoW). Nó là cơ chế cho phép các giao dịch được tập hợp thành các khối. Sau đó, các khối này được liên kết với nhau để tạo ra blockchain. Cụ thể hơn, các thợ đào cạnh tranh để giải một câu đố toán học phức tạp, và bất kỳ ai giải được trước tiên sẽ có quyền thêm khối tiếp theo vào blockchain. Proof of Work đã được chứng minh là một cơ chế mạnh mẽ để tạo thuận tiện cho việc đạt sự đồng thuận theo cách phi tập trung. Vấn đề là nó bao hàm rất nhiều tính toán bất kỳ. Câu đố mà các thợ đào đang cạnh tranh để giải không nhằm mục đích nào khác ngoài việc giữ bảo mật cho mạng. Có lý luận cho rằng chính vì lý do này mà việc sử dụng quá nhiều tính toán trở nên chính đáng. Dù vậy, về điểm này, bạn có thể tự hỏi: có những cách nào khác để duy trì sự đồng thuận phi tập trung mà không cần chi phí tính toán tốn kém hay không? Câu trả lời là Proof of Stake. Ý tưởng chính là những người tham gia có thể khóa các đồng coin (“stake”), và trong các khoảng thời gian cụ thể, giao thức sẽ ngẫu nhiên giao quyền cho một trong số họ để xác thực khối tiếp theo. Thông thường, xác suất được chọn tỷ lệ thuận với số lượng coin – càng nhiều coin bị khóa, cơ hội được trao càng cao.Theo cách này, điều quyết định những người tham gia nào tạo một khối không dựa trên khả năng giải các thử thách hash của họ như với Proof of Work. Thay vào đó, nó được quyết định dựa trên số lượng coin đặt cược. Một số người có thể lập luận rằng việc tạo ra các khối thông qua staking cho phép mức độ khả năng mở rộng cao hơn cho các blockchain. Đây là một trong những lý do mạng Ethereum network được lên kế hoạch chuyển từ PoW sang PoS trong một tập các nâng cấp kỹ thuật được gọi chung là ETH 2.0.Ai đã tạo ra Proof of Stake?Một trong những lần xuất hiện sớm nhất của Proof of Stake có thể được quy cho Sunny King và Scott Nadal trong bài viết năm 2012 của họ cho Peercoin. Họ mô tả nó như một “thiết kế tiền mã hóa ngang hàng bắt nguồn từ Bitcoin của Satoshi Nakamoto.” Mạng Peercoin đã được đưa ra với một cơ chế hybrid PoW/PoS, trong đó pow được sử dụng chủ yếu để tạo ra tiền mã hóa ban đầu. Tuy nhiên, nó không cần thiết cho việc duy trì sự bền vững lâu dài của mạng và tầm quan trọng của nó sẽ giảm dần. Trên thực tế, hầu hết bảo mật của mạng đều dựa vào PoS.Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS) là gì?Một phiên bản thay thế của cơ chế này đã được phát triển vào năm 2014 bởi Daniel Larimer có tên Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS). Nó lần đầu tiên được sử dụng như một phần của blockchain BitShares, nhưng ngay sau đó các mạng khác đã áp dụng mô hình này. Chúng bao gồm Steem và EOS, cũng được tạo bởi Larimer.DPoS cho phép người dùng cam kết các số dư tiền của họ dưới dạng các phiếu bầu, trong đó quyền biểu quyết tỷ lệ thuận với số lượng coin nắm giữ. Những phiếu bầu này sau đó được sử dụng để bầu ra một số đại biểu, những người quản lý blockchain thay mặt cho các người bỏ phiếu, giúp đảm bảo tính bảo mật và sự đồng thuận. Thông thường, các phần thưởng staking được phân phối cho các đại biểu được bầu này, và những người này sau đó sẽ phân phối phần thưởng cho các người bỏ phiếu của mình theo tỷ lệ tương ứng với các đóng góp cá nhân của họ. Mô hình DPoS cho phép đạt được sự đồng thuận với một số lượng node xác nhận ít hơn. Như vậy, nó có xu hướng tăng cường hiệu suất mạng. Mặt khác, nó cũng có thể dẫn đến mức độ phi tập trung thấp hơn vì mạng phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các node xác nhận được chọn. Các node xác nhận này xử lý các hoạt động và quản trị tổng thể của blockchain. Chúng tham gia vào các quá trình đi đến sự đồng thuận và các quá trình xác định các tham số quản trị quan trọng. Nói một cách đơn giản, DPoS cho phép người dùng ra hiệu ảnh hưởng của họ thông qua những người tham gia khác của mạng.Staking hoạt động như thế nào?Như chúng ta đã thảo luận trước đây, các blockchain Proof of Work dựa vào đào để thêm các khối mới vào blockchain. Ngược lại, các blockchain Proof of Stake tạo và xác nhận các khối mới thông qua quá trình staking. Staking được tiến hành với việc các trình xác nhận sẽ khóa các coin của họ để chúng có thể được giao thức chọn ngẫu nhiên theo các khoảng thời gian cụ thể nhằm tạo ra một khối. Thông thường, những người tham gia có số tiền đặt cược lớn hơn sẽ có cơ hội cao hơn được chọn làm trình xác nhận cho khối tiếp theo. Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không cần dựa vào phần cứng đào chuyên dụng, chẳng hạn như ASIC. Trong khi đào bằng ASIC đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào phần cứng, thì staking đòi hỏi phải đầu tư trực tiếp vào chính tiền mã hóa. Vì vậy, thay vì cạnh tranh cho khối tiếp bằng công việc tính toán, trình xác nhận PoS được chọn dựa trên số lượng coin họ đang đặt cọc. “Stake” (coin đang được nắm giữ) là thứ khích lệ các trình xác nhận duy trì bảo mật cho mạng. Nếu họ thất bại trong việc thực hiện, toàn bộ stake của họ có thể gặp rủi ro.Trong khi mỗi blockchain Proof of Stake có đồng tiền đặt cược cụ thể, một số mạng áp dụng hệ thống hai token trong đó phần thưởng được trả bằng một token thứ hai. Ở một mức độ rất thực tế, staking chỉ đơn giản là giữ tiền trong một ví. phù hợp. Việc này về cơ bản cho phép bất cứ ai thực hiện các chức năng mạng khác nhau để đổi lấy phần thưởng staking. Nó cũng có thể bao gồm việc gửi tiền vào một staking pool mà chúng tôi sẽ nói về nó sau.Phần thưởng staking được tính như thế nào?Không có câu trả lời ở đây. Mỗi mạng blockchain có thể sử dụng một cách tính phần thưởng staking khác nhau.Một số được điều chỉnh trên cơ sở từng khối, có tính đến nhiều yếu tố khác nhau. Chúng có thể bao gồm:trình xác nhận đang đặt cược bao nhiêu coin trình xác nhận đặt cược trong bao lâutổng cộng có bao nhiêu coin được đặt cược trên mạng tỷ lệ lạm phátcác yếu tố khácĐối với một số mạng khác, phần thưởng staking được xác định với một tỷ lệ phần trăm cố định. Những phần thưởng này được phân phối cho các trình xác nhận như một dạng bồi thường cho lạm phát. Lạm phát khuyến khích người dùng tiêu dùng các đồng coin của họ thay vì giữ chúng, nhờ đó có thể làm tăng tính sử dụng như là các đồng tiền mã hóa của các đồng coin này. Nhưng với mô hình này, các trình xác nhận có thể tính toán chính xác phần thưởng staking mà họ có thể mong đợi. Một lịch trình trao thưởng có thể dự đoán thay vì một cơ hội xác suất nhận được phần thưởng khối có thể có vẻ thuận lợi đối với một số người. Và vì đây là thông tin công khai, nó có thể khuyến khích nhiều người tham gia hơn vào staking. Staking pool là gì?Một staking pool là một nhóm những người nắm giữ coin hợp nhất các tài nguyên của họ để tăng cơ hội xác nhận các khối và nhận được phần thưởng. Họ kết hợp sức mạnh staking của mình và chia sẻ phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của họ vào nhóm.Việc thiết lập và duy trì một staking pool thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và chuyên môn. Các staking pool có xu hướng hiệu quả nhất trên các mạng nơi có rào cản gia nhập (mặt kỹ thuật hoặc tài chính) tương đối cao. Do đó, nhiều nhà cung cấp pool tính phí trên phần thưởng staking được phân phối cho những người tham gia. Ngoài ra, các pool có thể cung cấp thêm tính linh hoạt cho những người đặt cọc riêng lẻ. Thông thường, stake phải được khóa trong một khoảng thời gian cố định và thường có thời gian rút tiền, thời gian hủy liên kết được đặt bởi giao thức. Hơn nữa, gần như chắc chắn có một số dư tối thiểu đáng kể cần phải đặt cọc để không khuyến khích hành vi độc hại.Hầu hết các staking pool yêu cầu một số dư tối thiểu thấp và không cần gắn thời gian rút tiền thêm vào. Do đó, tham gia một staking pool thay vì đặt cược đơn lẻ có thể là lý tưởng cho những người dùng mới.Cold staking là gì?Cold staking đề cập đến quá trình staking trên ví không được kết nối với Internet. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một ví phần cứng, nhưng cũng có thể với ví phần mềm air-gapped.Các mạng hỗ trợ cold staking cho phép người dùng đặt cọc trong khi giữ an toàn tiền ở chế độ ngoại tuyến. Điều đáng chú ý là nếu người đặt cọc chuyển tiền ra khỏi kho lạnh, họ sẽ ngừng nhận phần thưởng.Cold staking đặc biệt hữu ích cho những người đặt cược lớn, những người muốn đảm bảo sự bảo vệ tối đa tiền của họ trong khi vẫn đang hỗ trợ mạng.Cách đặt cọc trên BinanceBạn có thể nghĩ đến việc giữ tiền của mình trên Binance giống như việc đưa chúng vào một staking pool. Tuy nhiên, không có phí ở đây, và bạn cũng có thể tận hưởng tất cả những lợi ích khác đến từ việc giữ tiền của bạn trên Binance!Điều duy nhất bạn phải làm là giữ các đồng coin PoS của mình trên Binance và bạn sẽ được hỗ trợ tất cả các vấn đề kỹ thuật. Phần thưởng staking thường được phân phối vào đầu mỗi tháng. Bạn có thể kiểm tra phần thưởng được phân phối trước đó cho một đồng coin nhất định trong tab Historical Yield trên mỗi trang staking của dự án.Kết luậnProof of Stake và staking mở ra nhiều con đường cho bất kỳ ai muốn tham gia vào hoạt động đồng thuận và quản trị của blockchains. Hơn nữa, đó là một cách cực kỳ dễ dàng để kiếm thu nhập thụ động chỉ đơn giản bằng cách giữ các đồng coin. Các rào cản gia nhập hệ sinh thái blockchain đang ngày càng yếu đi với việc staking ngày càng dễ dàng. Dù vậy, cần lưu ý rằng staking không hẳn hoàn toàn không có rủi ro. Việc khóa tiền trong một hợp đồng thông minh dễ bị lỗi, do đó, điều quan trọng là luôn luôn DYOR (tự mình tìm hiểu) và sử dụng ví chất lượng cao, chẳng hạn như Trust Wallet.  [...]
Staking là gì?
Synthetix (SNX) Là Gì?Tóm lượcSynthetix là một giao thức DeFi dành cho tài sản mã hoá tổng hợp. Được sinh ra từ đống tro tàn của thị trường gấu năm 2018, cùng với Maker, Compound, Uniswap và một số công ty khác, Synthetixđã mở đường cho tài chính phi tập trung trở thành một lĩnh vực chính trong không gian tiền mã hoá.Giới thiệuBan đầu, Synthetix đã bắu đầu như một dự án stablecoin, với tên gọi là Havven. Sau khi trải qua giai đoạn thị trường đi xuống, nó đã xoay trục để trở thành một giao thức tài sản tổng hợp. Cộng đồng đằng sau Synthetix đã đi tiên phong trong nhiều cơ chế mà hiện nay được coi là tiêu chuẩn của ngành DeFi.Là một trong những thành phần xây dựng cốt lõi của DeFi trên Ethereum và sắp tới sẽ ra mắt giải pháp mở rộng layer 2, Synthetix rất có thể sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của ngành DeFi trong tương lai gần.Synthetix là gì?Synthetix là một giao thức tài sản tổng hợp cho phép phát hành tài sản tổng hợp trên Ethereum. Bạn có thể coi tài sản tổng hợp là một loại sản phẩm phái sinh. Nó cung cấp cho bạn cách để tiếp xúc với một tài sản mà không cần phải sở hữu nó.Vậy, cái gì có thể là một tài sản tổng hợp, hay cụ thể hơn là “Synth”? Thực tế, chỉ cần nó là thứ có nguồn cấp giá đáng tin cậy. Ví dụ như BTC hoặc ETH, hàng hóa như vàng và bạc và tiền pháp định như USD. Ngay cả các Synth nghịch đảo cũng tồn tại để theo dõi sự nghịch đảo của tài sản cơ bản, mang lại cho các nhà giao dịch cách dễ dàng để tiếp cận ngắn hạn hoặc bảo vệ các khoản nắm giữ hiện có, để tạo ra các vị thế khi thác lợi suất.Ý tưởng cơ bản của Synthetix là các nhà giao dịch có thể tiếp xúc với một số tài sản nhất định mà không cần các tài sản này tồn tại trên chuỗi. Synthetix cũng cho phép tạo các chỉ mục như chỉ số DeFi, thứ để theo dõi giá của một rổ nhiều tài sản DeFi.Synthetix hoạt động như thế nào?Synths sử dụng các oracle giá phi tập trung để theo dõi giá của các tài sản cơ bản. Lưu ý, Synth khác với các loại tiền mã hoá được hỗ trợ bởi một khoản dự trữ – các stablecoin. Thay vì là một khoản dự trữ thông thường, thứ mang lại giá trị cho Synth các cơ chế phức tạp trên chuỗi và các hợp đồng thông minh.Ví dụ: BUSD là một stablecoin trong đó mỗi BUSD đại diện cho 1 USD được dự trữ. Tương tự, Pax Gold (PAXG) của Paxos được hỗ trợ bởi các thanh vàng vật chất. Theo một cách nào đó, nếu bạn sở hữu PAXG, bạn đang sở hữu một lượng dự trữ vàng cơ bản tương đương. Nói cách khác, PAXG là một token đại diện cho quyền sở hữu vàng.Các Synth lại có ý nghĩa theo cách khác. Chúng theo dõi giá của tài sản thông qua một cơ chế phức tạp của hợp đồng thông minh. Sở hữu sXAU không có nghĩa là bạn sở hữu bất kỳ số vàng cơ bản nào. Nó chỉ có nghĩa là bạn có sự tiếp xúc với giá vàng.Vậy tại sao bạn lại muốn nắm giữ một tài sản như vậy? Như chúng ta đã đề cập trước đây, Sythentix mang đến một cách tốt để tiếp xúc giá với một tài sản mà không cần phải thực sự sở hữu nó. Điều cũng làm cho các Synth hữu ích đó là việc chúng là token Ethereum ERC-20. Vì vậy, các giao thức DeFi khác có thể dễ dàng tích hợp chúng. Synth có thể được gửi vào những nơi như Uniswap , Sushi hoặc Curve và bạn có thể cung cấp tính thanh khoản và kiếm phí giao dịch giống như với các token ERC-20 khác.Token mạng Synthetix (SNX)Nếu Synth không được hỗ trợ bởi tài sản cơ bản, thì chúng được thế chấp bởi thứ gì? Chủ yếu là bởi token của nền tảng – SNX. Gần đây hơn, Synthetix cũng đã thêm ETH làm tài sản thế chấp được hỗ trợ.Synthetix hoạt động trên cơ chế thế chấp quá mức – nghĩa là mỗi tài sản tổng hợp được thế chấp bằng nhiều giá trị hơn giá trị mà nó đại diện.Synth được tạo ra bằng cách người dùng stake tài sản thế chấp (SNX) và đúc một tài sản tổng hợp ứng với nó. Nói cách khác, mỗi Synth về cơ bản là khoản nợ đối với tài sản thế chấp đã đăng.Mỗi vị thế nợ cần được duy trì bởi một tỷ lệ thế chấp nhất định. Tỷ lệ này được xác định bởi hệ thống quản trị. Mục đích của nó là nhằm đảm bảo rằng Synths được thế chấp đầy đủ và không có thâm hụt trong hệ thống, ngay cả trong các sự kiện bên ngoài như một sự sụp đổ lớn của thị trường.Các nhà đầu tư phải quản lý tỷ lệ này theo cách thủ công bằng cách đúc và đốt Synths (nợ), hoặc thêm nhiều tài sản thế chấp để đảm bảo họ có thể tiếp tục kiếm được phần thưởng của việc đặt cược.Thanh khoản vô hạn và không trượt giáTự thân thị trường Synthetix đã hoạt động như một sàn giao dịch với “tính thanh khoản vô hạn”, vì nó không có sổ lệnh hoặc sự trượt giá theo nghĩa truyền thống. Giá cả được xác định bởi một cơ chế thuật toán, giống với cách hoạt động của một công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) hơn là một sổ lệnh tập trung giới hạn (CLOB).Về bản chất, khi bạn thực hiện giao dịch trên Synthetix, bạn không giao dịch với một cá nhân hoặc nhà tạo lập thị trường. Thay vào đó, bạn trả một phần nợ của mình từ bể nợ và vay số nợ tương tự trong một Synth khác.Đó là một cơ chế phức tạp với nhiều khía cạnh, nhưng điều quan trọng cần hiểu là giao dịch trên Synthetix sẽ không giống như giao dịch trên sổ lệnh của Binance hoặc các bể thanh khoản của Uniswap.Synthetix & OptimismTại sao toàn bộ sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ – NASDAQ không được đưa vào sàn giao dịch Synthetix? Vấn đề là phí và việc đảm bảo thực thi trên mạng chính Ethereum không hoàn toàn phù hợp với hầu hết các nhà giao dịch và phong cách giao dịch. Đây là lý do tại sao các hợp đồng Synthetix sẽ được triển khai trên một giải pháp layer 2, được gọi là rollup optimistic – cụ thể là do công ty Optimism triển khai giải pháp này.Các rollup là một cách tuyệt vời để mở rộng quy mô blockchain. Không giống như các giải pháp mở rộng quy mô khác như các sidechain, chịu trách nhiệm bảo mật của riêng họ bằng cách sử dụng một bộ xác thực riêng biệt, các rollup có được sự bảo mật từ blockchain Ethereum. Đây là điểm khác biệt chính. Các rollup có thể nhận được lợi ích mở rộng tương tự như các sidechain (ví dụ: thông lượng giao dịch tăng và phí giao dịch thấp hơn) mà không ảnh hưởng nhiều đến khả năng bảo mật.Tuy nhiên, hợp đồng Synthetix là một trong những hợp đồng thông minh phức tạp so với nhiều hợp đồng hiện có. Để chuyển chúng sang công nghệ tiên tiến một cách an toàn có thể không phải là một việc dễ dàng. Optimism đã làm việc phía sau với Synthetix một thời gian và việc triển khai trên mạng chính dự kiến sẽ xảy ra trên vào mùa hè năm 2021.Tổng kếtSynthetix là một giao thức tài sản tổng hợp. Các Synth theo dõi giá của một tài sản cơ bản mà người dùng không thực sự phải sở hữu chính tài sản đó. Synthetix là một trong những dự án DeFi có cấu trúc quản trị phi tập trung thông qua SynthetixDAO lâu đời nhất. Mặc dù không phải là dự án dễ để hiểu, nhưng có thể Synthetix sẽ được áp dụng rộng rãi hơn khi nó được triển khai trong quá trình triển khai rollup của Optimism. [...]
Synthetix (SNX) Là Gì?
Bitcoin Cash (BCH) Là Gì?Giới thiệuKhi các hoạt động chính trị xảy ra với các blockchain, các hard fork có thể thúc đẩy các dự án mới. Bitcoin Cash (BCH) được tạo ra bởi một nhóm các nhà phát triển, nhà đầu tư, doanh nhân và thợ đào, những người không hài lòng với kế hoạch phát triển của Bitcoin. Được tạo ra vào tháng 8/2017, Bitcoin Cash là một hệ thống tiền mã hoá ngang hàng, được thiết kế để tập trung vào việc tăng khả năng mở rộng và giảm phí giao dịch xuống mức thấp. Dự án này còn có tên gọi là Bitcoin ABC (Adjustable Blocksize Cap).Khả năng mở rộng BlockchainNăm 2017, Bitcoin đã phải chịu đựng thời gian xác nhận giao dịch dài và phí giao dịch ngày càng tăng, làm giảm đi những tiền đề ban đầu về khả năng thanh toán gần như tức thì, với mức phí rất thấp. Trước khi Bitcoin Cash được tạo ra, đã có một cuộc tranh luận gay gắt trong cộng đồng Bitcoin về tác động của việc tăng giới hạn kích thước khối.Vì Bitcoin phi tập trung nên các thay đổi với giao thức được đề xuất đối đòi hỏi phải có sự đồng thuận rộng rãi. Do đó, tất cả các node mạng cần đạt được sự đồng thuận, trước khi thực hiện các thay đổi và cập nhật đối với phần mềm Bitcoin.Bitcoin Cash được giới thiệu là một loại tiền mã hoá có khả năng mở rộng cao hơn, với phí giao dịch và thời gian xác nhận giảm. Cộng đồng BCH lập luận rằng dự án này sẽ sát với những đề xuất của Satoshi Nakamoto về một loại tiền điện tử ngang hàng hơn. Chủ yếu là do altcoin này cung cấp một hệ thống thanh toán nhanh và rẻ hơn, có thể phù hợp để sử dụng hàng ngày hơn Bitcoin.Ngay sau đợt fork Bitcoin Cash, blockchain Bitcoin ban đầu đã trải qua một đợt nâng cấp soft fork được mong đợi từ lâu, để triển khai một công nghệ được gọi là SegWit (Segregated Witness). Một bản nâng cấp như vậy đã được tạo ra vào năm 2015, bởi nhà phát triển Bitcoin Pieter Wuille. Nó được triển khai trên mạng Bitcoin để giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng và các vấn đề về khả năng mở rộng khác.SegWit soft fork đã được lên kế hoạch trước hard fork BCH. Nhưng những người đề xuất Bitcoin Cash tin rằng SegWit là một giải pháp thay thế tăng giới hạn kích thước khối không hiệu quả. Bitcoin Cash đã được hỗ trợ phân nhánh từ Bitcoin bởi một số thành viên đáng chú ý của ngành công nghiệp blockchain, bao gồm Jihan Wu (đồng sáng lập Bitmain) và Roger Ver (Giám đốc điều hành của Bitcoin.com).BCH hoạt động như thế nào?Bitcoin Cash được phân nhánh trực tiếp từ mã nguồn Bitcoin ban đầu, vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với Bitcoin. Cả hai mạng đều chạy cơ chế đồng thuận Proof of Work và mở cửa cho bất kỳ ai tham gia và đóng góp. Ngoài ra, bất kỳ địa chỉ nào đã có BTC từ trước đợt phân nhánh đều nhận được một lượng BCH tương đương sau đợt phân nhánh (cùng một chuỗi địa chỉ, nhưng trên các mạng khác nhau).Tương tự như Bitcoin, BCH cũng có thời gian khối mục tiêu là 10 phút và nguồn cung tối đa là 21 triệu đồng tiền. Tỷ lệ phát thải của BCH giảm một nửa sau mỗi 210.000 khối (khoảng bốn năm một lần). Phần thưởng khối hiện tại là 6,25 BCH mỗi khối.Không giống như Bitcoin, Bitcoin Cash có giới hạn kích thước khối tăng lên, cho phép có nhiều giao dịch hơn trong mỗi khối. Giới hạn kích thước khối ban đầu được tăng từ 1 MB lên 8 MB và sau đó được nâng tiếp lên 32 MB vào năm 2018.Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ năm 2017, kích thước khối trung bình của BCH chỉ vượt qua 1 MB một vài lần. Chúng ta có thể xem so sánh giữa kích thước khối trung bình của BTC và BCH tại trang BitInfoCharts.com .Cả Bitcoin và Bitcoin Cash đều điều chỉnh độ khó khai thác thông qua thuật toán điều chỉnh độ khó (DAA). Tuy nhiên, Bitcoin điều chỉnh độ khó sau mỗi 2016 khối, trong khi độ khó khai thác của Bitcoin Cash được điều chỉnh sau mỗi khối.Trước đây, Bitcoin Cash cũng đã triển khai thuật toán điều chỉnh độ khó khẩn cấp (EDA) để giảm độ khó khai thác và khuyến khích các thợ đào tham gia vào mạng lưới. Tuy nhiên, thuật toán này sau đó đã bị loại bỏ do không hoạt động ổn định. Việc triển khai EDA là một trong những lý do tại sao blockchain BCH đi trước Bitcoin hàng nghìn khối.Vào năm 2019, Bitcoin Cash đã triển khai một công nghệ có tên là Schnorr Signatures, một thuật toán thay cho việc sử dụng chữ ký điện tử. Sơ đồ Schnorr Signatures rất đơn giản và an toàn, cho phép đồng thời nhiều quyền riêng tư và khả năng mở rộng hơn so với sơ đồ ECDSA hiện đang được Bitcoin sử dụng.Các tính năng chính khác của BCHMã nguồn BCH dựa trên giao thức Bitcoin ban đầu.Nguồn cung được giới hạn ở mức 21 triệu.Là một bản fork của Bitcoin, BCH cũng sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) để phát hành các đồng tiền mới.Đã tăng kích thước khối từ 1 MB lên 32 MB.Cộng đồng lập luận rằng đặc điểm của BCH phù hợp hơn với kế hoạch ban đầu của Satoshi.Độ khó khai thác BCH được điều chỉnh sau mỗi khối thông qua thuật toán điều chỉnh độ khó (DAA).BCH đã không triển khai SegWit.BCH đã triển khai Schnorr Signatures vào năm 2019.Việc phát triển hợp đồng thông minh được tích hợp sẵn trong bản cập nhật sau này.Thanh toán hàng ngàyCộng đồng Bitcoin Cash khẳng định rằng BCH được thiết kế để sử dụng như tiền dùng hằng ngày. Bạn có thể sử dụng nó để gửi và nhận tiền nhanh chóng cho bất kỳ ai có ví BCH, và nó phù hợp cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Với thời gian giao dịch nhanh và phí thấp, việc dùng BCH trong thanh toán hàng ngày có thể phù hợp hơn so với Bitcoin, đặc biệt là khi thực hiện các khoản thanh toán nhỏ.Mặc dù có các cửa hàng và thương nhân chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin Cash, nhưng việc này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Kể từ tháng 6 năm 2021, bản đồ của Bitcoin.com gắn cờ hàng nghìn cửa hàng chấp nhận BCH, nhưng phần lớn trong số đó hiện không đề cập hoặc cung cấp tùy chọn thanh toán đúng như vậy. Điều này cho thấy bản đồ này đang không chính xác hoặc đã bị lỗi thời.Cách lưu trữ Bitcoin Cash (BCH)Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Trust Wallet. Có hàng trăm ví tiền mã hoá  khác hỗ trợ BCH, chẳng hạn như ví phần cứng Ledger, Trezor và Cobo Vault. Bạn cũng có thể lưu trữ BCH trên một ví máy tính để bàn như Electrum Cash.Một số nhà đề xuất Bitcoin Cash khuyên bạn nên sử dụng ví Bitcoin.com hoặc Coinomi để lưu trữ BCH. Cả hai ví phần mềm này đều có sẵn trên Windows, Mac, Linux, Android và iOS.Đặc biệt lưu ý là BTC và BCH chạy trên các mạng blockchain riêng biệt. Vì vậy, bạn không thể gửi Bitcoin đến địa chỉ ví Bitcoin Cash và ngược lại.Bitcoin SVVào năm 2018, một phần của cộng đồng Bitcoin Cash đã tách giao thức để tạo ra một loại tiền mã hoá khác có tên là Bitcoin Satoshi Vision (còn được gọi là Bitcoin SV hoặc BSV), có giới hạn kích thước khối thậm chí còn lớn hơn, ở mức 2 GB.Hard fork gây tranh cãi này được hỗ trợ bởi Craig S. Wright và Calvin Ayre, và sự kiện này được gọi là Hash War. Tuy nhiên, BSV đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng sử dụng tiền mã hoá. Việc thiếu sự ủng hộ và không chấp nhận này được cho là liên quan đến những tuyên bố của Craig S. Wright về việc tự nhận mình là người phát minh ra Bitcoin, tức Satoshi Nakamoto.Tổng kếtTrong số hàng nghìn dự án tiền mã hoá được phân nhánh từ Bitcoin, BCH là dự án được quản lý để duy trì tương đối phù hợp. Mặc dù dự án này có thể không nổi tiếng theo kiểu tích cực lẫn tiêu cực như Bitcoin, nhưng bạn có thể tìm thấy các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng BCH, vì phí giao dịch của nó thấp hơn và thời gian xác nhận nhanh hơn.Tuy nhiên, kích thước khối lớn hơn cũng mang lại nhiều lo ngại về an ninh mạng và do đó, Bitcoin vẫn được coi là mạng blockchain an toàn nhất. Ngoài ra, Bitcoin vẫn duy trì vị trí đồng tiền mã hoá phổ biến nhất. Điều đó có nghĩa là BCH có tính thanh khoản thị trường và mức độ chấp nhận thấp hơn so với BTC. [...]
Bitcoin Cash (BCH) Là Gì?
Blockchain là gì?Đừng cảm thấy bị ngợp bởi những thuật ngữ mà người ta thường sử dụng để mô tả về “blockchain”. Blockchain chỉ là một cơ sở dữ liệu. Bản chất của bạn cũng không quá phức tạp – bạn có thể tạo nó trên một bảng tính mà không phải mất quá nhiều công sức.Các cơ sở dữ liệu này có nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên là blockchain chỉ có thể tăng lên. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thêm thông tin – bạn không thể chọn một ô và xóa dữ liệu đã có sẵn ở đó, hoặc chỉnh sửa nó theo bất kỳ cách nào.Điểm thứ hai là mỗi bộ dữ liệu thêm vào (gọi là một block hay là “khối”) cơ sở dữ liệu sẽ có liên kết mật mã học với khối trước. Nói một cách đơn giản, mỗi bộ dữ liệu phải có chung một dấu vân tay kỹ thuật số (hash) với khối trước.Và đơn giản chỉ vậy thôi! Vì các block được liên kết với nhau, tập hợp của chúng sẽ là một chuỗi các khối. Hay như người ta thường gọi là blockchain – chuỗi khối.Blockchain là bất biến: Nếu bạn thay đổi một khối, dấu vân tay đi với nó cũng sẽ thay đổi. Và vì dấu vân tay đó sẽ phải xuất hiện trong khối tiếp theo, khối tiếp theo cũng sẽ thay đổi. Và điều tương tự sẽ lặp lại với những khối sau đó trong chuỗi. Bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng domino, mọi thay đổi đều được phản ánh rõ ràng. Bạn sẽ không thể thay đổi thông tin mà không khiến người khác phải chú ý.Đã hết chưa?Bạn đang cảm thấy bị ngợp kiến thức? Không sao cả. Thứ công nghệ ở đây không đơn giản như là Google Sheets. Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống block từ những người khác trên mạng lưới để tạo các bản sao blockchain trên máy tính của họ. Đó là chức năng của phần mềm mà chúng tôi đã đề cập ở trên.Giả sử bạn và Alice, Bob, Carol cùng Dan đang chạy phần mềm. Bạn nói “Tôi muốn gửi 5 đồng coin cho Bob.” Bạn gửi thông tin này đến tất cả những người khác, nhưng tiền sẽ chưa được gửi đến Bob ngay.Cùng lúc đó, Carol cũng quyết định gửi cho Alice 5 đồng coin. Cô ấy gửi thông tin này đến toàn mạng lưới. Vào một thời điểm, một người dùng có thể thu thập đủ thông tin để tạo nên một block.Nếu có người tạo block, thì điều gì sẽ ngăn không cho họ gian lận?Bạn có thể tạo một block có chứa thông tin “Bob gửi cho tôi 1 triệu coin.” Hoặc mua xe Lamborghini và áo lông thú từ Carol bằng những đồng tiền mà bạn thực chất không có.Đó không phải là cách mọi thứ hoạt động. Nhờ mật mã học, lý thuyết trò chơi và một thứ gọi là thuật toán đồng thuận, hệ thống sẽ ngăn không cho bạn sử dụng đồng tiền mà bạn không thực sự sở hữu. [...]
Blockchain là gì?
Cách tạo tiền điện tử và cách tạo mã thông báo tiền điện tửGiới thiệuVì vậy, bạn đã nghe nói về Bitcoin, Ethereum và có thể là các loại tiền điện tử khác đã làm điên đảo thế giới. Bạn đang muốn tham gia bằng cách nào đó… Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tạo tiền điện tử của riêng mình?Đó là một ý tưởng cấp tiến – tạo ra tiền của riêng bạn. Tiền điện tử là loại tài sản hoạt động tốt nhất trong những năm 2010. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tạo ra một loại tiền điện tử, ý tưởng cấp tiến của bạn có thể trở thành hiện thực.1 đô la Bitcoin vào đầu những năm 2010 đã biến thành hơn 90.000 đô la vào cuối thập kỷ này. Mặc dù không phải mọi loại tiền điện tử đều thành công, nhưng việc tạo ra thứ gì đó có giá trị cực cao như vậy không còn nằm ngoài tầm với.Cách tạo tiền điện tử: Cân nhắc kinh doanhTrước khi bắt tay ngay vào việc phát triển tiền điện tử của riêng bạn, có một số quyết định quan trọng liên quan đến kinh doanh mà bạn sẽ muốn xem xét nếu bạn muốn dự án của mình không chỉ là một dự án thú vị.1. Xác định mục đích cho tiền điện tử của bạnNếu bạn định tạo ra một loại tiền điện tử, có lẽ phải có lý do cho sự tồn tại của nó. Nếu không thì lý do gì khiến người ta phải sử dụng nó?Nano là một ví dụ về tiền điện tử với một mục đích được xác định rõ ràng – thanh toán kỹ thuật số nhanh chóng và vô cảm.Khi bạn có mục đích cho tiền điện tử của mình, hãy nhớ giải thích nó trong sách trắng, cùng với các khía cạnh khác của dự án của bạn.2. Xem xét các tác động pháp lýKhi không gian blockchain đã phát triển, sự giám sát theo quy định đối với không gian cũng tăng theo. Bạn muốn đảm bảo rằng mọi thứ bạn đang làm là hợp pháp trong toàn bộ quá trình bằng cách tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia pháp lý.3. Xác định ngân sáchTạo tiền điện tử của riêng bạn không phải là nhiệm vụ dễ dàng và có thể sẽ yêu cầu một số nguồn tài chính trừ khi bạn có thể tự mình lo những việc như phát triển, tài liệu và tiếp thị.Mặc dù chi phí khác nhau giữa các dự án, nhưng đây là ước tính sơ bộ về những gì bạn có thể mong đợi:LoạiThời gianTrị giáTư vấn pháp lýĐang diễn ra$ 20.000- $ 100.000 trở lênSự phát triển15 phút – 6 tháng +$ 0- $ 100.000 trở lênSách trắng và các tài liệu khác1-2 tuần$ 5.000- $ 7.000, hoặc khoảng $ 500 / trangKiểm toán an ninh1 tháng$ 3.000- $ 10.000 +Tiếp thị xúc tiến1 tháng – 3 tháng +$ 10.000 / tuầnLiệt kê (trên các trang web liệt kê các dự án mới)1 tháng trở lên10.000 đô la trở lênTất nhiên, bạn có thể tự mình làm tất cả điều này miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến ​​thức chuyên môn cần thiết, hãy biết rằng việc tìm nguồn cung ứng có thể khiến bạn phải trả giá.4. Thuê một nhóm phát triển mạnh mẽTrừ khi bạn đang tự phát triển tiền điện tử của mình, bạn sẽ cần những nhà phát triển mạnh mẽ để giúp đưa ý tưởng của bạn vào cuộc sống. Điều này có thể khó khăn vì nhu cầu đối với các nhà phát triển blockchain đang ở mức cao, trong khi nguồn cung các nhà phát triển blockchain có kỹ năng vẫn thấp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đội phù hợp là rất quan trọng, vì các blockchain giải quyết số tiền khó kiếm được của mọi người và cần phải có kỹ thuật tốt.5. Thuê chuyên gia đánh giá bên ngoàiTìm thấy các nhà phát triển phù hợp để tạo ra tiền điện tử của bạn? Một lần nữa, vì đó là tiền của mọi người trên đường dây, bạn sẽ muốn kiểm tra gấp đôi và gấp ba để đảm bảo an ninh của bạn là hàng đầu. Đây là lúc các cuộc kiểm toán an ninh bên ngoài bắt đầu.MakerDAO, một dự án có khoảng 400 triệu đô la tiền điện tử bị khóa trong các hợp đồng thông minh của nó tính đến thời điểm viết bài, thường xuyên trải qua các cuộc kiểm tra bảo mật bên ngoài.MakerDAO là ứng dụng DeFi (tài chính phi tập trung) hàng đầu và đã chứng kiến ​​giá trị trong hệ sinh thái của nó bùng nổ, khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc. Tín dụng hình ảnh: DeFi Pulse6. Quảng bá dự án của bạn!Mặc dù bản thân việc tạo ra tiền điện tử của bạn dường như là không thể, nhưng hãy nhớ rằng sau khi tạo ra nó, bạn cần phải quảng bá nó! Bạn có thể có dự án tốt nhất trên thế giới nhưng nếu không ai biết về nó, bạn sẽ khó đạt được tiến bộ và phát triển mạng lưới.Thông cáo báo chí, phương tiện truyền thông xã hội – đặc biệt là các kênh phổ biến với cộng đồng tiền điện tử như Twitter, Telegram, Reddit và Discord, và blog là nơi tốt để bắt đầu.7. Nuôi dưỡng và phát triển cộng đồng của bạnSau khi quảng bá dự án của mình, bạn cần đảm bảo rằng bạn tham gia và nuôi dưỡng cộng đồng của mình. Trả lời câu hỏi của họ và cung cấp thông tin cập nhật về tiến trình của bạn. Nhiều dự án có nhóm quản lý cộng đồng với mục đích duy nhất là phát triển cơ sở người dùng trung thành. Những người chấp nhận đầu tiên của bạn sẽ trở thành người hâm mộ và nhà tiếp thị lớn nhất của bạn, vì vậy đừng bỏ bê họ!Cách tạo tiền điện tử của riêng bạnVì vậy, trong thế giới tiền điện tử, có nhiều loại tài sản tiền điện tử khác nhau. Nhưng một sự phân biệt mà mọi người thường thực hiện là giữa tiền điện tử hoặc tiền xu và mã thông báo tiền điện tử. Tiền điện tử hoặc tiền điện tử là tài sản tiền điện tử có chuỗi khối riêng của chúng hoặc bản ghi các giao dịch. Bitcoin là một ví dụ nổi bật.Mặt khác, mã thông báo sử dụng một chuỗi khối khác thay vì của chính chúng. Ví dụ phổ biến nhất về mã thông báo sẽ là mã thông báo ERC20, là các mã thông báo sử dụng chuỗi khối Ethereum (ETH).Tại sao một số tài sản là mã thông báo mà không phải là tiền điện tử hoặc tiền xu? Nói một cách đơn giản, việc xây dựng trên một nền tảng đã được xây dựng sẵn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn tự xây dựng. Hơn nữa, những gì một số dự án sẽ làm là bắt đầu trên một nền tảng như Ethereum, trước khi chuyển sang blockchain của riêng họ.Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc trong chi phí phát triển và cũng cho phép một nhóm đánh giá tiềm năng của dự án trước khi đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển blockchain của riêng họ.Tron (TRX) là một ví dụ về tiền điện tử bắt đầu dưới dạng mã thông báo ERC20 trước khi chuyển sang blockchain của riêng nó.Mặc dù bạn có thể tạo mã thông báo trên các mạng khác nhau như Ethereum, NEO và EOS, nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mã thông báo tiền điện tử của riêng bạn trên Ethereum, vì đây là nền tảng phổ biến nhất để làm như vậy. Hơn nữa, nếu bạn gặp khó khăn, Ethereum có cộng đồng nhà phát triển và tài liệu lớn nhất, cả hai đều có thể giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn.1. Triển khai hợp đồng thông minh mớiĐể bắt đầu tạo mã thông báo của riêng bạn trên Ethereum, hãy tải xuống Mist , một ví Ethereum cũng cho phép bạn khai thác hoặc phát triển phần mềm Ethereum, chẳng hạn như mã thông báo ERC20.Khi bạn đã tải xuống và mở Mist, hãy nạp tiền bằng ETH bằng cách chuyển đến tab “WALLETS”, nhấp vào tab “HỢP ĐỒNG” rồi nhấp vào “Triển khai hợp đồng mới”. Khi nó cho biết “Chọn hợp đồng để triển khai”, hãy nhấp vào menu thả xuống và chọn “MyToken”.Sau đó, nhập mã này vào trường Mã nguồn hợp đồng vững chắc sẽ hiển thị:contract MyToken {/* This creates an array with all balances */mapping (address => uint256) public balanceOf;}“Mapping” trong trường hợp này liên kết số dư với các địa chỉ ở định dạng thập lục phân (phần uint256 – ví dụ: 0xab7c74abC0C4d48d1bdad5DCB26153FC8780f83E). “Public” có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem số dư mã thông báo của địa chỉ khác.2. Quyết định nguồn cung cấp mã thông báoTiếp theo, hãy thêm mã này để đặt giới hạn về số lượng mã thông báo bạn sẽ tạo:function MyToken() {balanceOf = 1000000;}Trong ví dụ trên, nguồn cung cấp mã thông báo là 1 triệu. Tuy nhiên, bạn có thể đặt điều này thành bất kỳ số nào bạn thích.3. Cho phép gửi mã thông báo của bạnXin chúc mừng! Sau bước 1-2, bạn có một hợp đồng thông minh được liên kết với mã thông báo. Chỉ một vấn đề – bạn không thể gửi mã thông báo đi bất cứ đâu!Để khắc phục điều này, hãy thêm mã này vào cuối trường Mã nguồn hợp đồng vững chắc:/* Send coins */function transfer(address _to, uint256 _value) {/* Check if sender has balance and for overflows */require(balanceOf >= _value && balanceOf + _value >=balanceOf);/* Add and subtract new balances */balanceOf -= _value;balanceOf += _value;}Mã này cho phép gửi mã thông báo của bạn cũng như thêm mã thông báo (đến địa chỉ nhận) và trừ mã thông báo (từ địa chỉ gửi) khi cần thiết. Để ngăn người dùng gửi nhiều mã thông báo hơn họ thực sự có, chúng tôi đã thêm một dòng mã kiểm tra số dư của người gửi xem có bị tràn không (với số tiền có thể gửi).4. Đặt tên, ký hiệu và đơn vị thập phân cho mã thông báo của bạnĐối với một số chạm cuối cùng, hãy thêm mã này:/* Initializes contract with initial supply tokens to the creator of the contract */function MyToken(uint256 initialSupply, string tokenName, string tokenSymbol, uint8 decimalUnits) {balanceOf = initialSupply; // Give the creator all initial tokensname = tokenName; // Set the name for display purposessymbol = tokenSymbol; // Set the symbol for display purposesdecimals = decimalUnits; // Amount of decimals for display purposes}Nó sẽ khá dễ hiểu nhưng hãy thay đổi tokenName, tokenSymbol và decimalUnits để thay đổi tên mã thông báo của bạn, ví dụ như Bitcoin, ký hiệu mã thông báo ví dụ BTC và các vị trí thập phân, ví dụ Bitcoin có 8 chữ số thập phân.5. Tạo sự kiện chuyển mã thông báoCuối cùng, hãy thêm mã này để bật sự kiện chuyển tiền, cho phép ví ETH biết khi nào việc chuyển mã thông báo của bạn diễn ra:event Transfer(address indexed from, address indexed to, uint256 value);Ngoài ra, hãy thêm mã này vào chức năng chuyển từ bước 3:/* Notify anyone listening that this transfer took place */Transfer(msg.sender, _to, _value);Chức năng chuyển đầy đủ bao gồm mã thông báo chuyển:/* Send coins */function transfer(address _to, uint256 _value) {/* Check if sender has balance and for overflows */require(balanceOf >= _value && balanceOf + _value >= balanceOf);/* Add and subtract new balances */balanceOf -= _value;balanceOf += _value;/* Notify anyone listening that this transfer took place */Transfer(msg.sender, _to, _value);}6. Phát hành mã thông báo của bạn với thế giới!Khoảnh khắc quan trọng mà bạn đang chờ đợi – khởi chạy mã thông báo của bạn!Đặt một khoản phí để gửi giao dịch hợp đồng mã thông báo của bạn (chúng tôi đề xuất một khoản phí ~ giữa RẺ HƠN và NHANH HƠN trừ khi bạn quá vội vàng để khởi chạy mã thông báo của mình). Nhấp vào Gửi và nhập mật khẩu ví của bạn nếu cần trước khi khởi chạy mã thông báo ERC20 của bạn!Sau khi mã thông báo của bạn hoạt động, bạn có thể chuyển đến tab Gửi của Mist và gửi mã thông báo của bạn cho bất kỳ ai bạn muốn. Sức mạnh tạo ra tiền thật tuyệt phải không?Tất nhiên, việc làm cho mã thông báo của bạn có giá trị và thêm nhiều chức năng hơn cho nó hoàn toàn là một câu chuyện khác. Tuy nhiên, các bước chúng tôi đã phác thảo ít nhất sẽ cung cấp cho bạn những điều cơ bản để bắt đầu mã thông báo Ethereum của riêng bạn.Cách tạo tiền điện tử mới (không phải mã thông báo)Nếu bạn muốn biết cách tạo một đồng tiền mã hóa, trái ngược với mã thông báo, các bước ở đây sẽ khác nhau. Bất kể, bạn sẽ cần thêm chuyên môn kỹ thuật, vì việc tạo tiền điện tử của riêng bạn với blockchain của riêng nó khó hơn tạo một mã thông báo Ethereum đơn giản.Điều đó đang được nói, quá trình có thể mất vài phút nếu bạn chỉ sao chép mã của một tài sản hiện có như Bitcoin và chỉ cần thêm hoặc thay đổi một biến. Tuy nhiên, ngay cả điều đó cũng đòi hỏi một số bí quyết kỹ thuật. Chưa kể rằng một thay đổi nhỏ như vậy sẽ không thực sự làm cho tiền điện tử của bạn trở nên khác biệt hoặc hữu ích cho những người khác.Một tùy chọn khác, tương tự, sẽ là fork từ một loại tiền điện tử hiện có, chẳng hạn như Bitcoin. Nói cách khác, tách khỏi tiền điện tử ban đầu nhưng tạo ra một cái gì đó khác trong quá trình này (trái ngược với việc thay đổi một biến duy nhất).Litecoin là một ví dụ về một đợt fork tiền điện tử dựa trên Bitcoin đã phát triển trở thành một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất. Giờ đây, việc tạo tiền điện tử của riêng bạn với blockchain của riêng nó, trái ngược với mã thông báo sử dụng một chuỗi khối khác như Ethereum hoặc chuyển từ một loại tiền điện tử hiện có, khó hơn nhiều và nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Vì điều đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kiến ​​thức chuyên môn kỹ thuật của bạn hoặc của người khác!Cần giúp đỡ? Chuyên gia trả tiền!Bạn vẫn gặp sự cố khi tạo tiền điện tử của riêng mình? Trong trường hợp đó, việc trả tiền cho một công ty để tạo ra một loại tiền điện tử cho bạn có thể đáng giá. Wallet Builders là một ví dụ về một công ty cung cấp dịch vụ trả phí để tạo tiền điện tử.Cách tạo miễn phí tiền điện tử của riêng bạnNgoài các hướng dẫn đơn giản mà chúng tôi đã cung cấp để tạo mã thông báo tiền điện tử và tiền điện tử – ít nhất là các loại đã được chia nhỏ – còn có những cách khác để bạn có thể tạo tiền điện tử của riêng mình miễn phí.Các nhà xây dựng Wallet nói trên cung cấp dịch vụ miễn phí nếu bạn muốn thử dịch vụ tạo tiền điện tử của họ với các tính năng hạn chế. Fondu cũng cho phép bạn tạo mã thông báo ERC20 cơ bản miễn phí.Phần kết luậnMặc dù việc tạo mã thông báo ERC20 của riêng bạn hoặc thậm chí Bitcoin fork có thể không quá khó, nhưng việc xây dựng một thứ gì đó tồn tại lâu dài lại là một điều gì đó hoàn toàn khác.Ví dụ, bản thân Bitcoin được xây dựng dựa trên những nỗ lực trong quá khứ của những người đi trước như b-money và bit gold. Khi ra mắt, nó đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng và quá trình đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.Hy vọng rằng, hướng dẫn này sẽ giúp bạn bắt đầu tạo tiền điện tử của riêng mình. Ai biết được, có thể một ngày nào đó nó sẽ là tiền điện tử lớn tiếp theo! [...]
Cách tạo tiền điện tử và cách tạo mã thông báo tiền điện tử
Tiền mã hóa Dogecoin là gì?Tóm tắtCó thể nói, Dogecoin là đồng tiền mã hóa dựa trên một trong những meme nổi tiếng nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, bản chất hài hước không quyết định đến sự tồn tại của nó. Dogecoin có một một cộng đồng người dùng năng nổ, những người đã gây quỹ cho một loạt các ý tưởng và sáng kiến trong những năm gần đây.Giới thiệuNăm 2009, Bitcoin ra đời kéo theo “cơn lũ” các loại tiền mã hóa và altcoin (tiền mã hóa thay thế) ra đời, mở ra cơ hội cho mộ loạt ứng dụng của tiền mã hóa. Một số đồng tiền mã hóa muốn trở thành một loại tiền tệ, trong khi một số khác lại có mục đích trở thành nền tảng cho hợp đồng thông minh – như Etherum.Trong số những loại tiền mã hóa ban đầu, Dogecoin có lẽ là một trong những loại tiền độc đáo nhất. Kể năm 2014, Dogecoin đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người dùng. Bài viết này sẽ lý giải đâu là sức hấp dẫn của đồng tiền này.Lịch sử ra đời của DogecoinQuá trình thành lập và ra mắtDogecoin (DOGE) là một loại tiền điện tử mã nguồn mở khởi nguồn từ một nhánh mã gốc của Litecoin. Tên của đồng tiền này lấy cảm hứng từ Meme Doge – gây bão Internet vào năm 2013. Meme gốc có hình một chú chó Shiba với phần chữ được viết bởi font comic sans. Nhà sáng lập của Dogecoin có tên là Billy Markus, anh đến từ vùng Oregon của nước Mỹ. Ban đầu, Billy cho rằng một đồng tiền mã hóa  hài hước sẽ dễ dàng gây thiện cảm hơn nhiều so với Bitcoin. Cũng trong khoảng thời gian đó, Jackson Palmer – một nhân viên của Adobe tuyên bố rằng mình đã đầu tư vào Dogecoin và tin chắc rằng nó sẽ là một hiện tượng lớn trong tương lai bằng một bài viết trên Twitter – hiện bài này đã bị xóa. Nhận được một số sự khích lệ, Palmer đã tạo ra website dogecoin.com. Markus đã lướt qua website này khi nó mới được khởi tạo và liên hệ với Palmer để biến ý tưởng về Dogecoin trở thành hiện thực. Cả hai nghiêm túc làm việc và tạo ra một đồng tiền mã hóa được biết với tên gọi Dogecoin hiện nay. Khi ra mắt, tin về Dogecoin đã nhanh chóng được lan tỏa trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội. Trong vòng vài tháng, Dogecoin đã đạt mức vốn hóa thị trường hàng triệu đô la.Cộng đồng giàu sáng kiếnCộng đồng Dogecoin đã gây được tiếng vang với nhiều đóng góp từ thiện của mình. Họ đã mở màn một hệ thống boa tiền trên các trang như Reddit, nơi người dùng có thể chuyển một lượng nhỏ Dogecoin để thưởng cho những nhà tạo nội dung.Tinh thần sẻ chia này đã lan rộng sang những nhà gây quỹ nhiều hoài bão: vào năm 2014, họ đã kêu gọi được lượng Dogecoin trị giá hơn 30.000 đô la để giúp đội tuyển đua xe trượt tuyết Jamaica tham dự Thế vận hội Mùa đông Sochi, bởi đội tuyển này đã vượt qua vòng loại nhưng không đủ kinh phí đến Nga tham gia sự kiện.Cũng trong năm 2014, cộng đồng này cũng khởi động 2 dự án ý nghĩa khác. Doge4Water đã kêu gọi được hơn 30.000 đô la để khoan giếng ở Kenya, và các fan của Dogecoin sau đó đã tài trợ tay đua NASCAR Josh Wise hơn 50.000 đô la qua tiền mã hóa. Thay cho lời cảm ơn, Wise đã vẽ logo Dogecoin lên xe của mình. CEO của Tesla – Elon Musk trước đây đã tweet rằng Dogecoin có lẽ là một trong số những loại tiền mã hóa ưa thích của ông. Theo một cuộc bầu chọn cộng đồng, ông được mọi người bình chọn vui là CEO của đồng tiền mã hóa này. Đợt tăng giá nhờ TikTokVào giữa năm 2020, một video lan truyền trên ứng dụng TikTok đã tạo ra một phản xạ dây chuyền khiến giá DOGE tăng mạnh. Một người dùng đã kêu gọi mọi người cùng mua Dogecoin, người này khẳng định rằng tất cả họ sẽ trở nên giàu có bằng cách mua DOGE và bán ra khi giá đạt 1 đô la. Cơn sốt lan tràn, khiến giá Dogecoin tăng hơn 2,5 lần so với tuần trước đó. Tuy nhiên, đợt bơm này không tồn tại quá lâu, và giá Dogecoin bắt đầu tụt mạnh sau đó. Động thái này có thể được xem là hoạt động pump and dump  (bơm/thổi giá rồi xả hàng). Hoạt động dạng này là bất hợp pháp trong các thị trường truyền thống do gây ra nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Hoạt động thổi giá này thường diễn ra theo kiểu những người quảng bá mua một lượng lớn tài sản trước rồi tạo ra sự cường điệu xung quanh tài sản, khiến người khác chịu hiệu ứng FOMO (hội chứng sợ bị bỏ lỡ) dốc tiền đầu tư. Kết quả là giá tăng mạnh (pump). Sau đó, nhà đầu cơ sẽ bán số tài sản họ nắm giữ, khiến thị trường lao dốc bởi áp lực bán mạnh; các nhà đầu tư vào sau sẽ bị bỏ lại với một khoản lỗ khổng lồ.Vì vậy, hãy tự mình nghiên cứu kỹ các khoản đầu tư của mình. Binance Academy có sẵn một kho tài nguyên về giao dịch và kinh tế học để giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tiền điện tử.Dogecoin hoạt động như thế nào?Dogecoin được tạo ra trên một nhánh của Litecoin (LTC) gọi là Luckycoin. Tuy nhiên, đã có một số thay đổi đáng kể với giao thức này. Cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của nó nhé.BlockchainTương tự như Bitcoin, Dogecoin sử dụng blockchain (chuỗi khối), nơi các block (khối) được nối với nhau bằng Proof-of-Work (Bằng chứng công việc). Những người tham gia mạng lưới cài đặt phần mềm mã nguồn mở vào máy của họ để có thể đóng vai trò làm full nodes. Với những người còn xa lạ với công nghệ blockchain, điều này có nghĩa là người tham gia duy trì một bản sao hoàn chỉnh của cơ sở dữ liệu (chứa toàn bộ các giao dịch).Hệ thống này phi tập trung, vì không có quản trị viên điều hành. Thay vào đó, người dùng gửi thông tin trực tiếp cho nhau và dựa trên các công nghệ mật mã để biết những người dùng ngang hàng có hành động trung thực hay không. Để có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình hệ thống này, hãy đọc qua bài viết Hướng dẫn về Công nghệ Blockchain cho Người mới bắt đầu.Cách khai thác và nguồn cungVới những blockchain Proof-of-Work như Bitcoin, người ta dùng một quá trình gọi là khai thác (đào) để tạo ra những đồng tiền mã hóa mới. Những người tham gia phải chứng minh với mạng lưới rằng họ đã thực hiện công việc, đại khái giống như việc tìm đáp án cho một câu đố phức tạp. Câu đố được giải bằng cách băm thông tin cho đến khi người dùng có thể cung cấp một đáp án được hệ thống chấp nhận hợp lệ. Điều này không thể thực hiện bằng tay, thay vào đó người dùng đầu tư điện năng và sức mạnh máy tính để tìm ra đáp án. Một điểm khác biệt lớn giữa Bitcoin và Litecoin là Litecoin không sử dụng chức năng băm SHA-256 để khai thác. Đây là một quyết định có chủ đích. Litecoin dựa trên Scrypt, một thuật toán Proof-of-Work chống ASIC. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là những máy tính dùng để khai thác Bitcoin sẽ không thể dùng làm máy tính và GPU khai thác Litecoin. Về mặt lý thuyết, việc này sẽ giúp việc khai thác phi tập trung hơn. Tuy vậy, ASIC cho Scrypt đã ra đời không lâu sau đó. Là một hậu duệ của Litecoin, Dogecoin kế thừa thuật toán Scrypt. Tuy nhiên, nhằm tránh cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro bảo mật, các nhà phát triển Dogecoin đã chuyển sang một mô hình khai thác kết hợp, tức là những người khai thác Litecoin có thể đồng thời kiếm được Dogecoin. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy xem qua bài phân tích Khai thác kết hợp Dogecoin và Litecoin của Binance Research. Việc khai thác Dogecoin đặt mục tiêu thời gian khối là một phút và phần thưởng khối là 10.000 DOGE. Không có tổng cung tối đa, và đã có hơn 100 tỉ đồng Doge đang lưu thông. Những người ủng hộ xem việc gỡ bỏ giới hạn là một lựa chọn tốt vì nó khuyến khích việc tiêu dùng tiền mã hóa và tránh việc những người tham gia sớm thu lợi một cách bất hợp lý.Bạn có thể làm gì với Dogecoin?Cũng như nhiều loại tiền điện tử khác, bạn có thể kiếm Dogecoin bằng nhiều cách. Bạn có thể tự khai thác, hoặc chấp nhận thanh toán hàng hóa hay dịch vụ bằng DOGE. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là mua DOGE trên các sàn giao dịch tiền mã hóa. Đầu tiên bạn sẽ cần mua Bitcoin hay một đồng coin phổ biến khác, rồi dùng nó để mua DOGE. Khi đã nhận được Dogecoin, bạn có thể sử dụng chúng như bất cứ đồng tiền mã hóa nào khác. Ví dụ như giữ dài hạn trong ví cứng, giao dịch với các đồng tiền mã hóa khác khác, dùng nó để mua hàng, hoặc thưởng cho người khác. Bitrefill có thể là cách dễ dàng nhất, vì bạn có thể mua thẻ quà tặng hay voucher của rất nhiều nhà bán lẻ.KếtMặc dù là một đồng tiền điện tử được biết đến nhiều và khởi nguồn từ một meme trên Internet, Dogecoin đã phát triển và tạo ra một cộng đồng người dùng mạnh mẽ. Trong 6 năm qua, Dogecoin đã duy trì mức vốn hóa thị trường trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ.Vẫn không rõ thị trường định danh Dogecoin là một đồng tiền mã hóa mới lạ hay một tài sản tài chính tiềm năng, hay cả hai; nhưng thực tế rất ít đồng tiền mã hóa có được ảnh hưởng như đồng tiền khởi nguồn từ meme chú chó Shiba này. [...]
Tiền mã hóa Dogecoin là gì?
Civic là gì?Civic là gì?Civic (CVC) là một nền tảng nhận dạng cung cấp xác minh tin cậy phân quyền theo quy chuẩn pháp luật và các quy định của thế thế giới. Mục đích cửa dự án Civic là xây dựng một hệ sinh thái để tạo điều kiện cho việc truy cập vào các dịch vụ xác minh danh tính (IDV) theo yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng nhất, tan toàn nhất và chi phí cực thấp thông qua Blockchain.Phiên bản đầu tiên của Civic tương tự như Facebook Connect, cho phép các bên thứ ba xác minh danh tính của bạn khi đăng ký và đăng nhập. Tuy nhiên không giống như Facebook, Civic cho phép người dùng kiểm soát mức độ riêng tư mà họ duy trì trong quá trình xác thực. Người dùng do đó sở hữu dữ liệu của họ thay vì nền tảng của bên thứ ba, như Facebook, những người có thể thu lợi từ việc bán nó cho các nhà quảng cáo.Thông tin cơ bản về ICO Civic– Giới hạn: 33 triệu $ (33% số token được bán ra)– Tổng số Token: 1 tỷ đồng– Đồng tiền của Civic: CVC– Nhận Token ERC20 (dựa trên Ethereum): CóNhà đầu tư kiếm tiền với Civic như thế nào?Các token của Civic (CVC) sẽ được sử dụng để thanh toán trong các dịch vụ liên quan đến IDV. CVC sử dụng trong giao dịch sẽ được phân phối cho hệ thống xác nhận và cho người dùng như một phần thưởng của việc chia sẻ thông tin. Tương tự các ICO khác có giá trị sử dụng thực tế, càng nhiều người sử dụng CVC thì đồng này sẽ càng tăng giá trị.Sau đây là một sơ đồ để giải thích quá trình đồng CVC được sử dụng:Đội ngũ phát triển Civic– Vinny Lingham CEO: Vinny là một doanh nhân nổi tiếng, người trước đây đã thành lập nền tảng thẻ quà tặng kỹ thuật số Gyft được mua lại bởi Tập đoàn Dữ liệu số 1 vào năm 2014. Sau hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong thương mại điện tử, ông nhận ra rằng không ai có giải pháp toàn cầu để giải quyết vấn đề nhận dạng Gian lận cho người tiêu dùng.– Jonathan Smith CTO: Jonathan có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ngân hàng và công nghệ. Sau sự nghiệp thành công trong một số môi trường nhạy cảm và phức tạp nhất, Jonathan mang tài năng lãnh đạo, đổi mới và phân phối công nghệ tới thế giới nhận dạng số.Noài ra Civic còn có các cố vấn kỹ thuật, trong đó đáng chú ý là:– Matt Roszak: Đồng sáng lập và chủ tịch Bloq.– Anthony Di Iorio: Giám đốc điều hành và sáng lập ví điện tử Jaxx và Decentral, tham gia sáng lập Ethereum.– Diego Gutiérrez Zaldívar: Giám đốc điều hành và đồng sáng lập RSK Labs (Hỗ trợ nền tảng Smart Contract cho Bitcoin và nhiều cải tiến khác).– Jeff Garzik: Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Bloq.Civic coin đang được giao dịch trên sàn nào?Hiện tại đồng Civic (CVC) đã được niêm yết trên 3 sàn giao dịch tiền điện tử là Bittrex (cặp CVC/BTC và CVC/ETH), sàn EtherDelta (cặp CVC/ETH) và sàn COSS (cặp CVC/BTC và CVC/ETH). Bạn có thể mua bán Civic coin tại các sàn này theo link dưới đây:– https://bittrex.com/Market/Index?MarketName=BTC-CVC– https://exchange.coss.io/pair/cvc-btcTỷ giá của đồng tiền ảo Civic là bao nhiêu?Đồng tiền ảo Civic mới đây đã có mặt trong top 50 trên coinmarketcap khi tăng vốn hóa thị trường từ 0 USD lên con số hơn 50 triệu USD trong chưa đầy 1 ngày. Bạn có thể xem tỷ giá Civic coin theo thời gian thực trên trang web coinmarketcap để nắm được biến động giá cũng như vốn hóa của coin này nhé. [...]
Civic là gì?
OpenSea là gì? Hướng dẫn mua bán NFT trên OpenSeaOpenSea là thị trường kỹ thuật số lớn nhất cho các bộ sưu tập tiền điện tử và các mặt hàng kỹ thuật số hiếm.Bạn có thể giao dịch các loại NFT khác nhau, bao gồm ERC-721, ERC-1155 và khám phá các mặt hàng kỹ thuật số khác nhau trên OpenSea.OpenSea là gì?OpenSea là một sàn giao dịch các non-fungible (NFTs). Sàn OpenSea sẽ cho phép người dùng đăng bán, trao đổi và giao dịch những tài sản NFT của mình dựa trên các smart contract trong công nghệ blockchain.Những hàng hóa này là các mặt hàng kỹ thuật số có thể sưu tầm được. Chúng có các danh mục khác nhau và chúng được mã hóa và kỹ thuật số 100%. Bạn sẽ sở hữu chúng hoàn toàn sau khi mua vì các giao dịch và bằng chứng về quyền sở hữu được lưu trữ vĩnh viễn trên chuỗi khối Ethereum.OpenSea được thành lập vào tháng 1 năm 2018 bởi Alex Atallah và Devin Finzer. Các nhà đầu tư OpenSea bao gồm BlockStack, Quantstamp, Trust Wallet, Combinator, Coinbase Ventures, Founders Fund, Blockchain Capital và 1C.Làm thế nào để mua và bán trên OpenSea?Để sử dụng và mua / bán NFT trên OpenSea, trước tiên bạn cần kết nối ví tiền điện tử của mình với nền tảng (đăng ký).Bạn có thể sử dụng MetaMask, Ledger Nano, Coinbase Wallet, Trust Wallet, v.v.OpenSea khuyến nghị người dùng sử dụng ví Metamask vì tính phổ biến của nó.Danh sách các ví được OpenSea hỗ trợLàm thế nào để tạo NFT trên Opensea?Bạn vào ô màu đỏ ở góc trên cùng bên phải và chọn “Bộ sưu tập của tôi”.Làm thế nào để tạo NFT trên OpenseaSau đó, chọn Tạo Bộ sưu tập hoặc bạn có thể nhập từ các nền tảng khác như Rarible, Mintbase, Cargo, Zoza, v.v. trong ba dấu chấm liền kề.Làm thế nào để tạo NFT trên OpenseaSau khi tạo bộ sưu tập, một cửa sổ sẽ bật lên và cho phép bạn tải lên tác phẩm nghệ thuật của mình, thêm tên và bao gồm mô tả.Cửa sổ tạo bộ sưu tập OpenSea NFTTại thời điểm này, bạn chỉ tạo một thư mục để thêm NFT của mình.Sau khi bạn tải lên hình ảnh biểu trưng cho bộ sưu tập của mình, nó sẽ xuất hiện như hình bên dưới (màu xanh lam). Sau đó, bạn cần tải lên hình ảnh biểu ngữ của mình bằng cách chọn biểu tượng bút chì ở góc trên cùng bên phải (màu đỏ).Thêm hình ảnh biểu ngữ vào bộ sưu tập OpenSea NFTTrang của bạn sẽ giống như hình dưới đây.Bây giờ bộ sưu tập của bạn đã được tạo và bạn có thể tạo NFT đầu tiên của mình. Chọn “Thêm mặt hàng mới” và ký một tin nhắn khác bằng ví của bạn.Tạo Bộ sưu tập NFT trên OpenSeaBạn sẽ chuyển đến một cửa sổ mới nơi bạn có thể tải lên hình ảnh, âm thanh, GIF hoặc mô hình 3D NFT của mình.Trên OpenSea và nhiều thị trường khác, bạn cũng có tùy chọn bao gồm các đặc điểm và thuộc tính đặc biệt để tăng độ hiếm và tính độc đáo của NFT. Người sáng tạo thậm chí có thể chọn mà chỉ người mua mới có thể xem.Các tính năng NFT trên nền tảng OpenSeaSau khi hoàn tất, hãy nhấp vào “Tạo” ở dưới cùng và ký một tin nhắn khác vào ví của bạn để xác nhận việc tạo NFT. Tác phẩm nghệ thuật sau đó sẽ xuất hiện trong bộ sưu tập của bạn.Chi phí để tạo NFT là bao nhiêu?OpenSea không tính phí tạo NFT, tuy nhiên, vì mạng dựa trên chuỗi khối Ethereum, bạn sẽ phải trả phí gas cho các giao dịch. Phí cao hay thấp tùy thuộc vào Gas và Gwei.Làm thế nào để mua NFT trên OpenSea?Sau khi đăng nhập vào OpenSea, hãy nhấp vào tab “duyệt” và chọn một danh mục hoặc xem tất cả.Bạn có thể khám phá các bộ sưu tập tiền điện tử và các vật phẩm quý hiếm khác và mua hoặc đấu giá một mặt hàng cụ thể.Một số NFT được bán thông qua cơ chế đấu giá. Nếu bạn là người trả giá cao nhất vào cuối phiên đấu giá, khoản thanh toán sẽ tự động được thực hiện và bạn sẽ nhận được tài sản.Tuy nhiên, nếu có giá thầu cao hơn trong 10 phút cuối, phiên đấu giá sẽ được kéo dài thêm 10 phút. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn có một bộ sưu tập cụ thể, bạn phải theo dõi chặt chẽ 10 phút cuối cùng của cuộc đấu giá.Sau khi chọn NFT, hãy chọn “đặt giá thầu”. Trước khi thực hiện giá thầu đầu tiên của mình, bạn nên chuyển đổi ETH của mình thành WETH.Người dùng cũng cần cho phép OpenSea truy cập WETH khi bán hàng xảy ra. Các giao dịch này chỉ yêu cầu gas và sẽ không yêu cầu lại.Bạn có thể đưa ra ưu đãi cho các NFT thậm chí không được giảm giá, đây là một tính năng đặc biệt dành cho những người dùng không biết đặt giá thầu bao nhiêu cho các mặt hàng của họ. Bên cạnh đó, người dùng có thể khuyến mãi nhiều mặt hàng với cùng một ETH.Giảm giá NFT trên OpenSeaNgoài ra, bạn có thể mua các dự án NFT, các dự án này sẽ tự động cập nhật ví của bạn và được liệt kê trên OpenSea.Không gian thủ tục, một nền tảng NFT tự động được liệt kê trên OpenSea sau khi bạn mua.Làm thế nào để bán NFT trên OpenSea?Sau khi bạn đã tạo NFT như hướng dẫn ở trên, bạn có thể bán chúng với giá do bạn quyết định hoặc thông qua đấu giá.Bạn chọn NFT bạn muốn bán và nhấp vào nút “Bán”. Hành động này sẽ đưa bạn đến trang định giá nơi bạn có thể xác định các điều kiện bán hàng, bao gồm bán theo giá cố định hoặc đấu giá cho người trả giá cao nhất, cũng như thời gian của cuộc đấu giá — tất cả đều do bạn quyết định.Nhập giá bạn muốn bán trên OpenSeaBằng cách nhấp vào nút “Chỉnh sửa” bên cạnh hình ảnh bộ sưu tập trên OpenSea, ký thông báo bằng ví của bạn và cuộn xuống, bạn có tùy chọn thiết lập phí cấp phép và chọn mã thông báo ERC-20 bạn muốn nhận cho NFT doanh thu. Phí cấp phép cho phép các nhà phát triển NFT kiếm được hoa hồng mỗi khi một mặt hàng được bán cho một người mới. Cơ chế này tạo ra tiềm năng tự động tạo ra các dòng thu nhập thụ động trọn đời cho các nghệ sĩ và những người sáng tạo nội dung khác, nhờ vào các hợp đồng thông minh.Nếu bạn cho rằng giá bạn đặt cho mặt hàng của mình quá cao sau khi niêm yết mặt hàng, bạn có thể thay đổi nó mà không cần thực hiện bất kỳ giao dịch nào.Bên cạnh đó, tất cả nội dung trên OpenSea đều có thể đấu giá được, vì vậy bạn không nhất thiết phải liệt kê các mặt hàng cần bán hoặc định giá các mặt hàng của mình. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vật phẩm, bạn có thể tiếp tục sử dụng một số vật phẩm trong trò chơi trong khi cuộc đấu giá vẫn tiếp tục.OpenSea thu 2,5% phí từ mỗi lần bán thành công. Các nhà phát triển cũng có thể phải trả thêm phí nếu có.Hy vọng bạn có một kinh nghiệm giao dịch thành công trên OpenSea. [...]
OpenSea là gì? Hướng dẫn mua bán NFT trên OpenSea
Gần 2 triệu ETH bị đốt kể từ khi mạng Ethereum nâng cấp EIP-1559Kể từ khi nâng cấp thông qua hard fork London vào ngày 5 tháng 8 năm 2021 và mạng Ethereum thực hiện EIP-1559 (Đề xuất cải tiến Ethereum), cộng đồng đã chứng kiến một phần gas bị đốt trong quá trình giao dịch.Tại thời điểm viết bài, tốc độ đốt trong 24 giờ trên mạng Ethereum lên đến 2,7 ETH (7.401 đô la) mỗi phút và tổng cộng 1.918.031 ETH (hơn 5,2 tỷ đô la) đã bị đốt cho đến nay.Nguồn: etherchain.orgEIP-1559 về cơ bản thay đổi thuật toán gắn liền với phí gas trong giao thức và nó đốt phí gas. Những người ủng hộ Ethereum rất hâm mộ ý tưởng này vì nó làm cho Ethereum giảm phát theo thời gian. Khi hard fork London được triển khai, Vitalik Buterin nói rằng EIP-1559 là phần quan trọng nhất của hard fork London.Phí gas vẫn còn cao, Opensea đốt nhiều Ether nhấtNhiều tuần sau hard fork London, EIP-1559 dường như không ảnh hưởng đến phí gas cao mà người dùng phải đối mặt khi cố gắng gửi các giao dịch on-chain (Layer-1). Trên thực tế, vào tháng tiếp theo sau bản nâng cấp, phí gas trung bình của Ethereum đã tăng vọt lên 59 đô la cho mỗi giao dịch. Phí gas trung bình để gửi một giao dịch Ethereum hiện tại thấp hơn nhiều, ở mức 0,006 ETH (16,61 đô la) hoặc 31,3 gwei.Trong khi đó, điểm đốt gas on-chain nhiều nhất là thị trường NFT Opensea. Tại thời điểm viết bài, Opensea đã đốt khoảng 229.916 ETH. Các thực thể đốt ETH lớn sau Opensea bao gồm các giao thức và nền tảng như Uniswap v2, Tether (USDT), Swaprouter 2, Uniswap v3 và Metamask. [...]
Gần 2 triệu ETH bị đốt kể từ khi mạng Ethereum nâng cấp EIP-1559
3 số liệu các trader có thể sử dụng để phân tích hiệu quả của token DeFiKhông chỉ những người ủng hộ từng kêu gọi ngay lập tức áp dụng hàng loạt công nghệ blockchain bị thất vọng, rất nhiều “bom mìn kỹ thuật số” tồn tại trong hệ sinh thái tiền điện tử như kéo thảm và hack giao thức còn khiến người dùng mới cảm thấy mơ hồ.Đầu tư không chỉ bao gồm phân tích kỹ thuật và dự đoán về những điều sẽ xảy ra. Trong năm qua, một số nền tảng phân tích blockchain đã giới thiệu các số liệu giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về yếu tố cơ bản hỗ trợ hoặc chưa có được của một dự án tiền điện tử.Dưới đây là 3 yếu tố chính cần xem xét khi đánh giá liệu một dự án altcoin hay DeFi có phải là khoản đầu tư đúng đắn hay không.Kiểm tra cộng đồng của dự án và hoạt động của nhà phát triểnMột trong những cách cơ bản để hiểu dự án là xem số liệu thống kê thể hiện mức độ hoạt động từ cơ sở người dùng của nền tảng và cộng đồng nhà phát triển.Có rất nhiều giao thức hàng đầu trong không gian cung cấp phân tích theo dõi tăng trưởng số lượng người dùng đang hoạt động theo thời gian. Các trang tổng quan số liệu on-chain như Dune Analytics cung cấp thông tin chi tiết hơn về chỉ số này. Ví dụ, biểu đồ sau minh họa số lượng người dùng mới hàng ngày trên giao thức Olympus.Số lượng người dùng mới hàng ngày trên Olympus | Nguồn: Dune AnalyticsCác điểm dữ liệu thích hợp khác cần xem xét khi đánh giá hoạt động cộng đồng là số lượng ví trung bình đang hoạt động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý số lượng và khối lượng giao dịch trên giao thức, cũng như các chỉ số mạng xã hội như Twitter vì nó có thể giúp đánh giá tâm lý của nhà đầu tư về một dự án cụ thể.Về phát triển dự án và hoạt động của nhà phát triển, GitHub là nơi thích hợp để tìm hiểu về các nâng cấp, tích hợp sắp tới và vị trí hiện tại của dự án trong roadmap.Nếu một giao thức đang khoe khoang về các tính năng “sắp được phát hành” nhưng có ít hoạt động phát triển liên tục hoặc cam kết đang được gửi, thì đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng không nên tham gia cho đến khi hoạt động phù hợp hơn với các tuyên bố.Mặt khác, một dự án đang có hoạt động phát triển ổn định và cơ sở người dùng bảo đảm có thể là dấu hiệu tích cực.Tìm kiếm sự gia tăng ổn định trong tổng giá trị bị khóaChỉ số thứ hai cần xem xét khi đánh giá sức mạnh tổng thể của một dự án là tổng của tất cả tài sản ký gửi trên giao thức, còn được gọi là tổng giá trị bị khóa (TVL).Ví dụ, dữ liệu từ Defi Llama cho thấy tổng giá trị bị khóa trên giao thức DeFi DeFiChain (DFI) gần đây tăng lên sau một đợt nâng cấp giao thức lớn, với TVL đạt mức cao nhất mọi thời đại trong vài ngày cho đến nay vào tháng 12. Điều này báo hiệu động lực và mức độ quan tâm đến dự án đang tăng lên.Tổng giá trị bị khóa trên DeFiChain | Nguồn: Defi LlamaCác trình tổng hợp DeFi như Defi Llama và DappRadar cho phép người dùng đi sâu hơn vào dữ liệu và xem xét thống kê của các mạng blockchain khác nhau như TVL trên Ethereum Network hoặc Binance Smart Chain, cũng như nhiều dự án riêng lẻ như Curve và Trader Joe.Các giao thức có TVL cao hơn thường an toàn hơn và được cộng đồng tin cậy, trong khi các dự án xếp hạng thấp hơn trong danh sách thường có nhiều rủi ro và cộng đồng ít năng động hơn.Xác định những người nắm giữ phần lớn token là aiCác yếu tố khác cần xem xét là lợi ích hodler token nhận được và hoạt động tích cực trong cộng đồng. Các nhà đầu tư cũng nên xem xét cách thức token được giới thiệu và những người nắm giữ thống trị hiện tại là ai.Ví dụ, SushiSwap cho phép người dùng stake token gốc SUSHI trên nền tảng để nhận một phần phí trao đổi, trong khi Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu (DEX) trong DeFi, hiện không cung cấp tính năng này.Trong khi các yếu tố khác như khối lượng giao dịch và người dùng hàng ngày giúp Uniswap trở thành khoản đầu tư phù hợp đối với nhiều holder, một số trader thích nắm giữ SUSHI vì mô hình chia sẻ doanh thu và khả năng giao dịch đa chuỗi.Mặt khác, cần thận trọng khi giao thức cung cấp lợi suất quá cao cho thanh khoản thấp và các giao thức ẩn danh có ít hoạt động cộng đồng vì đây có thể là trường hợp gây ra những thiệt hại thảm khốc. Trong DeFi, chúng được gọi là kéo thảm và thường xảy ra sau khi lượng lớn tiền được gửi vào hợp đồng thông minh do một bên ẩn danh duy nhất kiểm soát.Kiểm tra cách phân phối token cho giao thức cũng như theo dõi tỷ lệ phân bổ cho các nhà phát triển và người sáng lập so với số lượng cộng đồng nắm giữ có thể đưa ra một số tín hiệu hữu ích về việc liệu một nền tảng có thể trở thành nạn nhân của kéo thảm hay không.Nếu hầu hết nguồn cung có sẵn do người tạo ra giao thức và người ủng hộ nắm giữ, luôn có khả năng những token này sau đó sẽ được bán theo tỷ giá thị trường khi các nhà đầu tư ban đầu chọn thoát khỏi vị thế. [...]
3 số liệu các trader có thể sử dụng để phân tích hiệu quả của token DeFi
Chỉ báo Bollinger BandsDải Bollinger (Bollinger Bands) là gì? Chỉ báo Bollinger Bands (BB) được phát minh vào đầu những năm 1980 bởi John Bollinger – một nhà giao dịch và phân tích tài chính. Chỉ báo này về cơ bản là một bộ đo mức dao động thể hiện sự biến động của thị trường, chỉ ra thị trường đang nằm ở điều kiện quá mua hay quá bán. Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật.Ý nghĩa chính của chỉ báo này là thể hiện độ phân tán của giá xung quanh một giá trị trung bình một cách rõ ràng. Cụ thể, nó bao gồm một dải trên, một dải dưới và một đường trung bình động giữa (gọi tắt là dải giữa). 2 dải bên ngoài là biểu hiện phản ứng lại sự biến động giá cả của thị trường, mở rộng khi giá biến động nhiều (phân kỳ từ dải giữa) và thu hẹp khi thị trường ít biến động (hội tụ về dải giữa). Công thức chuẩn của Bollinger Bands đặt dải giữa làm một đường trung bình động (SMA) chu kì 20 ngày, dải trên và dưới được tính toán dựa theo độ biến động tương đối với đường SMA (được coi là độ lệch chuẩn). Chỉ báo Bollinger Bands thông thường được đặt như sau:Dải giữa: Đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA)Dải trên: SMA 20 ngày + (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)Dải dưới: SMA 20 ngày – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x2)Cấu trúc của chỉ báo BB lấy lịch sử trong chu kỳ 20 ngày, đặt dải trên và dải dưới cách dải giữa một khoảng bằng 2 lần độ lệch chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo rằng ít nhất 85% dữ liệu giá sẽ dao động trong khoảng 2 dải đó, tuy nhiên các thiết lập có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của các chiến lược giao dịch khác nhau. Sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch như thế nào?Bollinger Bands không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính truyền thống mà còn có thể áp dụng cả trong giao dịch tiền mã hóa. Về bản chất, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng và diễn giải chỉ báo BB, tuy nhiên nên tránh việc sử dụng Bollinger Bands làm một công cụ duy nhất và không nên xem nó là chỉ báo cố định cho các cơ hội mua/bán. Thay vào đó cần kết hợp BB với các chỉ báo kỹ thuật khác. Theo tư duy này, hãy lấy một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo BB trong diễn giải dữ liệu sẽ như thế nào.Khi giá thị trường vượt quá đường trung bình động, vượt quá cả dải trên của BB, có thể cho rằng thị trường đã vượt ngưỡng (điều kiện quá mua) và dự báo này là khá an toàn. Ngoài ra, nếu giá thị trường chạm đến dải trên nhiều lần, khi đó nó có thể đã chạm đến một mức kháng cự khá mạnh. Ngược lại, khi giá một tài sản trên thị trường giảm sâu đến khi chạm, hoặc vượt ra khỏi dải dưới nhiều lần, rất có thể khi đó thị trường đã chạm ngưỡng quá bán hoặc gặp phải một mức hỗ trợ mạnh.Từ đó, nhà giao dịch có thể sử dụng BB (kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác) để đặt ra các mục tiêu mua và bán của mình. Diễn giải một cách đơn giản hơn cho các trường hợp trên là khi đó thị trường thể hiện các điều kiện quá mua hoặc quá bán.Ngoài ra, kiểm tra xem Bollinger Bands mở rộng hay bó hẹp cũng rất hữu dụng trong việc phán đoán các điểm biến động cao hay thấp. Các dải này sẽ phân kỳ khỏi dải giữa trong trường hợp giá biến động lớn (mở rộng) hoặc hội tụ dần khi biên độ giá thấp hơn (bó hẹp). Do đó, BB phù hợp hơn với các giao dịch ngắn hạn, với vai trò một công cụ phân tích độ biến động của thị trường và phán đoán đường đi sắp tới của giá. Một số nhà giao dịch cho rằng khi các dải mở rộng quá mức, xu hướng hiện tại của thị trường có thể đi đến giai đoạn kết thúc chu kỳ hoặc đảo chiều. Ngược lại, khi các dải quá bó, phán đoán chung thường là thị trường sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.Khi thị trường bước vào giai đoạn sideways, dải BB có xu hướng thu hẹp dần về phí đường trung bình động giữa. Thông thường (không phải luôn luôn), độ biến động và độ lệch thấp thường đi trước các chu kì bùng nổ lớn, có xu hướng xảy ra ngay khi có sự biến động trở lại. Khi giá thị trường đi ngang, đường BB có xu hướng thu hẹp về phía đường trung bình động đơn giản ở giữa. Thông thường (nhưng không phải lúc nào cũng vậy), độ biến động thấp và mức độ sai lệch chặt chẽ dẫn đến các chuyển động lớn và bùng nổ, có xu hướng xảy ra ngay sau khi độ biến động tăng trở lại.Bollinger Bands vs Keltner Channels Không giống như Bollinger Bands dựa trên đường SMA và các độ lệch chuẩn, phiên bản hiện đại của chỉ báo Keltner Channels (KC) sử dụng công cụ Khoảng Dao động Trung bình Thực tế (Average True Range – ATR) để thiết lập nên độ rộng của kênh xung quanh đường trung bình động hàm mũ chu kỳ 20 ngày (EMA 20). Do đó, công thức của Keltner Channel có dạng như sau:Đường giữa: Đường trung bình động hàm mũ 20 ngày (EMA)Dải giữa: Đường trung bình động hàm mũ (EMA) chu kỳ 20 ngày. Dải trên: EMA chu kỳ 20 ngày + (ATR 10 ngày x2)Dải dưới: EMA chu kỳ 20 ngày – (ATR 10 ngày x2)Về cơ bản, Chỉ báo KC có xu hướng bó hẹp nhiều hơn so với các dải Bollinger. Do đó, công cụ này có vẻ phù hợp hơn để phán đoán các điểm đảo chiều xu hướng, xác định điều kiện quá mua/quá bán của thị trường một cách rõ ràng hơn là sử dụng chỉ báo BB. Ngoài ra, chỉ báo KC cũng thường cho thấy các tín hiệu quá mua/quá bán sớm hơn so với BB.Tuy nhiên, chỉ báo BB có xu hướng diễn giải độ biến động của thị trường tốt hơn vì chuyển độ mở rộng hay thu hẹp của BB thường rộng và rõ ràng hơn so với chỉ báo KC. Hơn nữa, việc sử dụng độ lệch chuẩn sẽ làm tăng độ chính xác của các tín hiệu mà BB thể hiện, độ rộng lớn hơn nên khá khó để giá vượt ngưỡng được.So với chi báo KC, BB có vể phổ thông hơn. Tuy nhiên cả 2 chỉ báo này đều có những điểm tốt – đặc biệt đối với thiết lập các giao dịch ngắn – hoặc cũng có thể được sử dụng kết hợp với nhau nhằm đưa ra các tín hiệu đáng tin cậy hơn. [...]
Chỉ báo Bollinger Bands
CAKE là gì? PancakeSwap là gì?CAKE là gì?CAKE thực chất là token của sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap, nói một cách đơn giản thì CAKE là một đồng tiền riêng của sàn giao dịch.CAKE được sinh ra mỗi 25 CAKE/ block. Cứ mỗi ngày sẽ có 30.000 Block sinh ra tương đương với 750.000 CAKE được tạo ra.Khi nhìn thấy mức độ sinh ra của CAKE quá nhiều thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc lạm phát. Nhưng không sao, để khắc phục lạm phát này, hằng ngày PancakeSwap có cơ chế đốt CAKE.Số lượng CAKE được tạo ra sẽ phân bổ 60% cho những người tham gia farm và 40% cho Stake CAKE.Thông số của CAKE token như sau:Token Name: Pancakeswap.Ticker: CAKE.Blockchain: Binance Smart Chain.Token Standard: BEP-20.Contract: 0x0e09fabb73bd3ade0a17ecc321fd13a19e81ce82Token Type: Utility và Governance.Total Supply: No max supply.Circulating Supply: 178,932,954 CAKE.PancakeSwap là gì?Bản chất của PancakeSwap chính là một sàn giao dịch phi tập trung cho phép trao đổi token chuẩn BEP20. Vận hành dưới dạng AMM (automated market maker: hệ thống tạo thị trường tự động).Có nghĩa là người dùng giao dịch với nhau thông qua việc khóa token của mình vào một pool thanh khoản.Các thành phần trong PancakeSwap1.Sàn giao dịchKhông giống với các sàn giao dịch thông thường (ví dụ: binance). Trên PancakeSwap bạn không thể giao dịch bằng cách đặt lệnh mà phải khóa token của mình vào pool thanh khoản.2.Yield farmingPancakeSwap có 27 pool thanh khoản cho phép gửi FLIP token dùng để farm ra CAKE. Phần thưởng của mỗi pool tùy thuộc vào số lượng người gửi và phần thưởng của pool.3.Staking poolsĐây là nơi cho phép quảng bá các dự án mới tới động đồng PancakeSwap bằng việc phân phối một phần token cho các CAKE holder.Có 2 thành phần trong staking pools như sau:Core: dự án được chọn lọc bởi đội ngũ PancakeSwap.Community: dự án được vote bởi cộng đồng PancakeSwap.4.LotteryĐây là hình thức xổ số dựa trên blockhash nhằm để tránh sự gian lận.5.AnalyticsVới Analytics bạn có thể xem được các chỉ số thanh khoản, volume, giá các cặp giao dịch.6.VotingĐây là nơi cộng đồng bầu chọn và để xuất ý kiến để góp phần giúp dự án phát triển hơn.Có 2 loại đề xuất như sau:Core: đây là đề xuất của đội ngũ PancakeSwap, nếu cộng đồng chấp thuận thì đề xuất sẽ được thực hiện.Community: đây là đề xuất của cộng đồng, nếu đề xuất nào được hưởng ứng mạnh thì PancakeSwap sẽ chuyển đề xuất đó sang mức Core.7.IFOIFO là viết tắt của initial farm offering, đây là hình thức gây quỹ cho dự án bằng CAKE – BNB LP token. Có nghĩa là bạn sử dụng CAKE và BNB thêm thanh khoản thành CAKE – BNB LP token để mua token của dự án gọi vốn. BNB trong LP (Liquidity pool) sẽ được trao cho dự án, còn CAKE thì sẽ được đốt. [...]
CAKE là gì? PancakeSwap là gì?
Hedera Hashgraph (HBAR) là gì?Hedera Hashgraph là gì?Hedera Hashgraph xây dựng một nền tảng mà trên đó, mọi người có thể hợp tác, giao dịch mà không cần biết / hoặc tin người kia, và không cần đến bên thứ 3. Nền tảng này có tốc độ giao dịch cực kỳ nhanh, khả năng mở rộng tốt và tạo được sự công bằng cho tất cả mọi người, không tốn tài nguyên điện hay các bộ máy cồng kềnh. Hơn nữa, nền tảng này còn cho phép các coder phát triển hàng loạt các Dapps trên đó.Tóm lại, Hashgraph sẽ là một nền tảng có hiệu suất cao, bảo mật tốt, quản trị từ các lãnh đạo đi đầu các ngành công nghiệp, kiểm soát kỹ thuật và pháp lý để đảm bảo tính ổn định cho nền tảng.Phân biệt Blockchain và HashgraphKết cấuBlockchain: Blockchain được ví như một cái câu khẳng khiu, khi mỗi cành thêm mới thì sẽ đều phải đốn đi, để giữ được chuỗi chính duy nhất đó.Hashgraph: Ngược lại, tại Hashgraph, các cành cây thêm mới không bị chặt đi, mà có thể tiếp tục phát triển, tạo nên một mạng lưới rộng hơn. Và sau đó, càng cành cây sẽ lại hướng trở lại, tạo thành một thể thống nhất.ScalabilityBlockchain: Nếu các block được tạo ra quá nhanh, cả mạng lưới sẽ không thể xử lý kịp. Vì vậy, blockchain cần những thuật toán đồng thuận như PoW để làm chậm quá trình đó lại.Hashgraph: Còn Hashgraph thì không, các user có thể thoải mái tạo giao dịch, block ở bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, các giao dịch tại Hashgraph thường sẽ nhanh hơn.Những điểm mạnh trong công nghệ của HashgraphSử dụng giao thức gossipCác nút trong hệ thống sẽ nhanh chóng trao đổi dữ liệu với các nút khác trong cộng đồng. Nền tảng tự động xây dựng một cấu trúc dữ liệu hashgraph sử dụng giao thức “gossip about gossip“. Cấu trúc dữ liệu này là mật mã an toàn và có chứa lịch sử truyền thông trong một cộng đồng. Sử dụng nó như là một đầu vào, các nút chạy cùng một thuật toán đồng nhất quyền bỏ phiếu ảo như các nút khác. Cộng đồng đạt được sự đồng thuận về trật tự và thời gian mà không có bất kỳ thông tin liên lạc qua internet.Hiệu suất tối ưuTốc độ giao dịch của Hedera Hashgraph đạt đến 250.000 giao dịch/giây, vượt qua tốc độ của Blockchain 3.0 là 100.000 giao dịch/giây. Nền tảng của Hashgraph được xây dựng dựa trên thuật toán đồng thuận bỏ phiếu ảo được phát minh bởi tiến sĩ Leemon Baird. Thuật toán này cung cấp hiệu quả gần như hoàn hảo cả việc sử dụng băng thông, xử lý hàng trăm nghìn lượt mỗi giây và xác minh hơn một triệu tín hiệu mỗi giây. Thời gian tính toán được tính bằng giây; chứ không phải phút, giờ hay ngày. Đồng thuận là 100% chắc chắn và duy nhất của Hedera, đảm bảo không bao giờ thay đổi.Nền tảng Hedera HashgraphNền tảng Hedera Hashgraph cung cấp một thuật toán mới. Với thuật toán này, những người không biết hoặc không tin tưởng lẫn nhau để hợp tác an toàn và giao dịch trực tuyến mà không cần đến một người trung gian nào khác. Nền tảng này giúp cho các giao dịch trở nên cực kỳ nhanh chóng, an toàn và công bằng. Khác với một số nền tảng dựa trên nền tảng blockchain, không đòi hỏi phải có POW (bằng chứng công việc). Hashgraph cho phép và trao quyền cho các nhà phát triển xây dựng nên ứng dụng phân quyền với các tính năng chưa từng có trước đó.Bảo mật tối ưuHashgraph có độ bảo mật gần như tuyệt đối khi nó áp dụng thuật toán aBTF (asynchronous Byzantine fault tolerance).Công bằngHedera Hashgraph là công bằng, đảm bảo thứ tự thống nhất của giao dịch và phản ánh thứ tự giao dịch mà cộng đồng đã nhận được. Nền tảng này đảm bảo rằng không một người dùng nào có thể chặn các giao dịch vào cộng đồng và không một nhóm nhỏ người sử dụng nào có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sự đồng thuận của các giao dịch này. Những tính năng này không có trong nhiều công nghệ phân quyền, nhưng là một yêu cầu đối với các ứng dụng hiện tại ngày nay, chẳng hạn như thị trường và trò chơi.ArchitectureChúng ta có thể hình dung một kết cấu như sau:Layer 1 là layer InternetLayer 2 là Hashgraph consensus layerLayer 3 là Service layer: gồm có cryptocurrency, file storage và smart contractsHashgraph sử dụng gossip about gossip protocol và virtual voting consensus algorithm để vận hành nền tảng.Trong Hashgraph, các node sẽ gossip về các thông tin mới cho các node khác ngẫu nhiên, từ đó phân tán thông tin ra toàn hệ thống. Như vậy, các node sau sẽ được gossip lại các thông tin mà các node khác mới gossip. Nên đây được gọi là “Gossip about Gossip” Protocol.Khi biết được các thông tin đã được gossip, việc nhận biết các node dự định vote gì cũng khá dễ dàng. Các thông tin đó được coi là input trong thuật toán virtual voting.Để thực hiện thuật toán virtual voting này, Hedera Hashgraph cũng sẽ sử dụng thêm thuật toán PoS, thuật toán này giúp việc thương lượng bonus sẽ dễ dàng hơn, vì khi đó, các node sẽ được thưởng dựa trên số token mà nó nắm giữ.Crypto EconomicsStaking and proxy stakingCác node sẽ được tham gia vào quá trình đồng thuận, và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào số token mà node đó nắm giữ. Và các node trên sẽ được thưởng hoa hồng dựa trên phần trăm số token nắm giữ đó.Proxy staking: các user mà ko phải là node khi muốn nhận được thì sẽ được stake số coin nắm giữ và nhận hoa hồng.Payments và FeesChúng ta có thể liệt kê 3 loại fee chính:Node fee: một user sẽ nhờ một node thực hiện giao dịch, sau đó, node này sẽ gossip thông tin giao dịch đó trên event tiếp theo. Khi đó, các node được nhận một khoản phí từ user.Service fee: user phải trả một khoản phí nhất định để sử dụng các dịch vụ trên mạng lướiTransaction fee: phí giao dịch, phí giao dịch ko cao và sẽ được tính theo số lượng tiền giao dịch và số lưu lượng cần dùng cho giao dịch.Sau khi tổng hợp các phí trên thì mỗi một ngày Hashgraph sẽ có những khoản payments, 1 là incentive payment: trả thưởng cho các node tham gia (theo các chỉ tiêu nhất định), và số hoa hồng phụ thuộc vào số% token mà node đó nắm giữ.Theo thời kì nhất định thì Hedera sẽ có các khoản payment riêng cho các member council cho những đóng góp của họ.Dự án này tiên tiến thế nào?Hội đồng Hedera HashgraphHedera Hashgraph Council sẽ là cơ quan quản lý của mạng lưới Hedera Hashgraph. Hội đồng sẽ bao gồm 39 tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực của mình, với các thành viên được thiết kế để phản ánh một loạt các ngành công nghiệp và địa lý, để có được thương hiệu cao và các vị trí đáng tin cậy trên thị trường, và để khuyến khích nhiều quan điểm. Các Thành viên Chính phủ sẽ bầu Hội đồng quản trị và cũng có thể đóng góp chuyên môn thông qua các thành viên tiểu ban. Các điều khoản về quản trị của Hedera đảm bảo rằng không một thành viên nào có quyền kiểm soát và không một nhóm nhỏ nào có ảnh hưởng quá đáng đến toàn thể cơ chế.Quản trịMô hình quản trị của Hedera Hashgraph được ràng buộc bởi hai nguyên tắc cơ bản: phân cấp và ổn định. Hội đồng Quản trị được bầu sẽ điều hành hội đồng bằng cách thiết lập chính sách cho thành viên hội đồng, điều chỉnh các quy tắc và mã thông tin mạng, đồng thời phê duyệt thay đổi đối với nền tảng codebase. Quản trị được thiết kế để duy trì triết lý phân quyền, và ngăn cản việc củng cố quyền lực trong quá trình mà các nút hoàn chỉnh đạt được thỏa thuận về thứ tự giao dịch trên nền tảng. Mô hình quản trị, kết hợp với sự bảo mật và cơ chế mạnh mẽ để hỗ trợ các quyết định của cơ quan quản lý, cho phép một nền tảng phân cấp và ổn định tạo ra sự tin tưởng cần thiết để đạt được sự chấp nhận rộng rãi.Phân cấpCác chính sách và cấu trúc của Hedera Hashgraph nhằm đảm bảo sự phân bố rộng rãi, công bằng của một mật mã hoá bản địa và đảm bảo các nút trong mạng đang được sử dụng đầy đủ. Các nút biểu diễn một phiếu cho mỗi mã thông báo của mật mã bí mật ban đầu mà chúng giữ. Các nút mới sẽ có thể tham gia mạng lưới và được bồi thường cho các dịch vụ của họ trong việc duy trì nền tảng. Số lượng các nút sẽ tăng nhanh, đảm bảo quyền ưu tiên bỏ phiếu đồng thuận được phân phối trên khắp thế giới. Sự phân quyền này ngăn không cho thông đồng của một vài nút tấn công hệ thống, chẳng hạn như giả mạo mật mã, chỉnh sửa sổ sách kế toán một cách không thích hợp hoặc ảnh hưởng đến thứ tự thống nhất của giao dịch.Tính ổn địnhHedera Hashgraph Council mô tả một không gian ảo được tin cậy, an toàn và không cần máy chủ trung tâm. Nhận ra tầm nhìn này là không thể nếu không có sự ổn định của nền tảng, chỉ đạt được nếu các quyết định của cơ quan quản lý có thể thi hành được. Để tạo điều kiện cho sự quản lý có ý nghĩa này, các cơ chế pháp lý và kỹ thuật được cung cấp cho các Thành viên quản trị. Các kiểm soát này bảo vệ cộng đồng bằng cách đảm bảo rằng nền tảng sẽ không biến thành cryptocurrency cạnh tranh, đảm bảo hiệu lực của phần mềm và cung cấp quyền truy cập vào một cơ sở mã minh bạch mà không có giấy phép hoặc sự chấp thuận nào được yêu cầu. Với sự ổn định này, các thị trường chính thống sẽ có khuynh hướng sử dụng sổ sách phân phối công cộng cho các ứng dụng thương mại của họ.Tuân thủHedera Hashgraph Council sẽ cung cấp một cơ chế nhận dạng tùy chọn cho phép bạn tự do ràng buộc các danh tính đã được kiểm chứng với ví dụ về bí mật. Điều này nhằm cung cấp cho các chính phủ các sự giám sát cần thiết và quan trọng đối với việc áp dụng rộng rãi các sổ cái phân phối công cộng. Cơ chế nhận dạng là hoàn toàn tùy chọn; bạn có thể quyết định loại thông tin nào, nếu có, để tiết lộ. Hedera dự định làm việc với các chính phủ để mang lại mức độ an ninh như nhau cho sổ cái công chúng như hiện nay đang có trong hệ thống tài chính.Tầm nhìn và sứ mệnhDự án tin tưởng vào một thế giới trực tuyến đáng tin cậy, an toàn hơn và công bằng hơn. Một không gian ảo chia sẻ, nơi bạn có thể chơi trò chơi, làm việc và mua bán hàng hoá và dịch vụ một cách an toàn mà không cần ủy thác cho tổ chức trung tâm dữ liệu và quyền riêng tư của bạn. Hashgraph tin rằng bạn nên tự tin khi tương tác với người khác và cảm thấy an toàn trong cộng đồng kỹ thuật số của mình. Dự án tin rằng sự kiểm soát thuộc về bạn.Đồng tiền ảo HBARHBAR là đồng tiền điện tử của Hedera Hashgraph. Đây là một dạng Utility Token và được phát hành với mục đích bảo vệ hệ thống bằng cơ chế đồng thuận PoS, cũng như khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới.Một số trường hợp sử dụng đồng tiền HBAR như:Trả phí dịch vụ khi có giao dịch trên mạng lưới của Hedera.Staking và trở thành các nodes xử lý giao dịch.Trả thưởng cho các nodes tham gia. Dựa trên công sức đóng góp của họ và lượng HBAR Token họ đang nắm giữ. [...]
Hedera Hashgraph (HBAR) là gì?
Tại sao WiFi công cộng không an toànWiFi công cộng miễn phí hiện có sẵn ở nhiều nơi. Các sân bay, khách sạn và quán cà phê đều cung cấp kết nối internet miễn phí như một lợi ích bổ sung cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của họ. Đối với nhiều người, việc có thể kết nối với Internet miễn phí khi di chuyển có vẻ lý tưởng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người đi công tác, khi mà giờ đây họ có thể truy cập email để làm việc hoặc chia sẻ tài liệu trực tuyến.Tuy nhiên, việc sử dụng các điểm truy cập WiFi công cộng có nhiều rủi ro hơn nhiều so với sự nhận ra của nhiều người dùng internet, và hầu hết những rủi ro đó liên quan đến Tấn công Xen giữa.Tấn công Xen giữaMột cuộc Tấn công Xen giữa (MitM) xảy ra khi có một kẻ độc hại chặn giao tiếp giữa hai bên. Có nhiều loại tấn công MitM khác nhau, nhưng một trong những loại phổ biến nhất là chặn yêu cầu truy cập trang web của người dùng và gửi trả lời bằng một trang web lừa đảo trông có vẻ hợp pháp. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ trang web nào, từ ngân hàng trực tuyến đến các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ tập tin và email. Ví dụ, khi Alice cố gắng truy cập email của cô ấy, có một tin tặc chặn liên lạc giữa thiết bị của cô ấy và nhà cung cấp dịch vụ email, hắn ta có thể thực hiện cuộc tấn công MitM, lừa cô ấy đến một trang web giả mạo. Nếu tin tặc có được thông tin đăng nhập và mật khẩu của Alice, hắn ta có thể sử dụng email của cô để thực hiện các hành động độc hại, chẳng hạn như gửi email lừa đảo đến các địa chỉ trong danh sách liên hệ của Alice.Do đó, Tấn công Xen giữa là một cuộc tấn công có sự xuất hiện của một bên thứ ba thực hiện chặn dữ liệu được gửi giữa hai điểm, giả mạo là một bên trung gian hợp pháp. Thông thường, MitM được thực hiện để lừa người dùng nhập dữ liệu nhạy cảm của họ vào một trang web giả mạo, nhưng cũng có thể được sử dụng chỉ để chặn một cuộc trò chuyện riêng tư.Tấn công nghe trộm WiFINghe trộm WiFi là một dạng tấn công MitM, trong đó tin tặc sử dụng một WiFi công cộng để giám sát các hoạt động của bất kỳ ai kết nối với nó. Thông tin bị chặn có thể là dữ liệu cá nhân cho đến các dạng thông tin trong lưu lượng truy cập internet và duyệt web.Thông thường, dạng tấn công này được thực hiện bằng cách tạo một mạng WiFi giả với tên có vẻ hợp pháp. Tên điểm phát WiFi giả này thường rất giống với tên của cửa hàng hoặc công ty lân cận. Cách thức này còn được gọi là phương pháp Evil Twin (Quỷ song sinh).Ví dụ, một khách hàng vào một quán cà phê và nhận ra rằng có ba mạng WiFi có sẵn với tên tương tự: CoffeeShop, CoffeeShop1 và CoffeeShop2. Khả năng xảy ra là ít nhất một trong số đó là WiFi của một kẻ lừa đảo.Tin tặc có thể sử dụng kỹ thuật này để thu thập dữ liệu của bất kỳ thiết bị nào thiết lập kết nối, cuối cùng cho phép hắn ăn cắp thông tin đăng nhập, thông tin thẻ tín dụng và các dữ liệu nhạy cảm khác.Nghe trộm WiFi chỉ là một trong những rủi ro liên quan đến mạng công cộng, vì vậy cách tốt nhất là tránh sử dụng. Nếu bạn thực sự cần sử dụng WiFi công cộng, hãy chắc chắn kiểm tra với một nhân viên để biết liệu mạng đó là xác thực và an toàn.Chương trình nghe trộm gói tinĐôi khi, bọn tội phạm sử dụng các chương trình máy tính đặc biệt để chặn dữ liệu. Các chương trình này được biết đến như là các chương trình nghe trộm gói tin và thường được sử dụng bởi các chuyên gia CNTT hợp pháp để ghi lại lưu lượng mạng kỹ thuật số, giúp họ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và phân tích các sự cố. Các chương trình này cũng được sử dụng để theo dõi các dòng dữ liệu di chuyển qua lại trên internet trong các tổ chức tư nhân.Tuy nhiên, nhiều chương trình nghe trộm gói tin được dùng bởi bọn tội phạm mạng nhằm thu thập dữ liệu nhạy cảm và thực hiện các hoạt động bất hợp pháp. Vì vậy, ngay cả khi không có gì xấu xảy ra lúc đầu, các nạn nhân sau này có thể phát hiện ra rằng một kẻ nào đó đã thực hiện hành vi mạo danh họ hoặc thông tin mật của công ty đã bị rò rỉ bằng cách nào đó.Cookies Theft và Session HijackingVề cơ bản, cookie là các gói dữ liệu nhỏ chứa các thông tin duyệt web được trình duyệt web thu thập từ các trang web được truy cập. Các gói dữ liệu này thường được lưu trữ cục bộ (dưới dạng tập tin văn bản) trên máy tính của người dùng để trang web nhận ra người dùng khi họ quay lại.Cookie hữu ích vì chúng tạo thuận lợi cho việc giao tiếp giữa người dùng và trang web mà họ truy cập. Ví dụ: cookie cho phép người dùng duy trì đăng nhập mà không phải nhập bằng chứng xác thực mỗi khi truy cập vào một trang web cụ thể. Chúng cũng có thể được các cửa hàng trực tuyến sử dụng để ghi lại các mặt hàng mà khách hàng đã thêm vào giỏ hàng của họ trước đó hoặc để theo dõi hoạt động lướt web của người dùng. Vì cookie là các tệp tin văn bản đơn giản, chúng không thể chứa keylogger hoặc malware nên sẽ không gây hại cho máy tính của bạn. Tuy nhiên, liên quan đến quyền riêng tư, cookie có thể nguy hiểm và thường được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công MitM.Nếu kẻ độc hại có thể chặn và lấy cắp các cookie bạn đang sử dụng để liên lạc với các trang web, hắn có thể sử dụng thông tin đó chống lại bạn. Tấn công này được gọi là Cookies Theft (trộm cookie) và thường liên quan đến tấn công Session Hijacking.Một cuộc tấn công Session Hijacking thành công cho phép kẻ tấn công mạo danh nạn nhân để liên lạc với các trang web. Điều này có nghĩa là kẻ tấn công có thể truy cập email cá nhân hoặc các trang web khác có thể chứa dữ liệu nhạy cảm của nạn nhân. Session hijacking thường xảy ra tại các điểm truy cập WiFi công cộng vì các điểm này dễ bị theo dõi hơn và dễ bị tấn công MitM hơn nhiều.Cách bảo vệ khỏi các cuộc tấn công MitM?Tắt bất kỳ cài đặt nào cho phép thiết bị của bạn tự động kết nối với các mạng WiFi khả dụng.Tắt chia sẻ tập tin và đăng xuất khỏi các tài khoản khi bạn không sử dụng.Sử dụng các mạng WiFi được bảo vệ bằng mật khẩu bất cứ khi nào có thể. Khi không có lựa chọn sử dụng nào khác ngoài mạng WiFi công cộng, hãy cố gắng không gửi hoặc truy cập thông tin nhạy cảm.Thường xuyên tiến hành cập nhật cho hệ điều hành và phần mềm chống virus của bạn.Tránh thực hiện bất kỳ hoạt động tài chính nào khi sử dụng mạng công cộng, bao gồm các giao dịch tiền điện tử.Sử dụng các trang web sử dụng giao thức HTTPS. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một số tin tặc thực hiện giả mạo HTTPS, do đó, biện pháp này không hoàn toàn là không có rủi ro.Sử dụng Mạng Riêng Ảo (VPN) luôn được khuyến nghị, đặc biệt nếu bạn cần truy cập dữ liệu nhạy cảm hoặc dữ liệu liên quan đến công việc.Hãy cảnh giác với các mạng WiFi giả. Không nên tin tưởng tên của WiFi chỉ vì nó tương tự như tên của một cửa hàng hoặc công ty. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi nhân viên để xác nhận tính xác thực của mạng. Bạn cũng có thể hỏi họ xem liệu họ có một mạng bảo đảm để bạn có thể mượn dùng hay không.Tắt WiFi và Bluetooth nếu bạn không sử dụng. Tránh kết nối với mạng công cộng nếu bạn không thực sự cần.Kết lạiTội phạm mạng luôn tìm kiếm các cách mới để truy cập dữ liệu của người dùng, vì vậy điều quan trọng là phải có hiểu biết và cảnh giác. Qua bài này, chúng tôi đã thảo luận về một số rủi ro mà các mạng WiFi công cộng có thể có. Mặc dù hầu hết những rủi ro này có thể được giảm thiểu chỉ bằng cách sử dụng một kết nối được bảo vệ bằng mật khẩu, điều quan trọng là phải hiểu cách thức hoạt động của các cuộc tấn công này và cách phòng tránh trở thành nạn nhân tiếp theo. [...]
Tại sao WiFi công cộng không an toàn
Dapp là gì? Ý nghĩa của nó trong phi tập trung hóaDApp là gì?DApp là viết tắt của từ Decentralized Applications (Ứng dụng phi tập trung), là một loại ứng dụng blockchain mới đang thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.Vì phi tập chung nên DApps được phân quyền hoàn toàn, có nghĩa là chúng không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan nào. Một DApp sử dụng công nghệ blockchain và chạy trên một mạng ngang hàng, nó hoàn toàn trái ngược với một mạng máy tính duy nhất. Trong mạng ngang hàng, thông tin được phân phối liên tục giữa những người tham gia thay vì được lưu trữ trên một máy chủ trung tâm. Mạng ngang hàng chịu tốc độ và hiệu suất chậm hơn so với máy chủ tập trung, và nó sẽ được cũng cố khi số lượng tham gia ngày càng đông hơn.Lịch sử ứng dụng là một quá trình lâu dài. Từ năm 1983, Steve Jobs đã nói về cái mà bây giờ được biết đến là cửa hàng ứng dụng(app store). Vào thời điểm đó, người dùng được yêu cầu mua ứng dụng trước khi thực sự thử dùng chúng. Theo hướng này, Steve Jobs đã giải thích cách một cửa hàng ứng dụng có thể phá vỡ định mức hiện tại bằng cách sử dụng một cửa hàng đĩa hát tương tự. Mọi người biết đĩa hát nào họ muốn mua bởi vì họ được nhận mẫu miễn phí trên radio.Trong tầm nhìn của Jobs, ngành công nghiệp phần mềm cần một cách tiếp cận tương tự trong đó người dùng có thể kiểm tra ứng dụng trước và sau đó tải bản đầy đủ. Một phần tư thế kỷ sau, trong năm 2008, Apple App Stoređã được ra mắt.Được biết đến như là một “khoảnh khắc giao diện người dùng” quan trọng, sự khởi đầu của App Store cho phép các nhà phát triển tạo và tải lên các ứng dụng của họ một cách dễ dàng, tạo ra doanh thu và tiếp cận hàng triệu người. Đồng thời, người dùng thông thường có thể truy cập vô số các chương trình mới chỉ đơn giản bằng cách tải chúng và / hoặc mua chúng từ app store.Có bao nhiêu loại dAppHiện giờ, thị trường đang tồn tại ba loại DApps khác nhau:Loại 1 : DApps có blockchain riêng.Loại 2 : DApps sử dụng DAPPs Kiểu loại 1 để hoạt động: các DApps này là các giao thức và phải có token để hoạt động.Loại 3 : DApps sử dụng các giao thức của DApps loại 2 nhưng cũng là các giao thức phát hành và yêu cầu token.Ethereum hiện là nền tảng DApp phổ biến nhất và là một ví dụ tuyệt vời về DApp loại 1. Các nền tảng phổ biến khác bao gồm NEO, EOS và Bitcoin. Nhiều DApps Bitcoin đang chuyển sang các nền tảng như Ethereum, để có tốc độ nhanh hơn và tính linh hoạt cao hơn cho các trường hợp sử dụng khác nhau.DApps được xây dựng dựa trên giao thức Ethereum là ví dụ về DApps loại 2. Ví dụ như: Giao thức 0x được xây dựng trên blockchain Ethereum để tăng sức mạnh cho các trao đổi phi tập trung.DApps loại 3 được xây dựng theo các giao thức loại 2 hiện có. Một ví dụ về DApp loại 3 là sàn giao dịch phi tập trung DDEX, hoạt động trên giao thức 0x.Một câu hỏi người ta có thể hỏi là liệu sự phát triển của DApps mới có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin hay giá của Ethereum không. Sẽ không có câu trả lời rỏ ràng cho câu hỏi này. Bởi khi các Dapp này phát triển mạnh, thì nhu cầu về tiền điện tử đó sẽ tăng lên, là dấu hiệu tốt cho sự tăng giá cả của đồng coin đó, mặt khác, khi các Dapp này phát triển, nó sẽ khiến mạng lưới chậm hơn, thời gian giao dịch tăng lên, điều này có thể làm tổn thương giá cả của đồng coin đó.Đối với Bitcoin, nó là một loại tiền tệ ngang hàng hàng đầu thế giới và có DApp hạn chế so với Ethereum, nên số lượng DApps không đủ để ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch của nó, nên Dapps trên mạng lưới Bitcoin, có thể  sẽ không ảnh hưởng xấu đến giá cả Bitcoin.Còn Ethereum, tuy nó đã trải qua một bước nhảy vọt về giá trị trong năm 2017 vì tiềm năng hợp đồng thông minh (một loại DApp), sự gia tăng nhu cầu của mạng lưới trong tương lai có thể ảnh hưởng tốt đến giá cả của Ethereum. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào việc Ethereum có thể mở rộng quy mô mạng lưới, để nó có thể đáp ứng nhu cầu của DApps trong tương lai hay không.Ứng dụng của Dapp.Các ứng dụng tiềm năng cho các DApps blockchain này là vô tận. Họ có thể giải quyết nhiều vấn đề trong thế giới thực trong rất nhiều lĩnh vực như: xác thực danh tính, quản lý cung ứng, giao thực phẩm, dịch vụ âm nhạc và một loạt các chức năng khác sẽ trở nên rõ ràng hơn khi công nghệ blockchain được phát triển rỏ nét hơn. Tất cả các ngành công nghiệp này có thể được hưởng lợi từ DApps bằng cách tăng cường bảo mật ứng dụng, tích hợp với tiền điện tử và không có sự can thiệp từ bên ngoài.DApps Ethereum.Để truy cập vào các dApp đòi hỏi một trình duyệt Ethereum đặc biệt. Một trong những ví dụ phổ biến của một dApp là Augur, một thị trường dự đoán phân quyền giao tiếp trực tiếp với mạng lưới Ethereum mà không phải qua các máy chủ trung gian.Hai ví dụ khác là ví Mist và MetaMask. Là một dApp, ví Mist là một trong những ứng dụng lâu đời nhất trên mạng lưới Ethereum. Nó cho phép người dùng tương tác với ví của họ và với các ứng dụng phân quyền trên mạng lưới. Tuy nhiên Mist yêu cầu người dùng tải về Ethereum Blockchain. Mặt khác, MetaMask cung cấp một phần mở rộng đơn giản có thể biến trình duyệt web của bạn thành một trình duyệt Ethereum.Tuy nhiên, con đường hướng tới phân quyền sẽ rất dài và Ethereum vẫn còn non trẻ. Mặc dù có hàng trăm dự án sử dụng Blockchain của nó cho crowdfunding, ít ứng dụng phân tán hoàn toàn được đưa ra và thậm chí ít ứng dụng hơn thực sự xuất sắc. Hầu hết các dự án về Ethereum vẫn sử dụng các phần tập trung để cung cấp sản phẩm của họ.Ví dụ, một trong những trò cờ bạc dApp đầu tiên trên Ethereum có thể được sử dụng đơn giản bằng cách gửi các giao dịch đến địa chỉ hợp đồng thông minh tương ứng mà sau đó sẽ xử lí toàn bộ quá trình. Mặc dù các hợp đồng thông minh là thành phần chính của dự án nhưng nó vẫn dựa vào một trang web tập trung để hiển thị địa chỉ và cung cấp giao diện người dùng.Các dự án khác đang sử dụng Ethereum Blockchain như một trong nhiều thành phần của dự án của họ chứ không phải cho việc triển khai các dApp cụ thể. Các thành phần này có thể bao gồm các giao dịch và các lớp ưu đãi đến cơ chế phát hành cổ phiếu và các loại token có giá trị hậu thuẫn khác. Trong hầu hết các trường hợp, Ethereum không khác mấy so với một nền tảng ICO.DApps có bị lạm dụng không?Nhiều ứng dụng phân quyền đã được lợi dụng trên “sự cường điệu” dApp, sử dụng từ “phân quyền” một cách khá tự do. Giờ đây rõ ràng rằng con đường dẫn đến ứng dụng phân quyền đầy đủ sẽ mất nhiều năm. Cho đến lúc đó, có vẻ như thị trường sẽ có thể bão hòa với tất cả các token và coin ứng dụng cụ thể đang được phát hành hàng ngày.Với hầu hết các nhà phát triển tận dụng các token mới cho việc mua hàng, quảng cáo và phần thưởng trong ứng dụng, sự thiếu khả năng tương tác giữa các dApp là kết quả không thể tránh khỏi.Không chỉ sự độc quyền được xây dựng bởi các công ty như Google và Apple gây tổn hại cho các nhà phát triển và người dùng về mặt kinh tế, nó còn đem lại thêm một số vấn đề như thiếu tính minh bạch khi chấp thuận app store và thiếu sự riêng tư cho người dùng có dữ liệu được thu thập và bán mà thường không có kiến thức.Để giải quyết vấn đề này và các vấn đề vốn có trong ngành công nghiệp ứng dụng truyền thống, một trong những app store phổ biến nhất trên thế giới đã đưa ra một giao thức mới cho các ứng dụng và app store có thể là nền tảng chung cho việc phân cấp hoàn toàn.Hệ thống do cửa hàng đưa ra nhằm loại bỏ sức mạnh từ những bên trung gian như Google và Apple, những người gặt hái hầu hết những lợi ích đến từ công việc của các nhà phát triển.Con đường hướng tới phân quyềnHệ thống này cho phép các ứng dụng và cửa hàng ứng dụng trở nên hiệu quả hơn cho các nhà phát triển và người dùng. Các nhà phát triển ứng dụng cũng được hưởng lợi từ một hệ thống danh tiếng không thể thay đổi mở rộng đến tất cả các cửa hàng ứng dụng bằng cách sử dụng giao thức.Mặc dù các ứng dụng và cửa hàng ứng dụng sẽ không bao giờ được phân quyền hoàn toàn, con đường này có thể tạo ra nền tảng quan trọng cho nền kinh tế ứng dụng phân quyền. Một khi bước đầu tiên được thực hiện, những tiến bộ kỹ thuật có thể tiến hành để đảm bảo rằng những ứng dụng này có khả năng chống tấn công và kiểm duyệt 100%. [...]
Dapp là gì? Ý nghĩa của nó trong phi tập trung hóa
Những điều cần biết về blockchain Layer 1 và Layer 2Trong công nghệ blockchain, thuật ngữ “mở rộng quy mô” đề cập đến việc gia tăng tốc độ thông lượng, được đo bằng số lượng giao dịch thực hiện mỗi giây (TPS). Giờ đây, khi tiền điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, việc tạo các layer trở nên cần thiết để bảo mật mạng, lưu trữ hồ sơ tốt hơn…Layer 1 trong hệ sinh thái phi tập trung là blockchain. Mặt khác, layer 2 là sự tích hợp của bên thứ ba với layer 1 để tăng số lượng node và sau đó là thông lượng hệ thống. Hiện tại, nhiều giải pháp blockchain layer 2 đang được triển khai. Các giải pháp này sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa giao dịch.Layer 1 và Layer 2Công nghệ blockchain mang lại nhiều lợi ích như tăng mức độ bảo mật, cho phép giao dịch đơn giản hơn và giúp lưu trữ hồ sơ. Tuy nhiên, khi mức độ sử dụng trở nên phổ biến hơn, một số vấn đề dần phát sinh. Một trong những vấn đề như vậy là khả năng mở rộng.Với blockchain, mọi giao dịch trong hệ thống phi tập trung phải trải qua một số bước. Quá trình này cần lượng thời gian và sức mạnh xử lý đáng kể. Để cải thiện khả năng xử lý của blockchain, các nhà phát triển giới thiệu giải pháp mở rộng quy mô layer 2 vào cấu trúc.Tại sao khả năng mở rộng của blockchain lại quan trọng?Các chuyên gia có nhiều cách định nghĩa “khả năng mở rộng” tùy theo quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, về bản chất, khả năng mở rộng blockchain là khả năng hệ thống cung cấp trải nghiệm phong phú cho mọi người dùng, bất kể tổng số người dùng tại bất kỳ thời điểm nào.Thuật ngữ “thông lượng” đề cập đến số lượng giao dịch hệ thống xử lý mỗi giây (TPS). Trong khi các công ty/kênh thanh toán như Visa xử lý gần 20.000 TPS với mạng thanh toán điện tử VisaNet, chuỗi chính của Bitcoin chỉ có thể thực hiện từ 3 đến 7 TPS.Chênh lệch quá nhiều giữa các mức nói trên có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng tất cả đều có lý do của nó. Bitcoin sử dụng hệ thống phi tập trung, trong khi VisaNet chạy trên hệ thống tập trung. Bitcoin sử dụng nhiều sức mạnh và thời gian xử lý hơn để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Mỗi giao dịch dữ liệu phải trải qua nhiều bước, bao gồm chấp nhận, khai thác, phân phối và xác thực bởi mạng lưới node.Với việc tiền điện tử dự kiến ​​sẽ trở thành một lực lượng phải có trong thế giới kinh doanh, các nhà phát triển blockchain đang cố gắng tăng phạm vi xử lý. Bằng cách tạo nhiều layer blockchain và tối ưu hóa mở rộng quy mô layer 2, họ muốn tăng tốc thời gian xử lý và tăng số lượng TPS.Bitcoin chật vật vì thiếu khả năng mở rộngBan đầu, Bitcoin là một blockchain đơn giản để người dùng gửi và nhận tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó gặp nhiều khó khăn về khả năng mở rộng ngay từ khi thành lập, khiến mọi người trăn trở: Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày càng nhiều người bắt đầu sử dụng Bitcoin?Câu hỏi này chỉ ra một vấn đề cấp bách của mạng. Mọi hệ thống đều có lượng băng thông cụ thể và chỉ có thể xử lý tối đa số lượng giao dịch nhất định mỗi giây. Ngoài ra, mọi giao dịch trong một hệ thống phi tập trung đều phải được kiểm tra và do đó cần có không gian lưu trữ lớn.Đến năm 2021, khi Bitcoin trở nên phổ biến, câu hỏi đó được trả lời bằng thực tế là các giao dịch tràn ngập vào giao thức, dẫn đến tốc độ xử lý giảm xuống.Tại sao blockchain hiện tại cần đến công nghệ layer 2?Câu trả lời rất đơn giản: nhu cầu tăng và chi phí giao dịch cao hơn.Ví dụ, vì Ethereum có cơ chế đồng thuận nên nó cho phép đa dạng ứng dụng phi tập trung. Trong công nghệ blockchain, cơ chế đồng thuận là một hệ thống có khả năng chịu lỗi, dẫn đến các thỏa thuận về một trạng thái mạng duy nhất giữa nhiều node phân tán. Các giao thức này đảm bảo tất cả node đồng ý về giao dịch và được đồng bộ hóa. Điều này làm cho chuỗi Ethereum vô cùng khó bị ghi đè hoặc bị tấn công.Nhờ sự ổn định và bảo mật của Ethereum, cơn sốt ICO nổi lên như một hiện tượng, dẫn đến tình trạng các dự án coin mới “mọc lên như nấm” trên blockchain này. Do đó, lượng lớn người dùng và số lượng giao dịch được thực hiện trên Ethereum tăng lên. Khi hệ thống bị tắc nghẽn, phí giao dịch – hoặc phí “gas” trả cho các bên xử lý giao dịch trên mạng Ethereum – tăng lên.Khi mạng blockchain bị tắc nghẽn, các giao dịch chờ xử lý dừng lại tại pool bộ nhớ và mất nhiều thời gian hơn. Để giải quyết vấn đề, thợ mỏ bắt đầu ưu tiên giao dịch có giá gas cao hơn để xác nhận. Điều này càng làm tăng chi phí tối thiểu cần thiết để thực hiện một giao dịch.Chu kỳ tăng giá đẩy phí gas tăng chóng mặt càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với mọi người. Mở rộng quy mô layer 2 được đặt ra nhằm giải quyết vấn đề nói trên và giảm chi phí giao dịch.Vấn đề với layer 1Mạng layer 1 là một blockchain trong hệ thống phi tập trung, điển hình như Bitcoin và Ethereum.Với giải pháp mở rộng quy mô layer 1, giao thức blockchain cơ bản được thay đổi để khả năng mở rộng trở nên khả thi. Theo đó, quy tắc của giao thức được điều chỉnh để tăng dung lượng và tốc độ giao dịch. Kết quả là blockchain xử lý được nhiều dữ liệu và thu hút nhiều người dùng hơn.Mở rộng quy mô thông qua blockchain layer 1 có thể được hiểu là:– Tăng cường tốc độ xác nhận khối.– Tăng dung lượng chứa dữ liệu của một khối.Kết hợp với nhau, các giải pháp mở rộng này làm tăng thông lượng của mạng. Tuy nhiên, layer 1 dường như đang không đạt được mục tiêu mong muốn với số lượng người dùng blockchain ngày càng tăng. Dưới đây là một số bất cập của hệ thống:Giao thức đồng thuận không hiệu quảBlockchain layer 1 vẫn sử dụng cơ chế đồng thuận PoW cũ và bất tiện.Mặc dù cơ chế này bảo mật hơn các cơ chế khác, nhưng tốc độ của nó lại kìm hãm hệ thống. Cơ chế yêu cầu thợ mỏ phải sử dụng sức mạnh tính toán để giải thuật toán mật mã. Do đó, nhìn chung, nó cần nhiều sức mạnh và thời gian tính toán hơn.Giải pháp: Có thể sử dụng đồng thuận PoS để thay thế. Đây cũng chính là đồng thuận Ethereum 2.0 sẽ sử dụng. Cơ chế đồng thuận này xác nhận các khối dữ liệu giao dịch mới theo lượng staking của những người tham gia trong mạng, làm cho quá trình hiệu quả hơn.Khối lượng công việc quá tảiKhi số lượng người dùng tăng lên, khối lượng công việc trên blockchain layer 1 cũng vậy. Do đó, tốc độ xử lý và dung lượng giảm dần.Giải pháp: Giải pháp mở rộng cho vấn đề này là sharding. Nói một cách đơn giản, sharding chia nhỏ công việc xác thực và chứng thực giao dịch thành các bit nhỏ, có thể quản lý được. Do đó, khối lượng công việc được trải rộng trên mạng để tận dụng sức mạnh tính toán thông qua nhiều node hơn.Vì mạng xử lý các shard song song nên quá trình xử lý tuần tự nhiều giao dịch có thể xảy ra cùng một lúc.Giải pháp mở rộng quy mô layer 2Blockchain layer 2 hoạt động trên layer gốc để cải thiện hiệu quả. Bằng cách giảm tải giao dịch, layer 2 nhận lấy một phần gánh nặng của blockchain layer 1 và đưa giao dịch vào kiến trúc hệ thống khác.Sau đó, blockchain layer 2 xử lý giao dịch và báo cáo cho layer 1 để hoàn thiện kết quả. Vì hầu hết tải xử lý dữ liệu được trao cho kiến trúc phụ trợ liền kề này, nên tình trạng tắc nghẽn mạng được giảm thiểu: không chỉ blockchain layer 1 trở nên ít tắc nghẽn hơn mà còn có khả năng mở rộng hơn.Một ví dụ về blockchain layer 1 là Bitcoin, giải pháp mở rộng quy mô layer 2 là Lightning Network. Lightning Network xử lý giao dịch trên Bitcoin và báo cáo cho nó. Kết quả là Lighting Network tăng tốc độ xử lý trên blockchain Bitcoin. Ngoài ra, Lightning Network còn mang các hợp đồng thông minh đến blockchain layer 1 Bitcoin.Dưới đây là một số giải pháp mở rộng quy mô layer 2 khác:Blockchain lồng vào nhau (Plasma)Blockchain lồng vào nhau là một blockchain layer 2 hoạt động trên blockchain layer 1. Về cơ bản, blockchain layer 1 thiết lập các tham số trong khi layer 2 lồng vào thực thi quy trình.Có thể có một số cấp độ blockchain trên chuỗi chính, giống như cấu trúc doanh nghiệp điển hình. Thay vì để một người (ví dụ: người quản lý) thực hiện tất cả công việc, người quản lý chỉ định nhiệm vụ cho cấp dưới, người này sẽ báo cáo lại cho người quản lý khi họ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng. Bằng cách đó, gánh nặng cho người quản lý được giảm bớt trong khi khả năng mở rộng được cải thiện.OMG Plasma Project là một ví dụ, hoạt động như một blockchain layer 2 cho giao thức layer 1 Ethereum để đảm bảo các giao dịch rẻ hơn và nhanh hơn.Các kênh trạng tháiCác kênh trạng thái cho phép giao tiếp hai chiều giữa những người tham gia blockchain. Khi làm như vậy, họ có thể giảm thời gian chờ đợi vì không có bên thứ ba (ví dụ: thợ mỏ) tham gia vào quá trình này.Các kênh trạng thái hoạt động như sau:– Theo hợp đồng thông minh, những người tham gia đồng ý trước để khóa một phần của layer cơ sở.– Sau đó, họ có thể tương tác trực tiếp với nhau, loại bỏ sự cần thiết phải có thợ mỏ.– Sau khi tiến hành toàn bộ giao dịch, họ gửi trạng thái kênh cuối cùng trở lại.Cả Raiden Network trên Ethereum và Lightning Network trên Bitcoin đều là ví dụ điển hình về các kênh trạng thái. Lightning Network cho phép người tham gia thực hiện một số giao dịch vi mô trong khoảng thời gian cụ thể. Trong khi đó, Raiden cho phép người tham gia chạy các hợp đồng thông minh thông qua kênh cá nhân.Các kênh trạng thái như Lightning Network cũng hoàn toàn an toàn, vì chỉ những người tham gia mới biết về giao dịch. Mặt khác, blockchain layer 1 Ethereum ghi lại tất cả giao dịch trong một sổ cái có thể kiểm toán công khai.SidechainTương tự các kênh trạng thái như Lightning Network và hợp đồng thông minh, sidechain cũng là giải pháp mở rộng quy mô cho công nghệ blockchain layer 2. Một sidechain là một chuỗi có thể giao dịch, tạo điều kiện cho số lượng lớn các giao dịch. Nó có cơ chế đồng thuận độc lập với layer gốc. Cơ chế được tối ưu hóa để nâng cao khả năng mở rộng và tốc độ xử lý. Trong tình huống này, chuỗi chính phải xác nhận hồ sơ giao dịch, duy trì bảo mật và xử lý tranh chấp.Sidechain khác với các kênh trạng thái ở chỗ chúng công khai ghi lại tất cả giao dịch trong sổ cái. Ngoài ra, nếu một sidechain gặp phải vi phạm bảo mật, nó không ảnh hưởng đến các sidechain khác hoặc chuỗi chính của layer cơ sở.RollupsRollups là các giải pháp mở rộng quy mô blockchain layer 2 thực hiện giao dịch bên ngoài blockchain layer 1 và gửi lại dữ liệu từ các giao dịch vào đó. Vì dữ liệu nằm trên layer cơ sở nên giúp layer 1 duy trì bảo mật cho rollups.Rollups có 2 mô hình bảo mật khác nhau:– Optimistic Rollups: Các rollups này giả định giao dịch hợp lệ theo mặc định. Do đó, chúng chỉ tiến hành tính toán để phát hiện gian lận nếu có yêu cầu.– Zero-Knowledge Rollups: Các rollups này chạy tính toán off-chain, sau đó gửi bằng chứng hợp lệ cho layer cơ sở hoặc chuỗi chính.Rollups giúp tăng thông lượng giao dịch, mở rộng tham gia và giảm phí gas cho người dùng.Hạn chế của layer 1 và layer 2Phân lớp blockchain mang lại một số lợi ích. Ví dụ, lợi thế chính của các giải pháp layer 1 là nhà phát triển không phải thêm bất kỳ thứ gì vào kiến trúc hiện có, vì layer cơ sở đã được thay đổi.Trong khi đó, các giải pháp mở rộng quy mô layer 2 không can thiệp vào giao thức layer cơ sở. Ngoài ra, giải pháp này cho phép nhiều giao dịch vi mô mà không yêu cầu người dùng trả phí giao dịch cao ngất ngưởng hoặc lãng phí thời gian chờ thợ mỏ xác minh.Tuy nhiên, cả hai layer blockchain này đều có những hạn chế cần được xem xét.Bổ sung vào các giao thức hiện cóVấn đề chính với các layer blockchain là thêm chúng vào giao thức hiện có. Cả Bitcoin và Etherium đều có giá trị vốn hóa thị trường hàng tỷ đô la và người dùng giao dịch hàng triệu đô la mỗi ngày. Do đó, không có ý nghĩa gì nếu làm phức tạp quá trình thông qua coding và thử nghiệm không cần thiết, vì điều này rất tốn kém.Bộ ba vấn đề quan trọng về khả năng mở rộngVitalik Buterin, người sáng lập Ethereum, đã đưa ra thuật ngữ “bộ ba vấn đề về khả năng mở rộng” để đề cập đến việc kết hợp ba thuộc tính vốn có của một blockchain: Bảo mật, khả năng mở rộng, phân cấp.Thuật ngữ này chỉ ra rằng bất kỳ công nghệ blockchain nào cũng chỉ có thể có tối đa hai thuộc tính, không bao giờ có cả ba cùng một lúc. Do đó, công nghệ blockchain hiện tại sẽ luôn phải thỏa hiệp một trong những thuộc tính cơ bản. Ví dụ, trong khi blockchain Bitcoin tối ưu hóa sự phân cấp và bảo mật, nó đã phải thỏa hiệp về khả năng mở rộng mặc dù không có lỗi gì.Tương lai sau này của layer 1 và layer 2 là gì?Khả năng mở rộng là một trong những lý do không thể áp dụng hàng loạt tiền điện tử trong ngành công nghiệp blockchain vào lúc này. Khi nhu cầu về tiền điện tử tăng lên, áp lực mở rộng quy mô các giao thức blockchain cũng sẽ tăng lên. Vì cả hai layer blockchain đều có những hạn chế nhất định, nên giải pháp trong tương lai sẽ là xây dựng một giao thức có thể giải quyết các vấn đề nan giải về khả năng mở rộng.Kết luậnĐể giải quyết “nút thắt cổ chai” này, có hai lựa chọn có sẵn: 1) giảm thiểu vấn đề về mở rộng quy mô hoặc 2) tìm kiếm các giải pháp thay thế khả thi. Các nhà phát triển blockchain đang lựa chọn phương án thứ nhất, chuyển sang giải pháp mở rộng quy mô layer 2 trong quá trình thực hiện Ethereum 2.0.Tại thời điểm viết bài, các hệ thống blockchain vẫn đang được phát triển. Câu hỏi cấp bách cho tương lai là liệu các layer blockchain và mở rộng quy mô layer 2 sẽ là tạm thời hay lâu dài? Tính đến thời điểm này, không ai thực sự biết câu trả lời là gì. [...]
Những điều cần biết về blockchain Layer 1 và Layer 2
Enjin Coin (ENJ) là gì?Enjin Coin (ENJ) đã vượt qua những quy định cực kỳ nghiêm ngặt của đất nước Nhật Bản và đã trở thành một token gaming được chấp thuận sử dụng trên toàn quốc. Nếu bạn đang quan tâm đến ENJ cũng như nền tảng này nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, hãy đón đọc ngay bài viết sau đây nhé.Enjin Coin là gì?Enjin Coin (ENJ) chính là một nền tảng Blockchain và tiền điện tử, đồng thời nó được thiết kế để dành riêng nền công nghiệp game. Tính từ đầu năm 2020 cho tới nay, Enjin Coin hiện đã trải qua rất nhiều các đợt tăng giá tương đối mạnh. Tháng vừa qua thì ENJ hiện đã có một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, từ 0.13 USD lên tới 0.5USD, nghĩa là tăng tới 400%.Dự án này được Enjin tạo nên trên nền blockchain của Ethereum, đây là công ty đã giúp 20 triệu game thủ có thể tạo ra được các diễn đàn cũng như cộng đồng sandbox lớn mạnh xung quanh những tựa game mà họ yêu thích. Enjin Coin hiện đã mở rộng nền tảng này trở thành một trong các công cụ để phát triển game trên nền blockchain.Nền tảng ENJ còn kết hợp những hợp đồng thông minh ERC – 1155, chúng có thể hoạt động giống như là một sự kết hợp của ERC – 721 và ERC – 20. Chính điều này đã tạo nên một nền tảng cực kỳ hiệu quả giúp cho việc thiết kế game trên nền tảng blockchain dễ dàng, đồng thời làm cho ENJ trở thành một phiên bản Unreal Engine dựa vào nền blockchain.Đặc điểm, tính năng của ENJEnjin với mong muốn tạo nên một hệ sinh thái để dành riêng cho các nhà phát triển game cùng với các game thủ để họ có thể thuận tiện và dễ dàng sử dụng. Sau đây là các đặc điểm cũng như tính năng chính của ENJ:Enjin Free Website BuilderMột trong những tính năng có thể giúp cho người dùng là các nhà phát triển hoặc game thủ tạo ra một trang web hoàn toàn miễn phí ở trong nền tảng của ENJ.Website này có thể phục vụ giống như là một group chat dành cho guild hoặc là clan ở trong game, hoặc cũng có thể là một fansite dành cho game, một forum với chủ đề không cần phải liên quan tới game.Enjin coin TokenENJ Token đã được tạo nên trong nền tảng của Enjin, mục đích là giúp người dùng có thể dễ dàng mua bán, trao đổi và quản lý những tài sản trong game của mình (gồm có quần áo, thuốc, vũ khí, tiền trong game…).Tất cả các hóa ảo trong những game khác nhau đều có thể được quy về cùng một tài khoản, đồng thời quản lý trong cùng một nền tảng và trong cùng một ứng dụng, chính điều này sẽ đem lại những lợi ích một cách tối đa dành cho người dùng.Ngoài ra, nhờ có những hợp đồng thông minh mà tất cả các thông tin chi tiết về những giao dịch đều được lưu lại, không được sửa đổi. Chính vì vậy mà hai bên có thể dễ dàng trao đổi mà không cần phải gặp nhau hoặc sử dụng vật trung gian làm tin, giúp giảm thiểu tối đa được những vấn đề phí giao dịch cao hay lừa đảo.Native mobile appsEnjin đã xây dựng ứng dụng di động phù hợp với cả hệ điều hành iOS và Android, điều này có thể giúp cho người dùng dễ dàng gắn kết với các diễn đàn, nội dung website của mình mọi lúc, mọi nơi.Deep game integrationsTính năng này giúp các nhà phát triển plugin trong những trò chơi trực tuyến có thể tương thích cùng với nền tảng, có thể tận dụng được một số lượng lớn các thành viên vào nền tảng dành cho việc thu hút được người chơi.Web StoreĐây là một trong các tính năng sẽ giúp bạn tạo nên một cửa hàng cực kỳ chuyên nghiệp, tối ưu được tính năng, đồng thời tích hợp trong rất nhiều các trò chơi. Việc bán hàng hay bất kỳ thứ gì khác sẽ được hỗ trợ một cách tối đa.Các thông tin cơ bản ENJTicker: ENJ.Blockchain: Ethereum.Decimals: 18.Địa chỉ Contract: 0xf629cbd94d3791c9250152bd8dfbdf380e2a3b9c.Tiêu chuẩn Token: ERC 1155, ERC20.Loại Token: Token tiện ích (Utility Token).Cung lưu thông: 929,343,633 ENJ.Tổng cung: 1,000,000,000 ENJ.Phân bổ Token EnjinLượng token dành cho những nhà đầu tư: 73%Lượng Token dành cho team Enjin Coin: 10%Dành cho advisors: 10%.Dành cho các hoạt động Partnership và Marketing: 7%.Các chức năng chính của ENJ CoinEnjin Coin gồm có hai chức năng chính ở hệ sinh thái Enjin đó là:Chức năng quản trịKhi phát hành games, tiền tệ hay các vật phẩm để sử dụng ở trong games, thì các nhà phát triển game sẽ cần phải sử dụng đến đồng ENJ nhằm để thanh toán chi phí dịch vụ. Ngoài ra khi một loại tài sản mà được mint từ ENJ, lúc này tổng số lượng ENJ sẽ giảm trong lưu thông.Chức năng tiền tệENJ sẽ được dùng để mint tiền tệ, tài sản cùng với các privilege token ở trong game. Những tài sản này sẽ dễ dàng chuyển đổi ngược lại với ENJ bằng với tỷ giá ban đầu.Đội ngũ phát triển ENJĐội ngũ phát triển dự án Enjin Coin có rất nhiều các chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều các lĩnh vực như là công nghệ blockchain, công nghệ phần mềm, kinh doanh, tiếp thị. Những thành viên chủ chốt gồm có:CEO – Người sáng lập Enjin Maxim Blagov: Đây là vị giám đốc sáng tạo, có 15 năm kinh nghiệm thiết kế, quản lý, sáng tạo UX. Chuyên phát triển chiến lược cho những ứng dụng có khả năng tương tác lớn hay ngành công nghiệp video trò chơi.CTO – Đồng sáng lập Witek Radomski: Là người giỏi nhất trong an ninh, thiết kế phần mềm và kiểm tra, ông là người trực tiếp giám sát kỹ thuật cho Enjin trong gần một thập kỷ. Đồng thời cũng là người đứng đầu trong việc tích hợp ENJ vào hệ sinh thái chơi game trực tuyến.Cùng rất nhiều các thành viên chủ chốt khác như là Vyacheslav Volkov, Josh Woelfel và Anthony Di Iorio cũng là người đồng sáng lập nên Ethereum.Đội ngũ phát triểnLộ trình phát triển của ENJTừ ngày 21/8 tới 15/9/2017: Hoàn tất các quá trình bán EJN thuộc Presale, đem về 12 triệu USD.Từ ngày 3/10 tới 31/20/2017: Chấm dứt đợt ICO đầu tiên, thu về 23 triệu USD.Quý 4/2017: Hợp đồng thông minh cốt lõi được hoàn thiện, xây dựng một ví điện tử dành riêng cho mình có khả năng tương thích hệ điều hành.Quý 1/2018: Tính năng Efinity được nghiên cứu, phát triển. Phát hành thành công ví điện tử có khả năng tương thích với cả 2 hệ điều hành iOS và Android.Quý 2/2018: Công khai các báo cáo kiểm toán, đồng thời phát hành Plugin Minecraft cùng với SDK Unity.Quý 3/2018: Cho ra mắt tính năng tạo lập cửa hàng riêng trên nền tảng Webstore Ecommerce.Quý 4/2018: Các chức năng được hoàn thiện đầy đủ như đã công bố trước đó.Ví lưu trữ ENJ CoinCác bạn có thể lưu trữ Enjin Coin với loại ví riêng có tên là Enjin Wallet. Ngoài ra thì bạn còn có thể lưu trữ đồng coin này thông qua những loại ví có hỗ trợ tiêu chuẩn ERC 20 ví dụ như là Trezor, Ledger Nano S, MyEtherWallet…Nếu như là người thường xuyên thực hiện  các giao dịch thì bạn hoàn toàn có thể giữ ENJ trên ví điện tử của bạn. Nếu như bạn là nhà đầu tư lâu dài, đồng thời nhu cầu trading không cao thì bạn nên sử dụng những loại ví riêng.Cách sở hữu ENJ CoinHiện có 3 cách để có thể sở hữu Enjin Coin đó là:Tham gia những chương trình Bounty Program trong game.Trở thành nhà phát triển dựa trên nền tảng ENJ để có thể nhận thưởng.Mua trực tiếp đồng coin này tại những sàn giao dịch.Nên đầu tư ENJ Coin hay không?Game chính là một trong những mảng cực kỳ tiềm năng của thị trường cryptocurrency, do đó có rất nhiều những cơ hội để tăng trưởng trong thị trường này.Hiện nay thị trường đang uptrend, chính vì thế nhà đầu tư sẽ có rất nhiều những cơ hội nhằm tìm kiếm được lợi nhuận từ altcoin. Tuy nhiên thì hiện tại mức giá của ENJ so với tháng trước đó đã tăng lên gấp bốn lần, nên đầu tư vào đồng coin ENJ cũng có khá nhiều rủi ro xảy ra. [...]
Enjin Coin (ENJ) là gì?
Chào Bán Trên Sàn Lần Đầu (IEO) Là Gì?Tóm lượcIEO thường được tiến hành khi một dự án tiền mã hoá mới muốn tung sản phẩm tiền mã hoá hoặc blockchain của mình ra thị trường nhưng lại chưa có đủ số vốn cần thiết. IEO khác với Phát hành tiền mã hóa đầu tiên (ICO) ở chỗ nó có thể thực hiện được với sự trợ giúp của một sàn giao dịch tiền mã hóa, ví dụ như Binance. Các dự án có thể gây quỹ có thể tận dụng lợi thế từ cơ sở khách hàng có sẵn của sàn giao dịch và đưa token lên sàn ngay sau đó.Giới thiệuCó hàng nghìn dự án tiền mã hóa và blockchain đang tồn tại hoặc đang được phát triển. Hầu hết các dự án đều cần nguồn tài chính để duy trì hoạt động của các nhà phát triển và các cộng tác viên tham gia. Tuy vậy, không phải dự án nào cũng nhận được sự tài trợ hoặc đóng góp hào phóng từ những người lắm tiền. Thường thì sớm hay muộn, các nhà phát triển đều sẽ cần đến nguồn vốn từ bên ngoài.Đối với các nhà phát triển, có nhiều cách khác nhau để huy động vốn. Việc cố gắng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm (các VC) có thể tốn nhiều thời gian, thu được ít hoặc không có kết quả. Việc đúc tiền trước khi dự án ra mắt – được gọi là “đào-trước” – và giữ tiền trong kho chứa sẵn có thể được thực hiện, nhưng thường vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng.IEO có thể là một lựa chọn tốt trong trường hợp đội ngũ nhà phát triển có kế hoạch hành động và tập trung nhằm đưa tầm nhìn của dự án thành sự thật.IEO là gì?Như tên gọi, Chào bán trên sàn lần đầu (IEO) là việc sử dụng sàn giao dịch tiền mã hóa để huy động vốn cho một dự án mới. Việc giao dịch tài sản trên các nền tảng này là điều phổ biến, nhưng điều đó thường chỉ xảy ra sau khi các nhà phát triển đã huy động vốn thành công để bắt đầu dự án của họ. Với IEO, các nhà đầu tư nhạy bén có thể mua những tài sản này trước khi chúng có mặt trên thị trường. Với sự trợ giúp của sàn giao dịch trong việc mở bán token, người dùng đã cung cấp thông tin KYC có thể mua token trước khi token được giao dịch trên thị trường mở. Vì IEO được thực hiện bởi một sàn giao dịch, các công ty khởi nghiệp chọn con đường này phải nghiêm túc về kế hoạch hành động của họ. Trong hầu hết các trường hợp, đề xuất IEO sẽ được xem xét nghiêm ngặt bởi sàn giao dịch tham gia hỗ trợ. Nói một số cách, các sàn giao dịch đặt cược danh tiếng của mình vào các dự án IEO mà họ quyết định cung cấp.Một lần IEO được tổ chức như thế nào?Mặc dù công nghệ blockchain tương đối mới mẻ, nhưng đã có hàng nghìn công ty và nhóm khởi nghiệp tiền mã hóa đang hoạt động. Nhiều người trong số đó đang cạnh tranh để có được các nhà đầu tư tiềm năng thông qua các sự kiện ICO hoặc IEO. Khi các nhà phát triển của một dự án tiền mã hóa quyết định họ muốn tổ chức IEO, một thủ tục phức tạp phải được thực hiện, trước khi họ có thể huy động được đồng đô-la đầu tiên.Đối với nhóm dự án, họ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Trong đó, có yêu cầu về mô hình kinh doanh rõ ràng, các thành viên trong nhóm có kinh nghiệm, khả thi về mặt công nghệ và việc chuẩn bị sẵn whitepaper cho dự án cũng rất quan trọng. Tổ chức một cuộc IEO cũng giống như việc tuyên bố rằng các nhà sáng lập cam kết đi lâu dài để đạt được thành công của dự án. Ngoài ra, họ cần xác định xem lần Chào bán ban đầu của họ trên sàn sẽ có giới hạn cứng hay mềm. Một giới hạn cứng đảm bảo rằng nhà đầu tư không thể đầu tư nhiều hơn một số tiền nhất định. Một giới hạn mềm đặt ra mục tiêu ban đầu để theo đuổi mục tiêu ban đầu nhưng sau đó cho phép nhiều khoản đầu tư nhỏ giọt hơn. Một quyết định IEO được đưa ra, đội ngũ phát triển phải chọn đâu là sàn giao dịch hỗ trợ phù hợp. Binance Launchpad đã giúp cho hàng chục dự án đạt được mục tiêu gọi vốn đầu tư của họ. Một số ví dụ bao gồm BitTorrent (BTT), Band Protocol (BAND), Axie Infinity (AXS), Alpha Finance Lab (ALPHA) và WazirX (WRX). Các sàn giao dịch khác cũng đã thiết lập nền tảng IEO của riêng họ, mỗi nền tảng đều có những lợi ích, yêu cầu và nhược điểm tiềm ẩn riêng.Lí do các dự án blockchain thực hiện IEOViệc huy động vốn cho các dự án tiền mã hóa hoặc blockchain mới có thể khá khó khăn. Tương tự như bất kỳ ngành nào, có rất nhiều sự cạnh tranh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Không phải ai cũng có thể thu hút thành công vốn đầu tư thông qua các phương tiện truyền thống.IEO có thể hữu ích vì nó phục vụ những người vốn đang nắm giữ tiền mã hóa. Ngoài ra, các sàn giao dịch cũng giúp các dự án có thêm tín nhiệm khi huy động vốn. Sau tất cả, sàn giao dịch cũng đang đặt cược danh tiếng của mình bằng cách tạo điều kiện cho IEO. Mặc dù vậy, mọi người vẫn nên tự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ cam kết tài chính nào.Đối với các dự án muốn huy động tiền bằng sự trợ giúp của sàn giao dịch, IEO là một cách làm đáng để thử. Hầu hết các các Đợt chào bán token trên sàn lần đầu tiên đều “cháy hàng” rất nhanh, phụ thuộc vào tầm nhìn của dự án và các ứng dụng trong thực tế. Token của dự án cũng sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch ngay sau khi đợt mở bán kết thúc.So sánh IEO và ICO.Trên lý thuyết, khái niệm IEO khá tương đồng với ICO. Trong bong bóng ICO diễn ra vào các năm 2017- 2018 trên Ethereum, các ICO được tổ chức hàng ngày. Nhiều dự án đã huy động thành công được hàng triệu đô-la, mặc dù cũng lắm các dự án gây hiểu nhầm hay các vụ lừa đảo. Vì không có ai đứng ra kiểm định các dự án ICO, nên hình thức này dần phát triển thành IEO – phương pháp huy động vốn được nhiều người cho là đáng tin cậy hơn. Nhiều ICO đã bị phát hiện vi phạm luật chứng khoán của Hoa Kỳ, dẫn đến nhiều vụ kiện khác nhau và dẫn tới việc phải hoàn trả lại tiền cho các nhà đầu tư.Tham gia vào một ICO cũng mang lại nhiều rủi ro hơn cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phải gửi bitcoin hoặc ether vào một hợp đồng thông minh hoặc một trang web và hy vọng họ sẽ nhận được token. Bất kỳ ai có kiến thức cơ bản về hợp đồng thông minh và kỹ năng phát triển web đều có thể tạo ra một trang web bóng bẩy với một lộ trình đầy hứa hẹn và bắt đầu huy động tiền từ cộng đồng. Nhưng dự án của họ có thể khác xa so với những gì nhà đầu tư tưởng tượng và mang lại rủi ro rất lớn cho những ai đầu tư vào ICO.Trong khi đó, IEO giảm thiểu rất nhiều những rủi ro này. Các nhà đầu tư gửi tiền qua ví sàn, thay vì gửi trực tiếp đến dự án. Các dự án không trung thực hoặc các nhóm có ít ý thức kinh doanh sẽ không thể tiến hành IEO thành công, do các yêu cầu để IEO là rất nghiêm ngặt.Ngoài ra, IEO có rủi ro thấp hơn và linh hoạt hơn so với ICO. Các token sẽ được liệt kê ngay sau đó trên sàn giao dịch. Đối với các nhà đầu tư, điều này giúp họ dễ dàng thoát khỏi vị thế hơn nếu họ cảm thấy cần phải làm như vậy.Những rủi ro và cơ hội của IEOMặc dù mọi IEO đều được kiểm tra bởi sàn giao dịch tham gia, nhưng không có khoản đầu tư nào là không có rủi ro. Có thể dự án gây quỹ sẽ không thể hiện thực hóa tầm nhìn của nó. Điều này có thể diễn ra và sẽ tác động đến giá token, bất kể giá trị của nó là như thế nào khi mới phát hành bằng IEO.Như đã nói, IEO cũng là một cơ hội tốt để tạo ra lợi nhuận khi đầu tư. Việc mua sớm các token trong khi biết rằng chúng sẽ được niêm yết ngay trên các thị trường có tính thanh khoản tốt có thể tạo ra một số cơ hội. Tuy nhiên, không phải tất cả các token IEO đều sẽ tăng giá trị khi chúng bắt đầu được giao dịch.Tổng kếtTần suất IEO thấp hơn đã giúp loại bỏ một số dự án kém giá trị trong không gian tiền mã hóa và blockchain. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là hoàn hảo, nhưng có vẻ như IEO ít nhất đang đi đúng hướng.Chỉ vì là IEO, không có nghĩa là mọi người nên đầu tư vào những lần chào bán này. Hãy luôn thực hiện việc thẩm định của cá nhân bạn, bất chấp mục tiêu gây quỹ của các công ty và dự án như thế nào. Có những lợi ích khi bỏ tiền vào IEO, nhưng cũng không thể bỏ qua những rủi ro của nó.  [...]
Chào Bán Trên Sàn Lần Đầu (IEO) Là Gì?
DODO Exchange (DODO) là gì?Các sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung mang lại nhiều lợi ích, chủ yếu trong số đó là các giao dịch ẩn danh và ngang hàng. Nhưng nhiều loại rất phức tạp để sử dụng và bị cản trở bởi khối lượng giao dịch thấp. Do đó, khách hàng tìm kiếm tính thanh khoản và đơn giản thường buộc phải chuyển sang các nền tảng tập trung, vốn thiếu sự cho phép thực sự và phải chịu các quy trình đăng ký rườm rà. Và DODO exchange là một trong những lựa chọn của họ.DODO, một sàn giao dịch phi tập trung thế hệ tiếp theo hoạt động trên chuỗi khối Ethereum và Binance, được thiết kế để cung cấp tất cả các lợi thế của một nền tảng phân tán, cộng với giao diện thân thiện với người dùng và tính thanh khoản có thể so sánh với các hệ thống tập trung.DODO là gì?DODO là giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Trung Quốc và là nhà cung cấp thanh khoản trên chuỗi có thuật toán công cụ tạo lập thị trường chủ động (PMM) độc đáo nhằm mục đích đem lại thanh khoản và độ ổn định giá tốt hơn công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM).Cơ chế định giá PMM, bắt chước giao dịch của con người, sử dụng oracle để thu thập giá thị trường với độ chính xác cao cho tài sản. Sau đó, cơ chế này cung cấp đủ thanh khoản gần với các mức giá này để ổn định danh mục đầu tư của nhà cung cấp thanh khoản (LP), giảm trượt giá và loại bỏ thua lỗ tạm thời bằng cách cho phép giao dịch chênh lệch giá như một loại phần thưởng.Chức năng của dự án?Proactive Market Maker (PMM) là một thuật toán có sự hỗ trợ của tiên tri với công thức định giá nâng cao cung cấp tính thanh khoản có thể thực hiện theo hợp đồng. Các nhà giao dịch nhận được mức trượt giá thấp hơn với PMM so với Trình tạo thị trường tự động (AMM).PMM tận dụng các phép đo giá để lấy giá thị trường chính xác của tài sản làm đầu vào. Sau đó, nó nhằm mục đích cung cấp đủ thanh khoản gần với giá thị trường cho mọi tài sản. Kết quả là thanh khoản giảm nhanh chóng khi cách xa giá thị trường. Các đồ thị sau đây so sánh các đường cong giá của DODO (PMM) và Uniswap (AMM).Với mọi thứ khác đã được cố định, rõ ràng là đường cong PMM phẳng hơn đáng kể so với đường cong AMM gần giá thị trường, cho thấy khả năng sử dụng quỹ cao hơn và trượt giá thấp hơn. Giá do PMM cung cấp ưu đãi hơn AMM.Để giảm thiểu rủi ro đối tác đối với LP, DODO sẽ tự động điều chỉnh giá thị trường để khuyến khích các nhà kinh doanh chênh lệch giá tham gia và ổn định danh mục đầu tư của LP.Không giống như trong AMM, nơi Nhà cung cấp thanh khoản (LP) phải cung cấp hai tài sản, DODO cho phép các nhà cung cấp thanh khoản gửi một tài sản duy nhất, như Bancor. Điều này mang lại sự thuận tiện hơn cho Nhà cung cấp thanh khoản và loại bỏ phần lớn Tổn thất vĩnh viễn (IL).Dự án tương đồngDODO ra đời để khắc phục những vấn đề mà giải pháp AMM phải đối mặt với những thách thức về cách giải quyết sao cho hiệu quả các vấn đề như: trượt giá và tổn thất vô thường (Impermanent Loss) trên các sàn gia dịch như:UniswapSushiswapCurveDodo có gì nổi bật?Với thiết kế độc đáo PMM DODO đã mang đến nhiều điểm nổi nổi trội hơn hẳn so với các dự án tiền ảo khác cụ như:Độ trượt thấp: DODO với thiết kế PMM giúp nó có trượt giá thấp hơn nhiều do luôn bám sát giá thị trường. Rủi ro chi phí cơ hội thấp: Bởi để thực hiện Add liquidity trên Uniswap thì thường bạn phải bán bớt ETH đang sở hữu ra USDC. Khi đó thì bạn mới có thể Add Liquidity thành công đồng thời bạn mới kiếm được Incentive. Tuy nhiên khi ETH tăng giá thì số Incentive bạn đã kiếm được từ giao dịch này không bù đắp được tổn thất mất đi khi bạn đã bán ETH ở giá thấp. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng việc sử dụng thiết kế AMM sẽ làm cho rủi ro chi phí cơ hội của bạn khi giao dịch Add liquidity là khá cao.Do đó, đội ngũ phát triển của DODO đã cải tiến nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro chi phí cơ hội này. Bạn có thể thực hiện Add liquidity trên DODO ngay lập tức mà không cần bán bớt ETH để đổi lấy USDC. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng thoát khỏi pool khi Unstake ETH của mình để bán với giá cao hơn. Điều quan trọng bạn vẫn nhận được một phần phí giao dịch Incentive từ Pair ETH-USDC trên DODO.Không có tổn thất vô thường:Bạn có thể hạn chế tổn thất vô thường về 0. Đây là điều mà khi bạn thực hiện Add Liquidity trên Uniswap sẽ không bao giờ có được. Bởi vấn đề tổn thất vô thường được xem là một hạn chế cố hữu của Uniswap. Tổn thất được hiểu cơ bản là khi giá bạn thực hiện giao dịch Add Liquidity chênh quá nhiều với giá khi bạn Unstake. Khi đó, số đồng coin bạn rút ra sẽ không khớp với tỷ lệ ban đầu bạn rút ra.Ví dụ: đối với DODO, 2 Pool hoàn toàn tách biệt nhau, bạn Add liquidity 10ETH thì khi Unstake sẽ nhận lại 10 ETH, không có tổn thất nào ở đây.Ưu điểm của DODOEx đối với các trader:Mặc dù sử dụng Protocol là phi tập trung, nhưng các trader trong DODOEx sẽ được cung cấp thanh khoản gần tương đương với các nền tảng tập trung.Có sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch khác và DODOEx, từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ khoản này.Thanh lý, đấu giá và các hoạt động khác được cung cấp bởi smart contract có thể sử dụng tính thanh khoản từ DODOEx.Ưu điểm của việc sử dụng DODOEx đối với các nhà cung cấp thanh khoản LP:Không có hạn chế về tiền gửi tối thiểu.Các LP chia sẻ phí giao dịch của mạng với nhau.LP không phải chịu rủi ro về giá khi gửi token của mình.Các nhà cung cấp thanh khoản có thể sử dụng tiền của mình để tạo ra các cặp giao dịch.Roadmap – Lộ trình phát triển của dự ánQ3 2020:List thêm nhiều cặp giao dịch trên DODO Zoo Market.Tích hợp với ví lưu trữ riêng.Bắt đầu cho phép Liquidity mining.Phát hành token DODO.Hỗ trợ Binance Smart Chain cho niêm yết tài sản ban đầu mới trên DODO.Q4 2020:Triển khai cho phép swap chéo giữa các cặp giao dịch.Khởi chạy DODO Wild Market trên Ethereum.2021:Thiết lập Risk Control DAO và Risk parameters.Thiết lập Earn DAO, phân phối doanh thu cho những Maintainers.Mục tiêu cuối cùng:Thiết lập Admin DAO: dành trọn quyền điều hành DODO cho cộng đồng.Team – Đội ngũ phát triểnDODOEx, được thành lập bởi 3 người rất có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp blockchain, họ là những người có sức ảnh hưởng lớn trong Cộng đồng DeFi của Trung Quốc:Mingda Lei: Một kiến trúc sư đứng sau thuật toán Market-marking. Ông là Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Bắc Kinh. Ông từng làm việc cho một dự án DeFi có trụ sở tại Trung Quốc có tên là DDEX với tư cách là nhà phát triển chính của dự án.Qi Wang: Người đồng sáng lập thứ hai là Qi Wang. Ông là người sáng lập DOS Network, một dự án Oracle 2 layer có trụ sở tại Trung Quốc. Trước khi tham gia vào ngành công nghiệp tiền điện tử, Wang từng là nhà phát triển phần mềm cho các công ty như Pure Storage và Oracle.Diane Dai: Người đồng sáng lập thứ ba, Diane Dai, cô đã bắt đầu kênh Subscription-based WeChat đầu tiên tập trung vào DeFi ở Trung Quốc có tên là DeFi Labs.Các nhà đầu tư & các đối tácNgoài đội ngũ team có ảnh hưởng lớn, DODOEx còn được hỗ trợ bởi nhiều nhà đầu tư nổi tiếng như Framework Ventures, DeFiance Capital, Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, Alameda Research, SevenX Ventures…Các trường hợp sử dụng mã thông báoDODO là được dùng để quản trị hệ sinh thái của DODO và phần thưởng cho Liquidity mining. Cơ cấu quản trị của DODOEx bao gồm 3 tổ chức tự trị phi tập trung (DAO): Governance, risk control (kiểm soát rủi ro) và earn (kiếm tiền)Cụ thể hơn về việc quản trị hệ sinh thái, DODO chia quá trình này thành 3 giai đoạn:Admin DAO (cuối 2021): Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cao nhất. Nó giám sát toàn bộ hệ sinh thái DODO và có thể thực hiện các thay đổi đối với cách hoạt động của hai DAO khác.Risk Control DAO (2021): DAO kiểm soát rủi ro xử lý các tính năng rủi ro của hệ thống.Earn DAO (2021): DAO này có nhiệm vụ quản lý cách phân phối thu nhập trên nền tảng DODO.Thông tin cơ bản về DODO tokenToken Name: DODO Token.Ticker: DODO.Blockchain: Ethereum.Contract: 0x43dfc4159d86f3a37a5a4b3d4580b888ad7d4ddd.Token type: Governance.Token Standard: ERC-20.Total Supply: 1,000,000,000 DODO.Circulating Supply: 130.579.796 DODO Cách phân bổ token DodoTổng cung token DODO là 1 tỷ (1.000.000.000). Hiện có 110,551,965 triệu đồng coin đang được lưu hành.Tổng cung DODO sẽ được phân bổ như sau:15% cho đội ngũ cốt lõi/nhân sự trong tương lai/cố vấn16% cho nhà đầu tư1% cho khoản dự phòng thanh khoản ban đầu (IDO)8% cho hoạt động vận hành/tiếp thị/quan hệ đối tác60% cho thưởng khuyến khích cộng đồngLịch trả tokenCommunity Incentives (60%): Liquidity Mining Reward – sẽ được phân phối cho supporter của DODO, những người tham gia vào giao thức. (8.25 DODO per block). (600.000.000 DODO)Investors (16%):Seed Sale Investors: Khóa 1 năm, trả dần trong 2 năm sau đó. (60,000,000 DODO)Private Sale investors: TGE 10%, 90% còn lại trả dần trong vòng 1 năm. (100.000.000 DODO)Core Team/Future Hires/Advisors (15%): Khóa 1 năm, trả dần trong 2 năm sau đó. (150.000.000 DODO)IDO (1%): TGE 100% (10.000.000 DODO)8% token được DODOEX Foundation dành riêng cho các hoạt động operations, marketing, partnership, exchange listing hoặc sử dụng trong tương lai. (80.000.000 DODO)Tỷ giá DoDo token hiện tạiDODODODO / USD$1.53(4.51%)Market Cap Rank#250Market Cap$237,101,96624H Volume$56,401,31824H High/Low$1.59/$1.43Powered by CoinGeckoView DODO Price ChartMua bán DoDo ở đâu?DODO đang được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch như: Dodo exchange, MXC, Uniswap, Hotbit, 1Inch, Binance, Pancakeswap, gate.io, VCC exchange …Cộng đồngWebsite: https://dodoex.io/  Twitter: https://twitter.com/BreederDodoTelegram: https://t.me/dodoex_officialMedium: https://medium.com/dodoexKết luậnDODOEx được thành lập bởi những người trong ngành công nghiệp blockchain, những người có sức ảnh hưởng lớn trong Cộng đồng DeFi của Trung Quốc: Mingda Lei, Qi Wang và Diane Dai. Bên cạnh đó, DODO Exchange được hỗ trợ bởi những nhà đầu tư rất lớn gồm: Framework Ventures, DeFiance Capital, Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, Alameda Research, SevenX Ventures và hơn thế nữa.Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án DODOEx và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án. [...]
DODO Exchange (DODO) là gì?
Litentry (LIT) là gì?Litentry là gì?Litentry là giao thức tổng hợp thông tin cá nhân phi tập trung.Litentry được xây dựng trên substrate framework với mục tiêu hỗ trợ DID aggregation, verification và credit calculation (điểm tín dụng). Dự án hướng đến tích hợp tiêu chuẩn DID vào identity service.Litentry mobile application sẽ là phương tiện cho người dùng thu thập các decentralized identity (thông tin cá nhân phi tập trung) của họ và tự quản lý các thông tin đó.DID là gì?DID (là viết tắt của Decentralized Identifier) là một tiêu chuẩn của W3C. DID là một đường dẫn URL đến một identity document (hồ sơ thông tin cá nhân). Litentry được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?Hiện nay, người dùng không có quyền quyết định với thông tin cá nhân của mình trên các nền tảng Internet tập trung như Google hoặc Facebook. Các thông tin này sẽ được tận dụng theo hướng có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ, và không mang lại bất cứ lợi ích gì cho người dùng.Litentry giải quyết các vấn đề trên như thế nào?Litentry sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề trên và giới thiệu cơ chế tổng hợp thông tin người dùng theo cách bảo mật nhất:Litentry sử dụng DID làm cơ sở cho các tài liệu nhận dạng. Dự án lưu trữ DID và identity document vào các identity pool, với identity document được mã hóa và lưu trữ trong bộ lưu trữ phi tập trung, đảm bảo rằng không có dữ liệu riêng tư nào được lưu trữ trên một node duy nhất trong mạng lưới.Litentry sẽ chọn ngẫu nhiên identity document của một người được ẩn danh từ on-chain identity pool và dữ liệu được cung cấp bởi nhân viên ngoài chuỗi. Người mua không có quyền truy cập vào các identity document khác trong identity pool mà chỉ có DID của người phù hợp.Điểm nổi bật của LitentryIdentity Staking (Quy trình đưa identity document vào mạng lưới)Người dùng có thể chọn loại thông tin mà mình muốn stake vào Identity Pool.Sau khi chọn xong, các identity document đó sẽ được gửi tới các identity guardian (người kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của thông tin cá nhân trong mạng lưới). Tại đây sẽ có 3 cách xử lý identity document:Nếu một trong những Iidentity guardian từ chối quá trình staking thì identity document sẽ không được đưa vào hệ thống. Identity guardian sẽ không nhận được phần thưởng từ hệ thốngNếu tất cả identity guardian chấp nhận identity document thì DID sẽ được đưa tới identity pool. Identity guardian sẽ nhận được phần thưởng từ hệ thốngNếu tất các identity guardian chấp nhận identity document đó. Nhưng sau này hệ thống phát hiện có thông tin đáng ngờ trong các identity document đó, phần thưởng của identity guardian từ hệ thống sẽ bị cắt giảm. Privacy ProtectionPrivacy Protection là vấn đề rất quan trọng với dự án Litentry. Litentry bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng bằng các cách sau:Identity document được staking sẽ được lưu trữ tại ổ lưu trữ phi tập trung và được mã hoá bởi node’s public key.Quá trình xử lý identity document sẽ được thực hiện bởi các nhân viên ngoài chuỗi.Chỉ có DID được lưu trữ trên chuỗi, và chỉ có DID được gửi đến những người có nhu cầu mua các thông tin cá nhân tương ứng.Identity guardian sẽ xử lý identity document trong TEE environment. Họ sẽ có nhiệm vụ bảo mật thông tin cá nhân của người dùng, nếu không họ sẽ bị giảm bớt phần thưởng từ mạng lưới.Thông tin cơ bản về Litentry (LIT)Token name: LitentryTicker: LITĐịa chỉ Contract: updatingTiêu chuẩn token: BEP-20 và ERC-20Loại Token: Utility TokenTotal supply: 100,000,000 LITInitial circulating supply: 18,000,000 LITBinance launch pool allocation: 3,000,000 LITToken Allocation3% sẽ được phân phối thông qua Binance Launchpool8% sẽ được bán cho nhà đầu tư thông qua vòng seed sale12% sẽ được bán cho các nhà đầu tư chiến lược15% sẽ được phân phối chi team phát triển dự án48% sẽ được phân phối cho các vòng đấu giá parachain và phát triển hệ sinh thái17% sẽ được dành cho việc xây dựng dự ánToken Release ScheduleLIT token dùng để làm gì?Phương tiện thanh toán: khi người dùng muốn mua identity thì họ phải thanh toán bằng LITTrả thưởng: các bên thứ ba hỗ trợ dự án index identity database sẽ nhận được phần thưởng bằng LIT token.Staking: stake một lương LIT token nhất định để trở thành Identity registrar.Thế chấp: sử dụng như một tài sản thế chấp trong các giao thức Defi lending & borrowing.Ví lưu trữ LitentryLitentry là token ERC20 và BEP20, nên các bạn có thể chọn các loại ví sau để lưu trữ khi token chính thức list sàn:Ví sànVí ETH phổ biến: metamask, Myetherwallet, Trustwallet, Mycrypto.Ví lạnh: Ledger, Trezor.Cách kiếm và sở hữu LITBinance vừa cho ra mắt yield farming  LIT token trên Binance Launchpool.Dưới đây là các thông tin cơ bản mà các bạn cần biết trước khi tham gia:LIT Launchpool Details:Token Name: Litentry (LIT)Launchpool token rewards: 3,000,000 LIT (3.00% of Total Supply)Smart Contract Addresses: LIT (ERC-20) , LIT (BEP-20)Staking Terms: No upper limit. No KYC requiredSupported Pools:Stake BNB: 1,800,000 LIT in rewards (60%)Stake BUSD: 300,000 LIT in rewards (10%)Stake DOT: 900,000 LIT in rewards (30%)Thời gian farming: 29/1/2021 đến 27/2/2021 Mua bán LIT ở đâu?Hiện tại LIT chưa chính thức list sàn, chỉ có sàn giao dịch Lbank list không chính thức token này. Các bạn nếu muốn giao dịch token này nên chờ thông tin chính thức từ dự án, không nên giao dịch trên Lbank để tránh các tổn thất tài sản không đáng có.RoadmapTổng kếtLitentry là dự án tiên phong trong mảng decentralized identity protocol, đã được audit để đảm bảo tính bảo mật của dự án. Ngoài ra, dự án cũng được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư lớn và đặc biệt là Web3 Foundation, tổ chức đứng sau nhiều dự án thành công với giá được đẩy lên rất cao trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, dự án mới chỉ trong giai đoạn đầu của sự phát triển và sẽ còn cần rất nhiều thời gian để dự án hoàn thành những gì mà team dev nêu ra. Qua bài viết này chắc các bạn đã hiểu được phần nào về dự án và có được quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc các bạn thành công. [...]
Litentry (LIT) là gì?
Testnet & Mainnet là gì?Testnet và Mainnet là những thuật ngữ quen thuộc trong giới crypto hay đặc biệt trong các dự án ICO. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ về hai thuật ngữ này thì không phải là điều dễ dàng. Dù vậy, khi bạn đã và đang học hỏi và tìm hiểu về vấn đề đầu tư tiền ảo thì bạn cần hiểu rõ “Testnet là gì?” và “Mainnet là gì?” trước khi đọc hiểu 1 dự án ICO. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Testnet và Mainet.Testnet là gì?Testnet (mạng thử nghiệm) là một phiên bản Blockchain dành cho các developer thử nghiệm các tính năng mới mà không gây ảnh hưởng đến Blockchain Bitcoin. Khi các nhà phát triển mong muốn giới thiệu một coin khác với các thay đổi về tính năng so với Blockchain Bitcoin, họ phải đảm bảo phiên bản này đã được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được đưa vào chạy chính thức. Điều này được xem là khá dễ dàng đối với Testnet, một phiên bản thay thế của Blockchain Bitcoin.Bất cứ coin mới nào cũng phải cần một Testnet để thử nghiệm các tính năng mới nhằm đảm bảo việc thực hiện các giao dịch trên mạng an toàn đúng như mong đợi.Mainnet là gì?Mainnet (mạng chính thức) là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi đã thử nghiệm testnet thành công. Hiểu đơn giản hơn, Mainnet như Main Network là mạng lưới chính. Khi một coin phát hành Mainnet tức đồng coin này đã có Blockchain riêng mà không phụ thuộc vào blackchain của bất cứ coin nào khác (Bitcoin, Ethereum,..), với nền tảng ví riêng, có thể giao dịch gửi/nhận token, và bất cứ ai cũng có thể phát hành một token mới dựa trên Blockchain riêng này.Tương tự như testnet hay các framework mã nguồn mở, các mainnet có thể được thay đổi bất cứ khi nào các team dự án hay cộng đồng crypto quyết định cập nhật hay sửa đổi.Tầm quan trọng của Mainnet và Testnet đối với một dự án Coin ICOICO được xem là nơi nắm giữ cơ hội đầu tư lớn nhất trong giới crypto hiện nay. Nhiều người sau khi mua token của dự án nhưng vẫn không biết theo dõi tiến triển của dự án để quyết định có nên Hold lâu dài hay không. Khi bắt đầu tìm hiểu về một dự án ICO, điều đầu tiên cần xem xét là Whitepaper của dự án. Trong trong bản whitepaper này, phần RoadMap (lộ trình phát triển) sẽ được phân bổ để thử nghiệm Testnet và phát hành Mainnet, nếu dự án thử nghiệm Testnet thành công rồi phát hành Mainnet thì giá của đồng coin này dĩ nhiên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, bạn cần phải có niềm tin ở đội ngũ phát triển để dự đoán tiềm năng trong tương lại của đồng coin và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.Cuối cùng, bước quan trọng nhất trước khi tham gia đầu tư là phải tìm hiểu thật kỹ dự án thông qua đội ngũ phát triển. [...]
Testnet & Mainnet là gì?
Khai thác (đào) tiền điện tử là gì?Đào tiền điện tử là một trong những yếu tố chính cho phép tiền điện tử hoạt động như là một mạng lưới phi tập trung ngang hàng mà không cần đến sự điều hành của một tổ chức tập trung bên thứ ba.Nó là một quá trình trong đó các giao dịch giữa những người dùng được xác thực và thêm vào sổ cái công khai trên blockchain và quá trình này cũng đưa các đồng tiền mới vào dòng tiền đang lưu thông.  Tiền điện tử được đào như thế nào?Thợ đào là một node trong mạng, thợ đào thu thập các giao dịch và tổ chức chúng thành các khối. Bất cứ khi nào các giao dịch được thực hiện, node người đào nhận được và xác thực các giao dịch, thêm chúng vào vùng bộ nhớ và bắt đầu sắp xếp chúng thành một khối gồm nhiều giao dịch.Bước đầu tiên trong quá trình đào một khối là băm mỗi giao dịch trong vùng bộ nhớ.Trước khi bắt đầu quá trình, node thợ đào thêm một giao dịch trong đó họ sẽ tự gửi cho mình phần thưởng của quá trình đào. Giao dịch này được gọi là giao dịch “coinbase”, đó là giao dịch trong đó các coin đầu tiên được tạo ra và trong nhiều trường hợp là giao dịch đầu tiên trong một khối mới.Sau khi mỗi giao dịch đã được băm, những mã băm này được tổ chức thành một cái gọi là Merkle Tree hay một cây mã băm, tức là chúng được tổ chức thành các cặp và rồi được băm một lần nữa cho đến khi đi tới “ngọn cây”, còn được gọi là mã băm gốc hoặc gốc Merkle.Mã băm gốc cùng với mã băm của khối trước nó và một số ngẫu nhiên gọi là tham số nonce sau đó được đặt vào tiêu đề của khối. Sau đó, tiêu đề khối được băm và tạo thành một mã số là số nhận dạng khối. Số nhận dạng khối phải nhỏ hơn một giá trị đích nào đó mà giao thức đặt ra. Nói cách khác, mã băm tiêu đề khối phải bắt đầu bằng một vài số 0.Giá trị đích này, còn được gọi là độ khó mã băm, tỷ lệ, đảm bảo rằng tốc độ tạo các khối mới tỉ lệ với công suất băm trong mạng.Các thợ đào tiếp tục băm tiêu đề nhiều lần nữa bằng cách lặp lại qua tham số nonce cho đến khi một thợ đào trong mạng tạo ra một mã băm hợp lệ. Khi tìm thấy một giá trị băm hợp lệ, node tìm thấy giá trị băm đó sẽ gửi khối đó tới mạng. Tất cả các node khác sẽ kiểm tra xem liệu mã băm đó có hợp lệ không và thêm khối đó vào bản sao blockchain của họ và chuyển sang đào khối tiếp theo.Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp hai thợ đào gửi một khối hợp lệ cùng một lúc và có hai khối cạnh tranh nhau trên mạng. Các thợ đào bắt đầu đào khối tiếp theo dựa trên khối họ nhận được trước. Sự cạnh tranh giữa các khối này sẽ tiếp tục cho đến khi khối tiếp theo được đào dựa trên một trong hai khối cạnh tranh. Khối bị từ chối được gọi là orphan block (khối mồ côi) hoặc stale block (khối cũ). Các thợ đào ra khối này sẽ quay lại khai thác chuỗi của khối chiến thắng.Mỏ đàoMặc dù khối phần thưởng được trao cho thợ đào đã phát hiện ra mã băm hợp lệ đầu tiên, nhưng xác suất để một thợ đào có thể tìm thấy mã băm tương ứng với phần công suất đào của họ trong tổng công suất đào trên mạng. Những thợ đào với công suất đào chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng công suất có cơ hội tự tìm ra khối tiếp theo rất thấp. Các mỏ đào được tạo ra để giải quyết vấn đề này, các mỏ là tổng hợp các tài nguyên của các thợ mỏ – những người chia sẻ sức mạnh xử lý của họ qua mạng – để chia phần thưởng bằng nhau cho tất cả mọi người trong mỏ đào dựa vào số lượng công việc họ đóng góp vào xác suất tìm ra một khối. [...]
Khai thác (đào) tiền điện tử là gì?
Phương pháp WyckoffNội dungPhương pháp Wyckoff là gì?Ba quy luật của WyckoffQuy luật cung cầuQuy luật nguyên nhân và hệ quảQuy luật nỗ lực so với kết quảQuy luật về người vận hành đằng sauTích lũyTăng giáPhân phốiGiảm giáSơ đồ WyckoffSơ đồ giai đoạn tích lũySơ đồ giai đoạn phân phốiPhương pháp Wyckoff có hiệu quả không?Cách tiếp cận năm bước của WyckoffKết luận Phương pháp Wyckoff là gì?Phương pháp Wyckoff được phát triển bởi Richard Wyckoff vào đầu những năm 1930. Phương pháp này bao gồm một loạt các nguyên tắc và chiến lược ban đầu được thiết kế cho giới giao dịch và các nhà đầu tư. Wyckoff đã dành nhiều nặm để giảng dạy và các công trình của ông có ảnh hưởng lớn đến các lý thuyết phân tích kỹ thuật (TA) hiện đại. Phương pháp Wyckoff ban đầu được áp dụng cho thị trường chứng khoán, nhưng giờ đây nó được áp dụng cho tất cả các loại thị trường tài chính.Nhiều công trình của Wyckoff được lấy cảm hứng từ các phương pháp giao dịch của các nhà giao dịch lừng lẫy khác (đặc biệt là Jesse L. Livermore). Ngày nay, Wyckoff được đánh giá ngang hàng với những người có tầm ảnh hưởng khác, như Charles H. Dow, và Ralph N. Elliott.Wyckoff đã sáng tạo một số lý thuyết và kỹ thuật giao dịch dựa trên nền tảng nghiên cứu sâu rộng. Bài viết này giới thiệu tổng quát về các công trình của ông. Nội dung của bài viết bao gồm:Ba quy luật cơ bản của Wyckoff;Khái niệm về người vận hành đằng sau (composite man);Một phương pháp để phân tích biểu đồ (Sơ đồ Wyckoff);Một phương pháp tiếp cận thị trường gồm 5 bước.Wyckoff cũng đã phát triển các Thử nghiệm Mua và Bán cụ thể, cũng như một phương pháp đồ thị duy nhất dựa trên biểu đồ Điểm và Hình (P&F). Mặc dù các thử nghiệm giúp nhà giao dịch phát hiện các điểm để tham gia thị trường tốt hơn, phương pháp P&F được sử dụng để xác định các mục tiêu giao dịch. Tuy nhiên, bài viết này sẽ không đi sâu vào hai chủ đề này.Ba quy luật của WyckoffQuy luật cung cầuQuy luật đầu tiên quy định rằng giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung và giảm trong trường hợp ngược lại. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thị trường tài chính và chắc chắn không phải là quy luật riêng trong các công trình của Wyckoff. Chúng tôi có thể biểu diễn quy luật đầu tiên bằng ba phương trình đơn giản:Cầu > Cung = Giá tăngCầu < Cung = Giá giảmCầu = Cung = Giá hầu như không đổi ( biến động ít)Nói cách khác, quy luật đầu tiên của Wyckoff chỉ ra rằng cầu vượt quá cung sẽ khiến giá tăng vì số người mua lớn hơn số người bán. Nhưng, trong trường hợp người bán nhiều hơn người mua, cung sẽ vượt cầu và điều đó sẽ khiến giá giảm.Nhiều nhà đầu tư sử dụng Phương pháp Wyckoff và so sánh các xu hướng giá và khối lượng giao dịch để có thể hình dung rõ hơn mối quan hệ giữa cung và cầu. Điều này giúp họ có thể dự đoán các biến động thị trường trong tương lai.Quy luật nguyên nhân và hệ quảTheo quy luật này, sự khác biệt giữa cung và cầu không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của nhiều giai đoạn chuẩn bị cũng như các sự kiện cụ thể. Theo Wyckoff, giai đoạn tích lũy (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn tăng giá (hệ quả). Ngược lại, giai đoạn phân phối (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn giảm giá (hệ quả).Wyckoff đã áp dụng một kỹ thuật vẽ đồ thị độc đáo để ước tính các tác động mà một nguyên nhân có thể gây ra. Nói cách khác, ông đã tạo ra các phương pháp xác định mục tiêu giao dịch dựa trên các giai đoạn tích lũy và phân phối. Điều này giúp ông có thể ước tính xu hướng thị trường có thể kéo dài bao lâu sau khi thoát khỏi vùng hợp nhất hay phạm vi giao dịch (trading range).Quy luật nỗ lực so sánh với kết quảQuy luật thứ 3 của Wyckoff tuyên bố rằng những thay đổi về giá của tài sản là kết quả của các nỗ lực và được thể hiện bằng sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Nếu giá tài sản biến động theo cách hòa hợp với khối lượng giao dịch, có nhiều khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Nhưng, nếu khối lượng giao dịch và giá tài sản có sự khác biệt đáng kể thì xu hướng thị trường có khả năng dừng lại hoặc đổi hướng. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng rằng thị trường Bitcoin bắt đầu hợp nhất với khối lượng giao dịch rất cao sau một thời gian giảm giá kéo dài. Khối lượng giao dịch lớn cho thấy một nỗ lực lớn, nhưng nếu thị trường có xu hướng đi ngang (biến động ít) cho thấy nỗ lực nhỏ. Vì vậy, có rất nhiều giao dịch mua bán Bitcoin trên thị trường, nhưng giá không giảm nhiều. Tình huống như vậy có thể chỉ ra rằng xu hướng giảm giá có thể kết thúc, và thị trường sắp chuyển hướng.Quy luật về người vận hành đằng sauWyckoff đã đưa ra ý tưởng về người vận hành đằng sau (composite man hoặc composite operator) như một nhân vật tưởng tượng đứng sau thị trường. Ông đề xuất rằng các nhà đầu tư và nhà giao dịch nên nhìn nhận thị trường chứng khoán như thể có một thực thể duy nhất đang kiểm soát thị trường này. Điều này sẽ giúp họ có thể dễ dàng theo dõi các xu hướng của thị trường.Về bản chất, người vận hành đằng sau chính là thế lực đại diện cho tất cả những người chơi lớn nhất (những người có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường), chẳng hạn như những người giàu có và các nhà đầu tư là các tổ chức. Thị trường sẽ luôn vận động theo cách có lợi nhất cho người vận hành đằng sau này và để đảm bảo người vận hành này luôn có thể mua vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao. Hành vi của người vận hành đằng sau thường ngược lại hành vi của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân, mà theo quan sát của Wyckoff thường là sự thua lỗ. Nhưng theo Wyckoff, người vận hành đằng sau sử dụng một chiến lược có thể dự đoán được phần nào, bởi vậy các nhà đầu tư có thể học hỏi từ các chiến lược đó.Hãy sử dụng khái niệm về người vận hành đằng sau để mô tả một phiên bản đơn giản về chu kỳ thị trường. Một chu kỳ như vậy bao gồm bốn giai đoạn chính: tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá.Tích lũyNgười vận hành đằng sau tích lũy tài sản trước hầu hết các nhà đầu tư. Giai đoạn này thường được thể hiện dưới dạng một thị trường có xu hướng đi ngang. Việc tích lũy này được thực hiện dần dần để tránh việc giá tăng hoặc giảm đáng kể.Tăng giáKhi người vận hành đằng sau đã nắm giữ đủ cổ phiếu và lực bán ra gần cạn kiệt, anh ta sẽ bắt đầu đẩy thị trường lên. Một cách tự nhiên, xu hướng mới nổi này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và khiến nhu cầu tăng lên.Trong thời kỳ thị trường tăng giá có thể xảy ra một số giai đoạn tích lũy. Chúng ta có thể gọi chúng là các giai đoạn tái tích lũy , trong đó giá tạm dừng tăng và đi ngang trong một thời gian, trước khi tiếp tục tăng giá.Thị trường tăng giá thúc đẩy các nhà đầu tư khác mua vào. Cuối cùng, ngay cả những người bình thường cũng trở nên hào hứng và tham gia vào thị trường. Tại thời điểm này, cầu lớn hơn cung.Phân phốiTrong giai đoạn tiếp theo, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các tài sản của mình. Anh ta bán các tài sản sinh lời của mình cho những người tham gia thị trường muộn. Thông thường, giai đoạn phân phối được đánh dấu bằng một xu hướng đi ngang của thị trường, trong đó các nhu cầu mua vào được thỏa mãn cho đến khi không còn nhu cầu nữa.Giảm giáNgay sau giai đoạn phân phối, thị trường bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Nói cách khác, sau khi người vận hành đằng sau đã bán một lượng lớn các phiếu của mình, anh ta bắt đầu đẩy thị trường xuống. Cuối cùng, cung trở nên lớn hơn nhiều so với nhu cầu và thị trường giảm giá.Tương tự như giai đoạn tăng giá, trong giai đoạn giảm giá, thị trường cũng có thể có các giai đoạn phân phối lại. Về cơ bản, đây là những giai đoạn hợp nhất ngắn hạn giữa các đợt giảm giá lớn. Trong đó có thể bao gồm các giai đoạn hồi phục tạm thời (Dead Cat Bounces) hoặc cái gọi là bẫy tăng giá (bull trap), trong đó một số người mua bị đánh lừa tin tưởng rằng thị trường sẽ đổi hướng nhưng điều đó đã không xảy ra. Khi giai đoạn giảm giá kết thúc, một giai đoạn tích lũy mới sẽ bắt đầu.Sơ đồ WyckoffSơ đồ giai đoạn tích lũy và giai đoạn phân phối có lẽ là các kết quả phổ biến nhất trong các công trình của Wyckoff – ít nhất là trong phạm vi cộng đồng tiền điện tử. Những mô hình này chia các giai đoạn Tích lũy và Phân phối thành các giai đoạn nhỏ hơn, từ giai đoạn A đến giai đoạn E cùng với nhiều Sự kiện Wyckoff, được mô tả ngắn gọn dưới đây.Sơ đồ tích lũyGiai đoạn ALực bán ra giảm, và xu hướng giảm giá của thị trường bắt đầu chậm lại. Giai đoạn này thường được đánh dấu bằng sự gia tăng khối lượng giao dịch. Hỗ trợ sơ bộ (Preliminary Support) chỉ ra rằng thị trường xuất hiện một số lượng người mua, nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn thị trường đi xuống. Đỉnh bán (Selling Climax-SC) được hình thành bởi một hoạt động bán mạnh mẽ khi các nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây thường là một điểm có độ biến động cao, trong đó việc bán ra do hoảng loạn tạo ra một thị trường dưới dạng đồ thị hình nến và bấc lớn. Thị trường nhanh chóng đi lên, hoặc Hồi phục tự động (Automatic Rally-AR), do cầu nhanh chóng theo kịp cung. Nói chung, phạm vi giao dịch (TR) của Sơ đồ giai đoạn tích lũy được xác định bởi khoảng cách giữa đáy là điểm SC và đỉnh là điểm AR.Như có thể thấy từ tên gọi của nó, Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường giảm xuống gần khu vực SC để thử nghiệm liệu xu hướng giảm giá đã thực sự kết thúc hay chưa. Tại thời điểm này, khối lượng giao dịch và biến động thị trường không lớn. Mặc dù ST thường tạo điểm đáy ở mức thấp hơn so với SC, nhưng điều này không phải luôn luôn như vậy.Giai đoạn BDựa trên Luật nguyên nhân và hệ quả của Wyckoff, Giai đoạn B có thể được coi là Nguyên nhân dẫn đến Hệ quả. Về cơ bản, Giai đoạn B là giai đoạn hợp nhất, trong đó Người vận hành đằng sau tích lũy một số lượng tài sản lớn nhất. Trong giai đoạn này, thị trường có xu hướng thử nghiệm cả mức cầm cự và mức hỗ trợ của phạm vi giao dịch.Có thể có nhiều Thử nghiệm thứ cấp (ST) trong Giai đoạn B. Trong một số trường hợp, chúng có thể tạo ra các đỉnh cao hơn (bẫy tăng giá) và đáy thấp hơn (bẫy giảm giá) so với các điểm SC và AR của Giai đoạn A.Giai đoạn CMột giai đoạn tích lũy C điển hình bao gồm một điểm được gọi là Nhảy vọt (spring). Đây thường là cái bẫy cuối cùng trước khi thị trường bắt đầu đạt đến các đáy ở mức cao hơn. Trong Giai đoạn C, người vận hành đằng sau đảm bảo rằng thị trường còn rất ít nguồn cung, tức là những nhà đầu tư nếu nắm giữ các tài sản đã bán ra. Điểm nhảy vọt này thường phá vỡ các mức hỗ trợ để ngăn chặn các nhà giao dịch và đánh lừa nhà đầu tư. Đây có thể là một nỗ lực cuối cùng để mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn trước khi thị trường tăng giá trở lại. Đây là bẫy giảm giá để các nhà đầu tư bán lẻ bán ra các cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mức hỗ trợ vẫn có hiệu quả và điểm nhảy vọt đơn giản là không xảy ra. Nói cách khác, có thể có các Sơ đồ tích lũy bao gồm tất cả các yếu tố khác nhưng không có điểm Nhảy vọt. Tuy nhiên, sơ đồ tổng thể vẫn tiếp tục có hiệu lực.Giai đoạn DGiai đoạn D thể hiện quá trình chuyển tiếp từ Nguyên nhân sang Hệ quả. Nó nằm giữa vùng tích lũy (Giai đoạn C) và sự phá vỡ phạm vi giao dịch (Giai đoạn E). Thông thường, trong Giai đoạn D, thị trường có khối lượng giao dịch và biến động lớn. Nó thường có Sự hỗ trợ điểm gần nhất ((Last Point Support (LPS)), khiến thị trường giảm sâu hơn trước khi tăng giá. LPS thường xuất hiện trước khi xảy ra sự phá vỡ các mức kháng cự, từ đó khiến thị trường đạt đến các mức giá cao hơn. Điều này cho thấy Các dấu hiệu sức mạnh ((Signs of Strength (SOS), khi các mức kháng cự trước đó trở thành các mức hỗ trợ hoàn toàn mới.Có thể có nhiều hơn một hỗ trợ điểm gần nhất (LPS) trong Giai đoạn D. Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch thường tăng lên trong khi thử nghiệm các dòng hỗ trợ mới. Trong một số trường hợp, giá có thể tạo ra một vùng hợp nhất nhỏ trước khi có thể phá vỡ phạm vi giao dịch lớn hơn và chuyển sang Giai đoạn E.Giai đoạn EGiai đoạn E là giai đoạn cuối cùng của Sơ đồ giai đoạn tích lũy. Nó được đánh dấu bởi sự thoát ra rõ ràng khỏi phạm vi giao dịch do nhu cầu thị trường tăng. Đây là khi phạm vi giao dịch bị phá vỡ một cách hiệu quả và thị trường bắt đầu tăng giá.Sơ đồ giai đoạn phân phốiVề bản chất, Sơ đồ giai đoạn phân phối hoạt động theo hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy và các biến động trong giai đoạn này được gọi tên bằng những thuật ngữ hơi khác biệt.Giai đoạn AĐây là giai đoạn đầu tiên, khi thị trường bắt đầu tăng chậm lại do cầu giảm. Nguồn cung sơ bộ (Preliminary Supply-PSY) cho thấy có một lực lượng người bán ra xuất hiện, mặc dù vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn xu hướng tăng. Sau đó Đỉnh mua vào (Buying Climax-BC) được hình thành bởi một lực mua mạnh. Điều này thường được gây ra bởi những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và mua theo cảm tính. Tiếp theo, sự tăng giá mạnh mẽ gây ra một Phản ứng tự động (Automatic Reaction-AR), khi thị trường đáp ứng các nhu cầu mua vào. Nói cách khác, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các cổ phiếu của mình cho những người tham gia vào thị trường muộn. Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường xem xét lại khu vực BC, tạo ra một đỉnh cao hơn trên đồ thị.Giai đoạn BGiai đoạn B của giai đoạn Phân phối đóng vai trò là vùng hợp nhất (Nguyên nhân) diễn ra trước khi thị trường giảm giá (Hệ quả). Trong giai đoạn này, người vận hành đằng sau dần dần bán các tài sản của mình, đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khiến các nhu cầu suy giảm. Thông thường, các dải trên và dưới của phạm vi giao dịch được thử nghiệm nhiều lần, có thể bao gồm các bẫy giảm giá và tăng giá. Đôi khi, thị trường sẽ di chuyển trên mức kháng cự do BC tạo ra, dẫn đến một ST việc thị trường đi lên cũng có thể được gọi là Upthrust (UT).Giai đoạn CTrong một số trường hợp, thị trường sẽ đưa ra một bẫy tăng giá cuối cùng sau giai đoạn hợp nhất. Nó được gọi là UTAD hay Upthrust After Distribution (Tăng giá sau phân phối). Về cơ bản, nó trái ngược với Accumulation Spring (nhảy vọt ở giai đoạn tích lũy).Giai đoạn DGiai đoạn D của giai đoạn phân phối gần như là một hình ảnh phản chiếu của giai đoạn tích lũy. Nó thường có Last Point of Supply (LPSY) (Điểm cung cấp cuối cùng) ở giữa phạm vi, tạo một đỉnh thấp hơn trên đồ thị. Từ thời điểm này, các LPSY mới được tạo ra – xung quanh hoặc bên dưới vùng hỗ trợ. Một Sign of Weakness (SOW) (Dấu hiệu Điểm yếu rõ ràng) xuất hiện khi thị trường phá vỡ bên dưới các đường hỗ trợ.Giai đoạn EGiai đoạn cuối cùng của giai đoạn Phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ rõ ràng dưới phạm vi giao dịch do cung áp đảo mạnh mẽ so với cầu.Phương pháp Wyckoff có hiệu quả không?Đương nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng vận hành chính xác theo những mô hình này. Trong thực tế, Sơ đồ giai đoạn tích lũy và phân phối có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trong một số tình huống Giai đoạn B có thể kéo dài lâu hơn dự kiến hoặc hoàn toàn không có các thử nghiệm Spring (điểm nhảy vọt) và UTAD. Tuy nhiên, phương pháp Wyckoff cung cấp nhiều kỹ thuật đáng tin cậy, dựa trên nhiều lý thuyết và nguyên tắc của ông. Phương pháp của ông chắc chắn có giá trị đối với hàng ngàn nhà đầu tư, nhà giao dịch và nhà phân tích trên toàn thế giới. Ví dụ, sơ đồ giai đoạn Tích lũy và Phân phối của ông giúp chúng ta có thể hiểu được các chu kỳ thường gặp của thị trường tài chính .Cách tiếp cận năm bước của WyckoffWyckoff cũng đã phát triển một cách tiếp cận thị trường gồm 5 bước, dựa trên các nguyên tắc và kỹ thuật của ông. Nói tóm lại, cách tiếp cận này là phương thức để áp dụng các lý thuyết của ông vào thực tiễn.Bước 1: Xác định xu hướng.Xu hướng hiện tại là gì và nó có khả năng thay đổi như thế nào? Mối quan hệ giữa cung và cầu là như thế nào?Bước 2: Xác định sức mạnh của tài sản.Tài sản liên quan đến thị trường như thế nào? Các tài sản đang vận động theo xu hướng phù hợp hay ngược lại thị trường?Bước 3: Tìm kiếm các tài sản có đủ Nguyên nhân.Có đủ các lý do để mua hay bán không? Liệu có đủ Nguyên nhân để có thể chấp nhận rủi ro để mua hoặc bán nhằm đạt được các phần thưởng (Hệ quả) tiềm năng hay không?Bước 4: Xác định khả năng di chuyển.Là tài sản đã sẵn sàng để di chuyển? Vị trí của nó trong xu hướng lớn hơn là gì? Giá và khối lượng giao dịch cho thấy điều gì? Bước này thường liên quan đến việc sử dụng các thử nghiệm mua và bán của Wyckoff.Bước 5: Thời gian tham gia thị trường của bạn.Bước cuối cùng là xác định thời gian tham gia thị trường. Nó thường bao gồm việc phân tích một cổ phiếu so với thị trường chung.Ví dụ, một nhà giao dịch có thể so sánh xu hướng giá của một cổ phiếu liên quan trong mối tương quan với chỉ số S&P. Tùy thuộc vào vị trí của chúng trong Sơ đồ Wyckoff cá nhân của chúng, sự phân tích này có thể đưa ra các thông tin về các chuyển động tiếp theo của tài sản, nhờ đó giúp xác định thời điểm gia nhập thị trường phù hợp. Đáng chú ý, phương pháp này chính xác hơn đối với các tài sản di chuyển cùng hướng với thị trường hoặc chỉ số chung. Tuy nhiên, trong các thị trường tiền điện tử, mối tương quan này không phải lúc nào cũng xuất hiện.Kết luậnĐã gần một thế kỷ kể từ khi ra đời, nhưng Phương pháp Wyckoff vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Phương pháp Wyckoff không chỉ là một chỉ số TA mà nó còn bao gồm nhiều nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật giao dịch.Về bản chất, Phương pháp Wyckoff cho phép các nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý hơn thay vì hành động theo cảm tính. Công trình nghiên cứu của Wyckoff cung cấp cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư một loạt các công cụ để giảm rủi ro và tăng cơ hội thành công của họ. Tuy nhiên, không có một kỹ thuật hoàn hảo khi đầu tư. Các nhà đầu tư và nhà giao dịch phải luôn cảnh giác với các rủi ro, đặc biệt là trong các thị trường tiền điện tử biến động mạnh. [...]
Phương pháp Wyckoff
Chainlink (LINK) là gì?Tóm tắtChainlink đã trở thành một trong những dự án được sử dụng phổ biến nhất trong không gian tiền điện tử. Đó là dịch vụ oracle phi tập trung có thể cung cấp dữ liệu bên ngoài cho các hợp đồng thông minh trên Ethereum. Nói cách khác, nó kết nối blockchain với thế giới thực.Bạn có thể coi Chainlink như một ủy ban gồm những người có học thức luôn tìm cách xác định những điều gần nhất với sự thật. Nhưng tại sao những người này lại có thể được coi là đáng tin cậy hơn những người khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.Giới thiệuHợp đồng thông minh tự động hóa các thỏa thuận trên blockchain, đánh giá thông tin và nếu đáp ứng các điều kiện nhất định, hợp đồng sẽ tự động triển khai. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện một vấn đề.Blockchain không thể truy cập dữ liệu từ bên ngoài. Khó khăn trong việc kết nối dữ liệu bên ngoài với dữ liệu đã có sẵn trên chuỗi là một trong những thách thức lớn mà các hợp đồng thông minh phải đối mặt. Chainlink cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp dịch vụ oracle phi tập trung. Tóm lại, oracle là một phần mềm dịch dữ liệu bên ngoài sang ngôn ngữ mà hợp đồng thông minh có thể hiểu được (và ngược lại).Nhưng điều gì làm cho Chainlink khác với các oracle blockchain khác? Hãy cùng tìm hiểu.Chainlink là gì?Chainlink là một mạng lưới oracle phi tập trung dựa trên blockchain cho phép các hợp đồng thông minh kết nối với các nguồn dữ liệu bên ngoài. Các nguồn này có thể bao gồm các API, hệ thống nội bộ hoặc các loại nguồn cấp dữ liệu bên ngoài khác. LINK là token ERC-20 được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ trên mạng lưới. Vậy điều gì làm cho Chainlink phi tập trung? Trước tiên, chúng ta cần hiểu một oracle tập trung là gì. Không khó để đoán – đó là nguồn cung cấp thông tin bên ngoài duy nhất cho một hợp đồng thông minh và chỉ một nguồn mà thôi. Điều này có thể gây ra những vấn đề lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu một oracle đó cung cấp dữ liệu sai hoặc không chính xác? Tất cả các hệ thống dựa vào nguồn cung đó sẽ thất bại. Đây thường được gọi là “vấn đề oracle” – và là những gì Chainlink đang cố gắng giải quyết.Chainlink hoạt động như thế nào?Chainlink sử dụng một mạng lưới các nút cố gắng làm cho dữ liệu cung cấp cho các hợp đồng thông minh đáng tin và xác thực nhất có thể.Giả sử hợp đồng thông minh yêu cầu dữ liệu thực tế và nó sẽ tự đưa ra yêu cầu cho nó. Giao thức Chainlink ghi lại sự kiện này và chuyển tiếp sự kiện này đến các nút Chainlink để nhận “bid” theo yêu cầu. Điều khiến quá trình này mạnh mẽ là cách Chainlink có thể xác thực dữ liệu từ nhiều nguồn. Do có hệ thống nội bộ uy tín, Chainlink có thể xác định nguồn nào đáng tin cậy với độ chính xác tương đối cao. Điều này làm gia tăng đáng kể độ chính xác của kết quả và bảo vệ các hợp đồng thông minh khỏi tất cả các loại hình tấn công.Vậy, điều này có quan hệ gì với LINK? Vâng, các hợp đồng thông minh yêu cầu dữ liệu sẽ phải thanh toán cho các nhà vận hành nút Chainlink bằng LINK để sử dụng dịch vụ của họ. Giá được thiết lập bởi các nhà vận hành nút dựa trên các điều kiện thị trường cho dữ liệu đó. Các nhà vận hành nút cũng góp cổ phần vào mạng lưới để đảm bảo gắn bó lâu dài với dự án. Tương tự như mô hình kinh tế tiền mã hóa của Bitcoin, các nhà vận hành nút Chainlink được khuyến khích hành động theo hướng tích cực thay vì hành động tiêu cực.Chainlink và DeFiKể từ khi Tài chính phi tập trung (DeFi) trở nên phổ biến hơn, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các dịch vụ oracle chất lượng cao. Sau cùng, hầu hết các dự án này sử dụng hợp đồng thông minh theo một cách nào đó và đồng thời yêu cầu cả dữ liệu bên ngoài để vận hành ổn định. Với các dịch vụ oracle tập trung, các nền tảng DeFi có thể khiến nó dễ bị ảnh hưởng bởi một loạt các cuộc tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công vay nhanh thông qua sử dụng dịch vụ oracle. Nhiều sự cố như thế này đã xảy ra và chúng có thể sẽ tiếp diễn nếu các oracle tập trung vẫn còn phổ biến.Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng Chainlink có thể giải quyết tất cả những vấn đề này – điều này chưa hẳn đúng. Mặc dù các dự án như Synthetix, Aave và những dự án khác đều dựa vào công nghệ của Chainlink, các loại rủi ro mới cũng dần xuất hiện. Nếu có quá nhiều nền tảng dựa trên cùng một dịch vụ oracle, tất cả đều sẽ phải đối mặt với sự cố nếu Chainlink đột ngột gặp trục trặc.Điều này có thể khó xảy ra. Sau tất cả, Chainlink là một dịch vụ oracle phi tập trung được cho là không có điểm yếu nào. Mặc dù vậy, vào tháng 9 năm 2020, các nút Chainlink đã phải chịu một “cuộc tấn công thư rác” trong đó kẻ tấn công đã làm tiêu hao tới 700 ETH từ ví của nhà điều hành nút. Cuộc tấn công đã nhanh chóng được giải quyết, nhưng đó là lời nhắc nhở rằng không phải tất cả các hệ thống đều hoàn toàn có thể chống lại hoạt động nguy hiểm.Nguồn cung và phát hành LINKLINK có nguồn cung tối đa là 1 tỷ token. 35% trong số đó đã được bán trong đợt ICO vào năm 2017. Khoảng 300 triệu nằm trong tay của công ty thành lập dự án.Trái ngược với nhiều loại tiền mã hóa khác, LINK không có quy trình khai thác hoặc đặt cược để tăng nguồn cung lưu hành của nó.Làm thế nào để lưu trữ LINKLINK không có blockchain gốc của riêng mình. Đồng tiền này tồn tại dưới dạng token trên chuỗi khối Ethereum. Token LINK tuân theo tiêu chuẩn ERC-667, là phần mở rộng của tiêu chuẩn ERC-20. Tóm lại, bạn có thể lưu trữ LINK trong bất kỳ loại ví nào được hỗ trợ, chẳng hạn như Trust Wallet hoặc MetaMask.LINK được dùng làm gì?Như chúng tôi đã đề cập, các nhà vận hành nút Chainlink có thể đặt LINK để đưa ra bid cho người mua dữ liệu. Nhà điều hành nút giành được bid phải cung cấp thông tin cho hợp đồng thông minh đã gửi yêu cầu. Tất cả các khoản thanh toán cho các nhà vận hành nút sẽ bằng token LINK.Cách tiếp cận này khuyến khích các nhà vận hành nút tiếp tục tích lũy. Tại sao? Sở hữu nhiều token hơn có nghĩa là quyền truy cập vào các hợp đồng dữ liệu ngày càng lớn hơn. Nếu một nhà điều hành nút quyết định phá vỡ các quy tắc, kết quả là họ sẽ bị xóa token LINK.LINK Marines là ai?Không có gì lạ khi các dự án tiền điện tử đặt biệt hiệu cho các thành viên trong cộng đồng của họ. Chainlink là một trong những ví dụ sớm nhất và thành công nhất về hiện tượng này với “LINK Marines.”Loại hình tạo cộng đồng này đang trở thành một chiến thuật marketing ngày càng hiệu quả trong không gian tiền điện tử. Những người ủng hộ cốt lõi có thể tạo ra nhiều sự tương tác và thu hút sự chú ý trên mạng xã hội cho dự án, và điều này rồi sẽ mang lại những ích lợi khác.Kết luậnCông nghệ của Chainlink đã được chứng minh là một trong những trụ cột quan trọng nhất của DeFi và có hệ sinh thái tiền mã hóa rộng lớn hơn. Mặc dù điều đó gây ra rủi ro cho Ethereum DeFi, nhưng các nguồn dữ liệu bên ngoài đáng tin cậy là một trong những nền tảng quan trọng nhất cho một hệ sinh thái lành mạnh trên chuỗi của các sản phẩm. [...]
Chainlink (LINK) là gì?
MetaWars là gì?Game blockchain từ lâu đã được dự báo là một trong những on-ramp quan trọng vào không gian tiền điện tử và DeFi – nhờ khả năng truy cập tức thì, giá trị giải trí và tiềm năng đột phá ngành công nghiệp game.Cho đến gần đây, hầu hết các game này chỉ mang tính nhất thời và thiếu giá trị giải trí lâu dài. Thật vậy, hầu hết bị đánh giá là game nhỏ hoặc MVP (Tạm dịch: sản phẩm khả dụng tối thiểu) theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp game thông thường.Nhưng MetaWars, một game khám phá không gian, chinh phục và chiến đấu mới, đang tìm cách phá vỡ khuôn mẫu đó thông qua việc cung cấp trải nghiệm chơi game thưởng cho người chơi tài sản kỹ thuật số vì những nỗ lực và thành tích của họ.MetaWars (WARS) là gì?MetaWars là một game nhập vai và chiến lược nhiều người chơi sắp ra mắt, sử dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ nền kinh tế trong game do người chơi sở hữu và vận hành, trải dài trên toàn bộ vũ trụ kỹ thuật số.Game được thiết kế dưới dạng cuộc phiêu lưu trong không gian vũ trụ mang tính sử thi, trong đó game thủ khám phá một vũ trụ chưa có ai đặt chân đến chứa nhiều điều bí ẩn, bất ngờ và chiến lợi phẩm có giá trị tiềm năng.Lấy bối cảnh vào thế kỷ 50, MetaWars mang phong cách thẩm mỹ cực kỳ hiện đại được thiết kế để thể hiện tầm nhìn về những thành tựu và sự tiến hóa của nhân loại sau 3 thiên niên kỷ nữa.Là một game play-to-earn, MetaWars cung cấp cho người chơi một loạt các cách để kiếm tiền từ quá trình chơi game, chẳng hạn như đánh bại kẻ thù trong trận chiến PvP và PvE, kiếm và giao dịch NFT, khai thác, phát triển địa hình và staking vào tài sản trong game.Nền tảng này có token tiện ích riêng, được gọi là WARS. Token có nhiều vai trò quan trọng trong game và nền kinh tế MetaWars, được sử dụng để tham gia đấu giá, quản trị game, mua bảo hiểm, staking,…MetaWars hoạt động như thế nào?MetaWars là một ứng dụng phi tập trung (DApp) dự kiến ​​sẽ ra mắt trên blockchain Binance Smart Chain (BSC). Giống như hầu hết các game blockchain, người chơi có thể truy cập MetaWars và tính năng thông qua trình duyệt web tiêu chuẩn và ví Web3 (chẳng hạn như MetaMask).Game thủ sẽ được đưa đi du hành khắp vũ trụ nhờ chế độ “câu chuyện” của game. Chế độ này sẽ dần dần mở ra qua nhiều nhiệm vụ liên minh, bao gồm giúp đỡ để bảo vệ liên minh, xây dựng các sân bay vũ trụ và tàu vũ trụ, cũng như khám phá những khu vực vũ trụ chưa được thăm dò.Mỗi hành tinh chính sẽ được tách ra thành các phần riêng biệt, mỗi phần được gọi là địa hình. Game thủ có thể mua và phát triển địa hình để kiếm thu nhập thông qua khai thác, trồng trọt và cho thuê, nhưng cần phải bảo vệ tài sản của mình khỏi những người chơi khác đang tìm cách cướp đoạt tài nguyên. Game thủ càng có nhiều địa hình trên một hành tinh, thì cơ hội trở thành chủ sở hữu chính của hành tinh đó càng lớn.MetaWars có 3 cách chơi chính:– Chiến đấu: Là một game khám phá chiến đấu và chiến thuật, người chơi sẽ gặp phải một loạt các mối đe dọa khi họ đi khắp vũ trụ MetaWars. Điều này chắc chắn sẽ dẫn họ vào các trận chiến PvP và PvE. Những người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng.– Khám phá: MetaWars có một vũ trụ rộng lớn với tiềm năng phong phú để khám phá. Khi câu chuyện mở ra, người chơi sẽ khám phá một vũ trụ chứa đầy cơ hội nhưng cũng không ít nguy hiểm.– Phát triển: Người chơi có thể xây dựng nhiều ngành công nghiệp phát triển thịnh vượng trên toàn vũ trụ MetaWars, giúp họ kiếm tiền từ các cuộc chinh phục và nỗ lực của mình, đồng thời tạo thành một phần của MetaWars phức tạp, rộng lớn hơn. Khi người chơi thăng cấp trong game, họ có thể mua, nâng cấp hạm đội tàu, địa hình cũng như sử dụng thị trường để bán hoặc mua tài sản trong game.Game có nền kinh tế hai token, bao gồm token WARS đã nói ở trên và một token phụ được gọi là Gamma (GAM). GAM được sử dụng để cung cấp năng lượng cho phần lớn chức năng play-to-earn, là token phần thưởng chính cho hầu hết các cơ chế chơi. GAM cũng được sử dụng để thanh toán cho các bản nâng cấp và một số tính năng khác, có thể kiếm được bằng cách staking WARS. Cả hai token đều là tài sản BEP-20 được triển khai trên Binance Smart Chain.Ngoài ra, hầu hết các tài sản trong game tồn tại trên blockchain dưới dạng NFT. Bao gồm hình đại diện, linh kiện của tàu, địa hình, giao diện,…Theo roadmap chính thức của dự án, phiên bản đầu tiên của DApp MetaWars dự kiến ​​ra mắt vào quý 4/2021. Tương tự như vậy, tính năng staking WARS và phiên bản demo của game ​​sẽ ra mắt vào cuối năm. Các mục tiêu ngắn hạn khác trên roadmap của MetaWars bao gồm cung cấp thị trường NFT, thêm vai trò người chơi mới và các kịch bản PvE, đồng thời giới thiệu lối chơi PvP.MetaWars đã kết thúc các vòng IDO vào ngày 27/10/2021 và tiếp đến là sự kiện phát hành token (TGE), niêm yết trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap hoạt động trên BSC.Điều gì làm cho MetaWars trở nên độc đáo?Cùng với số lượng các game dựa trên blockchain ngày càng tăng, MetaWars cung cấp không chỉ trải nghiệm chơi game thú vị mà còn mang lại lợi nhuận tiềm năng. Nền tảng làm được điều này bằng cách kết hợp nền kinh tế được cân bằng cẩn thận, hướng đến người chơi với hệ thống phần thưởng bền vững khuyến khích họ tương tác với game và phát triển bộ sưu tập NFT.Ngoài ra, MetaWars tự hào có một số đặc trưng mà các đối thủ không có:Vốn hóa thị trường ban đầu thấpNhằm thúc đẩy cộng đồng và đảm bảo rằng MetaWars có thể sớm tiếp cận game thủ cũng như những người đam mê play-to-earn, token WARS sẽ ra mắt với vốn hóa thị trường chỉ 423.000 đô la. Để so sánh, các đối thủ cạnh tranh gần nhất là Star Atlas và The Sandbox hiện có giá trị thị trường lần lượt 190 triệu và 700 triệu đô la.Cơ chế play-to-earnLà một game play-to-earn, game thủ có thể kiếm được doanh thu trong thế giới thực bằng cách tham gia vào câu chuyện của game hoặc các yếu tố chuyên sâu hơn như xây dựng và phát triển địa hình, xâm lược lãnh thổ của những người chơi khác, canh tác để lấy tài nguyên, nâng cấp thiết bị và mua/bán các vật phẩm thông qua thị trường NFT Metawars.Tổng cộng 26,86% nguồn cung token WARS được phân bổ vào quỹ phần thưởng của hệ sinh thái để thưởng cho game thủ, staking lợi nhuận, tiền thưởng, khuyến khích…Quản trị cộng đồngMetaWars được người chơi quản trị thông qua token WARS. Họ có thể gửi và bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị giúp định hình quá trình phát triển, sửa đổi phương thức hoạt động của game và cơ chế play-to-earn. Quy mô quyền biểu quyết của người dùng sẽ tỷ lệ thuận với số lượng token WARS mà họ đã staking.Hệ thống nâng cấp sâu rộngLà một game cạnh tranh có cả yếu tố chiến đấu PvP và PvE, MetaWars bao gồm một số cách để thăng hạng và nâng cấp khả năng của thiết bị, tàu và công trình. Bằng cách phân bổ tài nguyên một cách cẩn thận để xây dựng hạm đội và trang trại tối ưu, game thủ có thể tối đa hóa phần thưởng play-to-earn và trở thành người thống trị vũ trụ.Play-to-Earn trong 5 bướcGame play-to-earn là lĩnh vực nở rộ nhanh chóng trong không gian blockchain và được cho là một trong những cách tốt nhất để tiếp xúc với các thuộc tính độc đáo, lợi ích của tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử và NFT.Nếu bạn muốn tham gia vào không gian play-to-earn và các nền tảng lớn cung cấp tính năng này, thì nên bắt đầu với các bước sau:Tìm hiểu về MetaMask (một ví tiền điện tử Web3 phổ biến).Hiểu được hướng dẫn cơ bản về NFT.Đọc mục chú giải thuật ngữ về play-to-earn.Học cách quản lý rủi ro khi đầu tư/giao dịch.Duyệt qua các token play-to-earn hàng đầu. [...]
MetaWars là gì?
Node là gì?Định nghĩa node (nút) có thể thay đổi đáng kể theo ngữ cảnh nó được sử dụng. Khi nói đến mạng máy tính hoặc viễn thông, node có thể được dùng với các mục đích riêng biệt, hoạt động như một điểm phân phối lại hoặc là điểm cuối giao tiếp. Thông thường, một node là một thiết bị mạng vật lý, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, nút ảo được sử dụng.Nói một cách đơn giản, một node mạng là một điểm mà tại đó một tin nhắn có thể được tạo ra, được nhận, hoặc truyền đi. Theo đó, chúng ta sẽ thảo luận về các loại node Bitcoin khác nhau: full node, super node, miner node, và SPV client.Node Bitcoin Đi vào ngữ cảnh của blockchain – được thiết kế như một hệ thống phân tán – mạng các node máy tính giúp cho Bitcoin có thể được sử dụng như một loại tiền tệ kỹ thuật số ngang hàng phi tập trung (P2P) không chịu sự kiểm duyệt nhờ vào thiết kế của nó và không cần một bên trung gian để tiến hành giao dịch giữa những người dùng (bất kể khoảng cách địa lý trên thế giới).Do đó, các node blockchain có trách nhiệm đóng vai trò như một điểm giao tiếp có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Bất kỳ máy tính hoặc thiết bị nào kết nối với giao diện Bitcoin đều có thể được coi là một node vì nhìn chung thì chúng giao tiếp với nhau theo cách nào đó. Các node này cũng có thể truyền thông tin về các giao dịch và các khối trong mạng máy tính phân tán bằng cách sử dụng giao thức ngang hàng Bitcoin. Tuy nhiên, mỗi node máy tính được xác định theo các chức năng cụ thể của nó, vì vậy có các loại node Bitcoin khác nhau.Node đầy đủ (Full Node)Full node là các node thực sự hỗ trợ và cung cấp bảo mật cho Bitcoin. Các node này không thể thiếu đối với mạng. Các node này cũng được gọi là các node xác nhận đầy đủ vì chúng tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch và khối trước các quy tắc đồng thuận của hệ thống. Full node cũng có thể chuyển tiếp các giao dịch và khối mới đến blockchain.Thông thường, một full node tải xuống một bản sao của blockchain bitcoin với mỗi khối và giao dịch trên đó, nhưng đây không phải là yêu cầu để được coi là một full node (một bản sao thu gọn của blockchain có thể được sử dụng thay thế).Một full node của Bitcoin có thể được thiết lập thông qua các triển khai phần mềm khác nhau, nhưng được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất là Bitcoin Core. Đây là những yêu cầu tối thiểu để chạy một full node Bitcoin Core:Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay được cài phiên bản gần đây của Windows, Mac OS X hoặc Linux.200GB dung lượng ổ cứng trống.Bộ nhớ 2GB (RAM).Kết nối internet tốc độ cao với tốc độ tải lên tối thiểu 50 kB/s.Kết nối không giới hạn hoặc kết nối có giới hạn tải lên cao. Full node có thể đạt hoặc vượt quá mức sử dụng tải lên là 200 GB/tháng và mức sử dụng tải xuống là 20 GB/tháng. Bạn cũng sẽ cần tải xuống cỡ 200GB khi lần đầu tiên khởi chạy full node.Full node của bạn nên chạy ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Thậm chí tốt hơn nếu bạn cho chạy liên tục (24/7)Nhiều tổ chức và người dùng tình nguyện đang chạy full node Bitcoin như là một cách để hỗ trợ hệ sinh thái Bitcoin. Hiện tại, có khoảng 9.700 node công cộng đang chạy trên mạng Bitcoin. Lưu ý rằng con số này chỉ bao gồm các node công cộng là các listening node của Bitcoin được cho hiển thị và có thể truy cập vào được (còn được biết đến là các listening node).Bên cạnh các node công cộng, có nhiều node ẩn khác không hiển thị (các non-listening node). Các node này thường hoạt động đằng sau tường lửa, thông qua các giao thức ẩn như Tor, hoặc đơn giản là vì chúng được cấu hình để không nhận kết nối.Listening Node (Super Node)Về cơ bản, một listening node hoặc super node là một full node có kết nối được công khai. Nó giao tiếp và cung cấp thông tin cho bất kỳ node nào khác quyết định thiết lập kết nối với nó. Do đó, một super node cơ bản là một điểm phân phối lại có thể đóng hai vai trò như một nguồn dữ liệu và một cầu giao tiếp.Một super node đáng tin cậy thường chạy 24/7 và có một số kết nối được thiết lập. Node này truyền tải lịch sử blockchain và dữ liệu giao dịch tới nhiều node trên khắp thế giới. Vì lý do đó, một super node có thể cần nhiều công suất tính toán hơn và kết nối internet tốt hơn khi so sánh với một full node bị ẩn.Node của thợ đàoĐể có thể đào Bitcoin trong tình trạng cạnh tranh hiện tại, thợ đào phải đầu tư vào các phần cứng và chương trình đào chuyên biệt. Các chương trình đào (phần mềm) này không liên quan trực tiếp đến Bitcoin Core và chạy song song để đào các khối Bitcoin. Một thợ đào có thể chọn làm việc một mình (solo miner) hoặc theo nhóm (pool miner).Trong khi các full node của solo miner tận dụng bản sao blockchain của riêng họ, các pool miner làm việc cùng nhau, mỗi người đóng góp tài nguyên tính toán của mình (hashpower). Trong một mỏ khai thác, chỉ quản trị viên của mỏ cần phải chạy một full node – có thể được gọi là full node của pool miner.Lightweight Client hay còn gọi là SPV Client Còn được biết đến là Simplified Payment Verification (SPV) client, lightweight client là máy khách tận dụng mạng Bitcoin nhưng không thực sự hoạt động như một full node. Do đó, SPV client không đóng góp vào an ninh của mạng vì không giữ một bản sao của blockchain và không tham gia vào quá trình xác minh và xác thực giao dịch.Tóm lại, SPV là phương thức mà qua đó người dùng có thể kiểm tra xem liệu một số giao dịch có được đưa vào trong một khối hay không mà không phải tải xuống toàn bộ dữ liệu khối. Do đó, SPV client dựa vào thông tin được cung cấp bởi các full node khác (các super node). Lightweight client hoạt động như các điểm cuối giao tiếp và được sử dụng bởi nhiều ví tiền điện tử.Client Node và Mining NodeĐiều quan trọng cần lưu ý là chạy một full node không giống như chạy một node đào đầy đủ. Trong khi thợ đào phải đầu tư vào phần cứng và phần mềm đào đắt tiền, bất kỳ ai cũng có thể chạy một node xác thực đầy đủ. Hơn nữa, trước khi cố gắng đào một khối, thợ đào cần thu thập các giao dịch đang chờ xử lý mà trước đó đã được chấp nhận là hợp lệ bởi các full node. Tiếp theo, thợ đào tạo ra một khối ứng cử viên (với một nhóm các giao dịch) và cố gắng đào khối đó. Nếu thợ mỏ tìm ra một lời giải hợp lệ cho khối đó, anh ta sẽ thông báo nó trên mạng và các full node khác sẽ xác minh tính hợp lệ của khối. Do đó, các quy tắc đồng thuận được quyết định và bảo đảm bởi mạng phân tán gồm các node xác thực chứ không phải bởi các thợ đào.Kết luậnCác node Bitcoin giao tiếp với nhau thông qua giao thức mạng P2P Bitcoin, Bằng cách như vậy, chúng đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống. Một node bị lỗi hoặc cố gắng truyền đi thông tin không chính xác sẽ nhanh chóng được các node trung thực nhận ra và sẽ bị ngắt kết nối khỏi mạng.Mặc dù thực tế là việc chạy một node xác thực đầy đủ không nhận được phần thưởng tài chính, nó vẫn được khuyến khích vì nó cung cấp sự tin tưởng, bảo mật và riêng tư cho người dùng. Các full node đảm bảo rằng các quy tắc đang được tuân theo. Chúng bảo vệ blockchain chống lại các cuộc tấn công và gian lận (chẳng hạn như gian lận chi tiêu double-spending). Ngoài ra, full node cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát tiền của mình vì không cần phải ủy thác vào đối tượng khác. [...]
Node là gì?
Khí gaĐệ trình của cộng đồng – Tác giả: Obasi IfegwuThuật ngữ gas đề cập đến cơ chế định giá được sử dụng trên mạng Ethereum. Cơ chế như vậy tính toán chi phí (phí) để thực hiện một giao dịch hoặc thực hiện một hoạt động hợp đồng thông minh. Trong khi ether (ETH) là đơn vị tiền tệ cung cấp năng lượng cho mạng Ethereum, Gas là một đơn vị đặc biệt được sử dụng để đo lường mức độ “công việc” (tài nguyên tính toán) mà một nhiệm vụ nhất định yêu cầu. Đương nhiên, các nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe sẽ có chi phí khí đốt cao hơn so với các hoạt động khác đòi hỏi ít tài nguyên tính toán hơn.Lưu ý rằng phí vẫn được thanh toán bằng ether (ETH), nhưng gas và ETH là hai thứ khác nhau. Nói một cách đơn giản, các tác vụ tính toán được đo bằng “chi phí khí đốt”. Mặt khác, mỗi đơn vị khí có một “giá khí” được xác định bằng ether (ETH). Như vậy, mọi giao dịch đều có một “giá gas” cụ thể cho mỗi đơn vị gas. Nói một cách khác, chi phí xăng là số lượng công việc, và giá xăng là giá phải trả cho “mỗi giờ” làm việc. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này, cùng với giới hạn gas, xác định tổng phí cho một hoạt động hoặc giao dịch.Vì vậy, nếu bạn cần giao dịch của mình được xác thực nhanh chóng, bạn nên trả giá gas cao hơn, để những người xác thực (thợ đào) được khuyến khích xác minh giao dịch của bạn trước tiên so với những người khác. Tương tự, việc đặt giá gas thấp có thể khiến giao dịch của bạn bị kẹt vì các thợ đào sẽ không có bất kỳ động cơ nào để xác thực nó.Cơ chế định giá khí rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng các khoản phí được tính một cách công bằng và phù hợp. Vì vậy, nó ngăn không cho tài nguyên bị lãng phí vào các hoạt động không có giá trị đối với mạng Ethereum. Điều đáng chú ý là do giá gas được tạo ra từ những con số rất nhỏ, chúng thường được biểu thị bằng “gwei” thay vì ETH, trong đó 1 gwei tương đương với 0,000000001 (hoặc 10-9) ETH. [...]
Khí ga
Hashing (băm) là gì?Băm là quá trình chuyển đổi đầu vào gồm các chữ cái và ký tự có kích thước không cố định để tạo đầu ra có kích thước cố định. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các công thức toán học như các hàm băm (được thực hiện dưới dạng các thuật toán băm). Mặc dù không phải hàm băm nào cũng sử dụng mật mã hóa, nhưng cái gọi là hàm băm mật mã hóa chính là cốt lõi của tiền mã hóa. Nhờ chúng, blockchain và các hệ thống phân tán khác có thể đạt được tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu ở mức độ cao.Các hàm băm truyền thống cũng các hàm băm mật mã hóa đều mang tính tất định. Tính tất định nghĩa là, miễn là đầu vào không đổi, thì thuật toán băm luôn đưa ra cùng một đầu ra (còn gọi là đại diện hoặc băm).Thông thường, các thuật toán băm của tiền mã hóa được thiết kế như các hàm băm một chiều, nghĩa là chúng không thể chuyển đổi trở lại một cách dễ dàng mà không phải mất nhiều thời gian tính toán và tài nguyên. Nói cách khác, có thể dễ dàng tạo kết quả đầu ra từ dữ liệu đầu vào, nhưng không thể chuyển đổi theo hướng ngược lại (tìm được dữ liệu đầu vào từ duy nhất kết quả đầu ra). Nói chung, việc tìm được dữ liệu đầu vào càng khó khăn, thì tính bảo mật của thuật toán băm đó càng cao.Hàm băm hoạt động như thế nào?Các hàm băm khác nhau sẽ tạo ra các kết quả đầu ra có kích thước khác nhau, nhưng kích thước của các kết quả đầu ra có thể nhận được luôn cố định, không đổi. Ví dụ, thuật toán SHA-256 chỉ có thể tạo ra các kết quả đầu ra có kích thước 256 bit, trong khi thuật toán SHA-1 sẽ luôn tạo ra một kết quả đại diện có kích thước 160-bit.Để minh họa, hãy chạy các từ “Binance” và “binance” qua thuật toán băm SHA-256 (thuật toán được sử dụng trong Bitcoin).SHA-256Đầu vàoĐầu vào (256 bit)Binancef1624fcc63b615ac0e95daf9ab78434ec2e8ffe402144dc631b055f711225191binance59bba357145ca539dcd1ac957abc1ec5833319ddcae7f5e8b5da0c36624784b2Có thể thấy một thay đổi nhỏ (viết hoa chữ cái đầu tiên) dẫn đến một giá trị băm hoàn toàn khác. Tuy nhiên, do chúng ta đang sử dụng SHA-256, các kết quả đầu ra luôn có kích thước cố định là 256-bit (hoặc 64 ký tự) – cho dù kích thước dữ liệu đầu vào là bao nhiêu. Hai kết quả đầu ra này vẫn giữ nguyên cho dù chúng ta chạy hai từ này qua thuật toán này bao nhiêu lần.Ngược lại, khi chúng ta chạy các dữ liệu đầu vào này qua thuật toán băm SHA-1, chúng ta sẽ thu được các kết quả sau:SHA-1Đầu vàoĐầu ra (160 bit)Binance7f0dc9146570c608ac9d6e0d11f8d409a1ee6ed1binancee58605c14a76ff98679322cca0eae7b3c4e08936SHA là từ viết tắt của Secure Hash Algorithms (Thuật toán Băm Bảo mật). Đây là một tập hợp các hàm băm mật mã hóa, bao gồm các hàm băm SHA-0, SHA-1 và các nhóm hàm băm SHA-2 và SHA-3. SHA-256, cùng với SHA-512 và các hàm băm khác, thuộc về nhóm hàm băm SHA-2. Hiện nay, chỉ các nhóm SHA-2 và SHA-3 được xem là các nhóm hàm băm bảo mật.Tầm quan trọng của hàm băm?Các hàm băm truyền thống có nhiều trường hợp sử dụng, bao gồm tra cứu cơ sở dữ liệu, phân tích tệp lớn và quản lý dữ liệu. Mặt khác, các hàm băm mật mã còn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng bảo mật thông tin, chẳng hạn như xác thực thông điệp và dấu vân tay kỹ thuật số. Khi được sử dụng trong Bitcoin, các hàm băm mật mã là một phần thiết yếu của quá trình đào và cũng góp phần tạo ra các địa chỉ và khóa mới.Băm thật sự là một công cụ mạnh mẽ khi cần xử lý một lượng thông tin lớn. Ví dụ, chúng ta có thể chạy một tệp hoặc tập dữ liệu lớn thông qua hàm băm và sau đó sử dụng kết quả đầu ra từ của nó để nhanh chóng xác minh tính chính xác và tính toàn vẹn của dữ liệu. Điều này là có thể bởi vì tính chất tất định của các hàm băm: đầu vào sẽ luôn dẫn đến một đầu ra ngắn gọn, đơn giản hóa (băm). Nhờ vào kỹ thuật này, sẽ không còn phải lưu trữ và “ghi nhớ” một lượng thông tin lớn nữa.Băm là quy trình đặc biệt hữu ích trong công nghệ blockchain. Blockchain Bitcoin có một số hoạt động sử dụng quy trình băm, hầu hết các hoạt động đó là trong quá trình đào. Trên thực tế, gần như tất cả các giao thức tiền mã hóa đều dựa vào băm để liên kết và rút gọn các nhóm giao dịch thành các khối và cũng để tạo ra các liên kết mật mã giữa mỗi khối, tạo ra một blockchain một cách hiệu quả.Các hàm băm mật mãMột lần nữa, một hàm băm triển khai các kỹ thuật mã hóa có thể được định nghĩa là hàm băm mật mã. Nhìn chung, để phá vỡ một hàm băm mật mã đòi hỏi thực hiện nhiều nỗ lực mạnh mẽ. Để một người có thể “khôi phục” một hàm băm mật mã, họ sẽ cần đoán đầu vào là gì theo quy trình thử và sai cho đến khi tạo được kết quả đầu ra tương ứng. Tuy nhiên, cũng có khả năng các đầu vào khác nhau tạo ra cùng một đầu ra, trường hợp này được gọi là “xung đột”.Về mặt kỹ thuật, một hàm băm mật mã cần có ba thuộc tính sau để được coi là bảo mật. Ba thuộc tính đó là chống xung đột, chống nghịch ảnh, và chống nghịch ảnh thứ hai.Trước khi nói về từng thuộc tính, chúng ta hãy tóm tắt những thuộc tính này.Chống xung đột: hai dữ liệu đầu vào khác nhau không thể tạo ra cùng một mã băm.Chống nghịch ảnh: không thể “khôi phục” hàm băm (không thể xác định được dữ liệu đầu vào dựa trên kết quả đầu ra).Chống nghịch ảnh thứ hai: không thể tìm dữ liệu đầu vào thứ hai xung đột với một dữ liệu đầu vào cho trước.Chống xung độtNhư đã mô tả, xung đột xảy ra khi các dữ liệu đầu vào khác nhau tạo ra một mã băm giống nhau. Bởi vậy, một hàm băm được xem là chống xung đột cho đến khi ai đó tìm thấy sự xung đột. Lưu ý rằng các xung đột sẽ luôn tồn tại ở một hàm băm nào đó, vì các dữ liệu đầu vào là vô hạn, trong khi đó các kết quả đầu ra có thể có là hữu hạn.Hay nói cách khác, một hàm băm được coi là chống xung đột khi khả năng tìm thấy sự xung đột rất thấp và có thể mất hàng triệu năm tính toán để tìm thấy xung đột. Bởi vậy, mặc dù không có hàm băm nào là hoàn toàn tránh được xung đột, nhưng một số hàm đủ mạnh để được xem là chống xung đột (ví dụ, SHA-256).Trong số nhiều thuật toán SHA, các nhóm SHA-0 và SHA-1 không còn bảo mật nữa vì người ta đã tìm thấy các xung đột ở nhóm này. Hiện tại, các nhóm SHA-2 và SHA-3 được xem là chống xung đột.Chống nghịch ảnhThuộc tính chống nghịch ảnh có liên quan đến khái niệm các hàm một chiều. Hàm băm được xem là chống ngược ảnh khi khả năng tìm được dữ liệu đầu vào từ một kết quả đầu ra nào đó là rất thấp.Thuộc tính này khác với thuộc tính thứ nhất, kẻ tấn công sẽ sử dụng thuộc tính này để cố đoán được dữ liệu đầu vào dựa trên kết quả đầu ra đã biết. Trong khi đó, xung đột xảy ra khi tìm được hai dữ liệu đầu vào khác nhau nhưng lại tạo ra cùng một kết quả đầu ra, nhưng việc dữ liệu đầu vào nào đã được sử dụng là không quan trọng.Thuộc tính chống nghịch ảnh rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu, vì chỉ cần mã băm của một thông điệp để chứng minh tính xác thực của nó, mà không cần tiết lộ thông tin. Trên thực tế, nhiều nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng web lưu trữ và sử dụng mật khẩu dưới dạng các mã băm thay vì dưới dạng văn bản gốc.Chống nghịch ảnh thứ haiNói một cách đơn giản, chống nghịch ảnh thứ hai nằm giữa hai thuộc tính đầu tiên. Tấn công nghịch ảnh thứ hai xảy ra khi ai đó tìm thấy một dữ liệu đầu vào cụ thể mà tạo ra một kết quả đầu ra giống với kết quả đầu ra của một dữ liệu đầu vào khác mà họ đã biết.Nói cách khác, tấn công nghịch ảnh thứ hai là việc tìm một xung đột, nhưng thay vì tìm hai dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên tạo ra cùng một mã băm, thì họ tìm một dữ liệu đầu vào mà tạo ra một mã băm giống với mã băm của một dữ liệu đầu vào mà họ đã biết.Do vậy, hàm băm nào tránh được xung đột cũng đồng thời tránh được các tấn công nghịch ảnh thứ hai, vì nghịch ảnh thứ hai cũng có nghĩa là xung đột sẽ xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện tấn công nghịch ảnh đối với một hàm chống nghịch ảnh, vì điều đó có nghĩa là tìm một dữ liệu đầu vào duy nhất dựa trên một kết quả đầu ra duy nhất.ĐàoTrong Bitcoin có rất nhiều bước sử dụng mining các hàm băm, chẳng hạn kiểm tra số dư, liên kết các dữ liệu đầu vào và kết quả đầu ra của giao dịch, và các băm các giao dịch trong một khối để tạo thành một Merkle Tree. Nhưng một trong lý do khiến blockchain Bitcoin là một blockchain bảo mật là các thợ đào phải tạo vô số các thao tác băm để cuối cùng tìm được một giải pháp hợp lệ cho khối tiếp theo. Cụ thể là, một thợ đào phải thử một số dữ liệu đầu vào khác nhau khi tạo một giá trị băm cho khối tiềm năng của họ. Về bản chất, các thợ đào chỉ có thể xác thực được khối của họ nếu họ tạo được một mã băm đầu ra mà bắt đầu bằng một vài số 0. Số lượng các số 0 xác định độ khó của việc đào, và độ khó này thay đổi theo tốc độ băm của mạng.Trong trường hợp này, tốc độ băm đại diện cho lượng sức mạnh máy tính được sử dụng để đào Bitcoin. Nếu tốc độ băm của mạng tăng lên, giao thức Bitcoin sẽ tự động điều chỉnh độ khó của việc đào để thời gian trung bình cần thiết để đào được một khối sẽ duy trì ở mức 10 phút. Ngược lại, nếu một số thợ đào ngừng đào, khiến tốc độ băm giảm đáng kể, thì độ khó của việc đào sẽ được điều chỉnh, khiến việc đào trở nên dễ dàng hơn (cho đến khi thời gian trung bình để đào được một khối trở lại mức 10 phút).Chú ý rằng các thợ đào không cần tìm ra các xung đột bởi vì có nhiều mã băm để họ có thể tạo ra như là các đầu ra hợp lệ (bắt đầu bằng một vài số 0 nhất định). Bởi vậy có một số giải pháp để đào một khối cụ thể, và các thợ đào chỉ cần tìm ra một trong số đó – theo ngưỡng được xác định từ độ khó của việc đào. Bởi vì đào Bitcoin là một nhiệm vụ tiêu tốn nhiều chi phí, nên các thợ đào không có lý do gì để lừa gạt hệ thống vì điều đó sẽ dẫn đến các tổn thất tài chính đáng kể. Càng có nhiều thợ đào tham gia một blockchain thì blockchain đó càng lớn mạnh.Kết luậnCó thể khẳng định rằng các hàm băm là các công cụ thiết yếu trong khoa học máy tính, đặc biệt khi xử lý khối dữ liệu khổng lồ. Khi được kết hợp với mật mã hóa, các thuật toán băm có thể được sử dụng linh hoạt, mang lại khả năng bảo mật và xác thực theo nhiều cách khác nhau. Bởi vậy, các hàm băm mật mã đóng vai trò thiết yếu đối với hầu hết các mạng tiền mã hóa, vì vậy việc hiểu được các thuộc tính và cơ chế hoạt động của chính chắc chắn sẽ có ích cho những người quan tâm đến công nghệ blockchain. [...]
Hashing (băm) là gì?
Nền kinh tế vận hành như thế nào?Giới thiệuNền kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, vì vậy chắc chắn chúng ta cần tìm hiểu về nó, thậm chí ở một mức độ cao.Có nhiều định nghĩa khác nhau về “nền kinh tế”, tuy nhiên nhìn chung, nền kinh tế có thể được mô tả là một khu vực nơi hàng hóa được sản xuất, tiêu dùng và trao đổi. Bạn thường thấy khái niệm nền kinh tế được thảo luận ở cấp quốc gia. Các chuyên gia và phóng viên tin tức thường đề cập đến nền kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế Trung Quốc, v.v. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xem xét hoạt động kinh tế qua lăng kính toàn cầu bằng cách xem xét các hoạt động và công việc của từng quốc gia.Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các khái niệm tạo nên nền kinh tế dựa trên mô hình của Ray Dalio (được giải thích trong Cỗ máy kinh tế vận hành như thế nào).Những ai tạo nên nền kinh tế?Hãy bắt đầu với nền kinh tế ở quy mô nhỏ trước. Hàng ngày, chúng ta đóng góp cho nền kinh tế bằng cách mua (tức là thực phẩm và đồ dùng gia đình) và bán (tức là làm việc để nhận tiền lương). Các cá nhân, tổ chức, chính phủ và doanh nghiệp khác trên toàn thế giới cũng làm điều này trên ba khu vực của thị trường.Khu vực sơ cấp liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Khu vực này bao gồm một số hoạt động như chặt cây, khai thác vàng và trồng trọt. Những vật liệu này sau đó được sử dụng trong khu vực thứ cấp – khu vực chịu trách nhiệm chế tạo và sản xuất. Cuối cùng, khu vực cấp ba bao gồm các dịch vụ từ quảng cáo đến phân phối.  Phân tích “ba khu vực” là mô hình được thống nhất chung. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã mở rộng nó để bao gồm khu vực cấp bốn và khu vực nhị phân để phân biệt rõ hơn giữa các dịch vụ trong khu vực cấp ba.Đo lường hoạt động kinh tếĐể xác định sức khỏe của nền kinh tế, chúng tôi muốn có thể đo lường nó bằng cách nào đó. Cho đến nay, phương pháp phổ biến nhất để làm điều này là sử dụng chỉ số GDP, hoặc Tổng Sản phẩm Quốc nội. Chỉ số này nhằm tính toán tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.Nói chung, GDP tăng có nghĩa là sản xuất, thu nhập và chi tiêu tăng lên. Ngược lại, GDP giảm cho thấy sản xuất, thu nhập và chi tiêu giảm. Lưu ý rằng có một số biến thể: GDP thực tế tính đến lạm phát, trong khi GDP danh nghĩa chưa bao gồm lạm phát.GDP vẫn chỉ là con số gần đúng, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong các phân tích ở cấp quốc gia và quốc tế. Tất cả mọi người, từ những người tham gia thị trường tài chính nhỏ cho đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đều sử dụng chỉ số này để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của các quốc gia.GDP là một chỉ số đáng tin cậy về nền kinh tế của một quốc gia, nhưng, như trong phân tích kỹ thuật, tốt nhất là nên tham khảo chéo nó với các dữ liệu khác để có được sự hiểu biết toàn diện hơn.Tín dụng, nợ và lãi suấtNgười cho vay và người đi vayChúng tôi đã đề cập rằng mọi thứ đều xoay quanh việc mua và bán. Các hoạt động cho vay và đi vay cũng rất cần thiết. Giả sử bạn đang có một số lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Bạn có thể muốn đầu tư số tiền đó để có thể tạo ra nhiều tiền hơn.Một cách để làm điều này là cho vay số tiền đó cho những người cần vay nó, chẳng hạn để mua máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của họ. Hiện tại họ không có sẵn tiền mặt, nhưng sau khi họ mua máy móc, họ có thể hoàn trả số tiền từ doanh thu bán hàng thành phẩm của họ. Bạn đóng vai trò là người cho vay, và bên kia đóng vai trò là người đi vay.Để thu lợi nhuận từ hoạt động này, bạn thu một khoản phí từ việc cho vay số tiền của bạn. Nếu bạn cho vay 100.000 đô la, bạn có thể nói với họ, “bạn có thể có số tiền này với điều kiện bạn phải trả cho tôi 1% giá trị số tiền cho mỗi tháng mà số tiền chưa được hoàn trả.” Khoản phí này được gọi là tiền lãi.Trong trường hợp lãi suất đơn giản, bên vay sẽ nợ bạn 1.000 đô la mỗi tháng cho đến khi họ hoàn trả hết toàn bộ số tiền. Nếu số tiền được hoàn trả sau ba tháng, bạn sẽ nhận được 103.000 đô la, cộng với bất kỳ khoản phí bổ sung nào khác mà bạn đã chỉ định.Khi cho vay số tiền đó, bạn tạo ra tín dụng: một thỏa thuận rằng người vay sẽ trả lại cho bạn số tiền đó. Người dùng thẻ tín dụng chắc hẳn không xa lạ với khái niệm này. Khi bạn thực hiện thanh toán bằng thẻ, số tiền sẽ không bị xóa ngay lập tức khỏi tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn thậm chí không cần có tiền trong tài khoản ngân hàng, miễn là bạn thanh toán lại cho ngân hàng sau đó.Tín dụng đi kèm với nợ. Khi bạn cho vay, người khác nợ tiền bạn. Còn khi bạn đi vay, bạn nợ tiền người khác. Khoản nợ sẽ biến mất khi bạn hoàn trả toàn bộ khoản vay cùng với lãi suất.Ngân hàng và lãi suấtNgân hàng có lẽ là chủ nợ lớn nhất trong thế giới ngày nay. Bạn có thể coi họ là người trung gian (hoặc môi giới) giữa người cho vay và người đi vay. Các tổ chức tài chính này trên thực tế đảm nhận cả hai vai trò.Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn cho ngân hàng vay tiền và họ sẽ phải trả lại bạn khoản tiền đó. Nhiều người khác cũng làm như vậy. Và khi ngân hàng có một lượng tiền mặt lớn, họ sẽ đem nó cho vay.Tất nhiên, điều đó có nghĩa là ngân hàng sẽ không cho vay tất cả số tiền mà họ nhận được cùng một lúc. Họ vận hành một hệ thống dự trữ phân đoạn. Ngân hàng có thể gặp vấn đề nếu tất cả mọi người yêu cầu ngân hàng trả lại tiền cho họ cùng một lúc, nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp điều đó xảy ra (ví dụ: nếu mọi người mất niềm tin vào ngân hàng), một cuộc đột biến rút tiền gửi sẽ xảy ra và có thể khiến ngân hàng sụp đổ. Các cuộc đột biến rút tiền gửi diễn ra trong cuộc Đại Suy thoái của Hoa Kỳ năm 1929 và 1933 là những ví dụ điển hình.Các ngân hàng thường khuyến khích bạn cho họ vay tiền của bạn bằng cách cung cấp lãi suất. Đương nhiên, lãi suất cao hơn sẽ hấp dẫn hơn đối với người cho vay (vì họ sẽ nhận được nhiều tiền hơn). Điều này ngược lại đối với người đi vay tiền, vì lãi suất thấp hơn có nghĩa là họ sẽ không cần phải trả nhiều tiền ngoài số tiền gốc.Tại sao tín dụng lại quan trọng?Tín dụng có thể được coi là một loại chất bôi trơn cho nền kinh tế. Nó cho phép các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ chi tiêu một khoản tiền mà họ không có sẵn ngay lập tức. Một số nhà kinh tế cho rằng điều này không tốt, nhưng nhiều người tin rằng chi tiêu tăng là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển mạnh.Nếu mọi người chi tiêu nhiều tiền hơn, sẽ có nhiều người nhận được thu nhập hơn. Các ngân hàng có xu hướng cho những người có thu nhập cao hơn vay tiền, nghĩa là mọi người bây giờ có khả năng tiếp cận nhiều tiền mặt và tín dụng hơn. Với nhiều tiền mặt và tín dụng hơn, mọi người có thể chi tiêu nhiều hơn, điều đó giúp nhiều người nhận được thu nhập hơn, và chu kỳ tiếp tục.Nhiều thu nhập hơn → nhiều tín dụng hơn → nhiều chi tiêu hơn → nhiều thu nhập hơn.Tất nhiên, chu kỳ này không thể tiếp tục vô thời hạn. Khi bạn vay 100.000 đô la hôm nay, bạn đang lấy đi của mình nhiều hơn 100.000 đô la của ngày mai. Vì vậy, mặc dù bạn có thể tạm thời tăng chi tiêu của mình, cuối cùng bạn sẽ phải giảm chi tiêu để trả lại.Ray Dalio mô tả khái niệm này là chu kỳ nợ ngắn hạn, được minh họa bên dưới. Ông ước tính rằng những mô hình này tự lặp lại trong khoảng thời gian 5-8 năm.Màu đỏ là năng suất, đại lượng này tăng trưởng theo thời gian. Màu xanh lá cây là số lượng tín dụng tương đối có sẵn.Vậy chính xác thì chúng ta đang xem xét cái gì? Trước tiên, hãy lưu ý rằng năng suất đang tăng đều đặn. Nếu không có tín dụng, chúng tôi dự đoán đó sẽ là nguồn tăng trưởng duy nhất. Thật vậy, bạn cần phải sản xuất để nhận được thu nhập.Trong phần đầu của biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng nhờ tín dụng, thu nhập tăng nhanh hơn năng suất (điều này giúp nền kinh tế mở rộng). Cuối cùng, đà tăng trưởng dừng lại và dẫn đến sự thu hẹp của nền kinh tế. Trong phần thứ hai, khả năng cung cấp tín dụng giảm đáng kể do hậu quả của “sự bùng nổ” ban đầu. Do đó, việc vay vốn trở nên khó khăn hơn và lạm phát gia tăng, buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp khắc phục.Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này trong phần tiếp theo.Ngân hàng trung ương, lạm phát và giảm phátLạm phátGiả sử mọi người đều có khả năng nhận rất nhiều tín dụng (phần một của biểu đồ của phần trước). Họ có thể mua nhiều hơn những gì mà họ không thể nếu không nhận được tín dụng. Nhưng mặc dù chi tiêu đang tăng chóng mặt, sản xuất lại không tăng Trên thực tế, cung hàng hóa và dịch vụ không tăng về mặt vật chất, nhưng cầu của nó thì tăng.Điều xảy ra tiếp theo là lạm phát: đây là khi bạn bắt đầu thấy giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên do nhu cầu cao hơn. Một chỉ số phổ biến để đo lường lạm phát là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), theo dõi giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng điển hình theo thời gian.Ngân hàng trung ương vận hành như thế nào?Các ngân hàng mà chúng tôi mô tả trước đó thường là các ngân hàng thương mại – họ phục vụ chủ yếu cho các cá nhân và doanh nghiệp. Các ngân hàng trung ương là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của một quốc gia. Các ngân hàng trung ương bao gồm tổ chức tài chính như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ngân hàng trung ương có các chức năng nổi bật là bổ sung tiền vào lưu thông (thông qua nới lỏng định lượng) và kiểm soát lãi suất.Các ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất làm khi lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi lãi suất tăng, tiền lãi phải trả cao hơn, do đó, việc vay nợ có vẻ không hấp dẫn. Vì các cá nhân cũng cần trả nợ nên chi tiêu dự kiến sẽ giảm.Trong một thế giới lý tưởng, lãi suất cao hơn khiến giá cả giảm xuống do nhu cầu ít hơn. Nhưng trên thực tế, nó cũng có thể gây ra giảm phát. Giảm phát có thể là một vấn đề trong một số bối cảnh nhất định.Giảm phátCó lẽ bạn có thể đoán được, giảm phát là hiện tượng ngược lại với lạm phát. Chúng tôi sẽ định nghĩa đó là sự sụt giảm của giá cả nói chung trong một khoảng thời gian, thường là do giảm chi tiêu. Vì người tiêu dùng chi tiêu ít hơn, giảm phát có thể đi kèm với suy thoái (xem Giải thích về khủng hoảng tài chính 2008).Một giải pháp được đề xuất để giải quyết giảm phát là giảm lãi suất. Khi lãi suất tín dụng giảm, mọi người được khuyến khích vay nhiều hơn. Khi đó, với nhiều tín dụng có sẵn hơn, chính phủ dự đoán rằng các bên tham gia nền kinh tế sẽ tăng chi tiêu của họ. Giống như lạm phát, giảm phát có thể được đo lường thông qua Chỉ số giá tiêu dùng.Điều gì xảy ra khi bong bóng kinh tế vỡ?Dalio giải thích rằng biểu đồ chúng tôi minh họa ở trên (chu kỳ nợ ngắn hạn) là một chu kỳ nhỏ trong chu kỳ nợ dài hạn.Chu kỳ nợ dài hạn.Mô hình được mô tả ở trên (nguồn cung tín dụng tăng và giảm) tự lặp lại theo thời gian. Tuy nhiên, vào cuối mỗi chu kỳ, nợ sẽ tăng lên. Cuối cùng, khoản nợ trở nên không thể quản lý được, gây ra tình trạng xóa nợ trên quy mô lớn (khi các cá nhân cố gắng giảm nợ). Điều này được thể hiện bằng sự giảm đột ngột trên biểu đồ.Khi việc xóa nợ xảy ra, thu nhập bắt đầu giảm và tín dụng cạn kiệt. Khi không trả được nợ, các cá nhân tìm cách bán tài sản của mình. Nhưng khi quá nhiều người làm việc đó cùng một lúc, giá tài sản sẽ giảm do nguồn cung dồi dào.Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ trong những tình huống như thế này, và ở giai đoạn này, ngân hàng trung ương sẽ không thể giảm lãi suất để giảm bớt gánh nặng nếu chúng đã ở mức 0%. Nếu họ làm điều đó, lãi suất sẽ rơi xuống mức âm và đây là một giải pháp gây tranh cãi và không phải lúc nào cũng hiệu quả.Vậy họ có thể làm gì? Cách rõ ràng nhất là giảm chi tiêu và xóa nợ. Tuy nhiên, những điều này lại mang đến những vấn đề khác: chi tiêu giảm có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có lãi, đồng nghĩa với việc thu nhập của nhân viên sẽ giảm. Các ngành công nghiệp sẽ cần phải cắt giảm lực lượng lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.Sau đó, thu nhập thấp hơn và lực lượng lao động bị thu hẹp có nghĩa là chính phủ không thể thu nhiều thuế. Đồng thời, họ sẽ cần phải chi tiêu nhiều hơn để cung cấp cho số lượng người thất nghiệp ngày càng tăng. Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số tiền nhận được, họ sẽ bị thâm hụt ngân sách.Một giải pháp được đề xuất ở đây là bắt đầu in tiền (tăng công suất sử dụng máy in tiền, như trong các chu kỳ tiền điện tử). Với số tiền đó, ngân hàng trung ương có thể cho chính phủ vay để kích thích nền kinh tế. Nhưng điều này cũng có thể dẫn đến các vấn đề.In tiền gây ra lạm phát vì nó làm tăng cung tiền. Đây là một đường dốc trơn trượt mà cuối cùng có thể dẫn đến siêu lạm phát, khi lạm phát tăng nhanh đến mức phá hủy giá trị của đồng tiền và dẫn đến thảm họa kinh tế. Bạn chỉ cần nhìn vào các ví dụ của Cộng hòa Weimar vào những năm 1920, Zimbabwe vào cuối những năm 2000 hoặc Venezuela vào cuối những năm 2010 để thấy tác động của siêu lạm phát.Khi so sánh với các chu kỳ ngắn hạn, chu kỳ nợ dài hạn diễn ra trong một khung thời gian dài hơn nhiều, được cho là xảy ra cứ sau 50 đến 75 năm.Tất cả những điều này gắn kết với nhau như thế nào?Chúng tôi đã đề cập đến một số chủ đề ở đây. Cuối cùng, mô hình của Dalio xoay quanh sự sẵn có của tín dụng – khi có nhiều tín dụng, nền kinh tế bùng nổ. Khi có ít tín dụng hơn, nền kinh tế thu hẹp. Các sự kiện này xen kẽ nhau để tạo ra các chu kỳ nợ ngắn hạn, và các chu kỳ nợ ngắn hạn này tạo nên một phần của các chu kỳ nợ dài hạn.Lãi suất ảnh hưởng nhiều đến hành vi của những người tham gia vào nền kinh tế. Khi lãi suất ở mức cao, việc tiết kiệm trở nên có ý nghĩa hơn, vì chi tiêu không phải là ưu tiên nhiều. Khi lãi suất giảm, chi tiêu dường như là quyết định hợp lý hơn.Kết luậnCỗ máy kinh tế quá lớn, do đó bạn cảm thấy khó để hiểu hết tất cả các thành phần của nó. Tuy nhiên, bằng cách quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy các mô hình tương tự lặp đi lặp lại khi những người tham gia giao dịch với nhau.Đến bây giờ, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, tầm quan trọng của tín dụng và nợ cũng như các bước mà các ngân hàng trung ương thực hiện để cố gắng giảm thiểu thảm họa kinh tế. [...]
Nền kinh tế vận hành như thế nào?

Tin tức

Acala bắt tay cùng Anchor để thúc đẩy stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và PolkadotAcala, giao thức DeFi tương thích với Ethereum đã thông báo hợp tác với Anchor để thúc đẩy không gian stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và Polkadot.Sau các kế hoạch tích hợp Wormhole, hai bên đều được thiết lập để tăng tính thanh khoản và mang lại lợi nhuận cho aUSD và UST bằng cách đóng vai trò là cổng vào hệ sinh thái Defi của Polkadot và Terra.Acala bắt tay cùng AnchorBan đầu, Acala và cộng sự đến từ Kusama – Karura – sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ mở rộng các tùy chọn tài sản thế chấp của Anchor cho stablecoin UST với Liquid DOT (LDOT) và phái sinh staking thanh khoản mang lại lợi nhuận của Acala – Liquid KSM (LKSM).Theo thông cáo báo chí, các thực thể sẽ tập trung làm việc cùng nhau để “duy trì” các pool thanh khoản đồ sộ cho aUSD và UST trên Acala. Nó dự kiến ​​sẽ hoạt động như một cổng vào hệ sinh thái Polkadot cho người dùng UST. Cả hai cũng sẽ làm việc để tích hợp và triển khai nhiều hơn trong cả hai hệ sinh thái Acala và Terra.Ngoài ra, người dùng của mạng Polkadot và Kusama sẽ được kích hoạt quyền truy cập vào lợi nhuận Anchor với sự trợ giúp của LKSM và LDOT. Bước đầu tiên để đạt được điều này là chuyển tài sản staking thanh khoản của họ sang Terra thông qua nền tảng cầu nối xuyên chuỗi – Wormhole. Sau đó, LDOT hoặc LKSM của người dùng có thể được cung cấp làm tài sản thế chấp để vay UST trên Anchor.“Bằng cách đó, người dùng sau đó sẽ nhận được các ưu đãi của ANC khi vay và có thể gửi UST của họ vào mục Earn để kiếm được lợi tức ổn định. Với trường hợp sử dụng mới này cho LDOT và LKSM, một nhóm người dùng hoàn toàn mới từ Dotsama (Polkadot và Kusama) sẽ được giới thiệu đến hệ sinh thái Terra.”Trong tương lai, Acala và Anchor có kế hoạch tạo các pool UST/aUSD để nâng cao tính thanh khoản cho aUSD và UST. Ban đầu, các pool sẽ được phát triển trên Acala trước khi mở rộng trên nhiều parachain và layer 1. Trọng tâm cũng sẽ là cùng nhau phát triển không gian stablecoin phi tập trung.Acala đã công bố ra mắt Quỹ Hệ sinh thái aUSD trị giá 250 triệu đô la vào tháng trước. Mục đích chính là hỗ trợ các startup mới dành riêng cho việc xây dựng ứng dụng với các trường hợp sử dụng cho stablecoin của Acala trên bất kỳ Polkadot hoặc Kusama parachain nào. [...]
Acala bắt tay cùng Anchor để thúc đẩy stablecoin phi tập trung của hệ sinh thái Terra và Polkadot
Tiền điện tử sẽ phát triển mạnh khi thị trường suy thoái vì chiến tranh và lạm phát tăng caoNhà đầu tư tỷ phú David Rubenstein gần đây đã tham gia podcast “Invest Like the Best” và thảo luận về tác động của việc Nga xâm lược Ukraine. Rubenstein giải thích rằng chiến tranh đã gây ra áp lực lạm phát trong các nền kinh tế hậu Covid ở châu Âu và Mỹ, thúc đẩy mọi người hướng tới tiền điện tử.Tỷ phú David Rubenstein“Tôi từng hoài nghi về tiền điện tử ngay từ đầu vì tôi nhận ra rằng tài sản này không có nền tảng cơ bản. Nhưng tôi nhận ra bây giờ nhiều người trẻ tuổi không nghĩ phải có nhiều nền tảng cơ bản của đồng đô la, euro hoặc các loại tiền tệ khác, vì vậy họ cho rằng tôi thực sự không thể kiếm được vàng từ đô la của mình nữa.Vì vậy, lời hứa của chính phủ về việc làm cho nó có giá trị không thể được hiện thực hóa khi bạn có quá nhiều tiền mà bạn đang vay và thổi phồng so với giá trị của nó”.Cùng với những bình luận đó, Rubenstein cũng đề cập đến cách tiền điện tử hỗ trợ tài chính cho cư dân của các khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.“Nếu bạn đang ở Ukraine hoặc Nga và bạn muốn có một số tài sản trong khi đất nước của bạn đang gặp rất nhiều khó khăn, việc sở hữu một số loại tiền điện tử có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và bạn có thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, không phụ thuộc vào ngân hàng”.Rubenstein lập luận rằng mức độ chấp nhận tiền điện tử sẽ tăng lên khi lạm phát tồi tệ hơn trong những năm tiếp theo.Bitcoin được nhiều quốc gia sử dụng như một hàng rào chống lạm phát, ngay cả có chiến tranh và không liên quan. Xu hướng này cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhân vật quan trọng ngoài Rubenstein, chẳng hạn như Hoàng tử của Serbia tuyên bố Bitcoin là cách duy nhất để tránh lạm phát và Max Keizer nói rằng “Những người Mỹ có ít hơn 20 Bitcoin sẽ không làm được”.Ảnh hưởng của chiến tranh đối với nền kinh tế toàn cầuTrở lại những tác động của chiến tranh đối với nền kinh tế toàn cầu, David Rubenstein nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang làm trì hoãn các biện pháp kích thích cần thiết mà nền kinh tế hậu Covid cần để khôi phục:“Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau Covid, chúng ta hiện đang rơi tự do xét về khía cạnh kinh tế toàn cầu. Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến ​​sự suy giảm đáng kể trong nền kinh tế Nga và Ukraine – nhưng nó đang lan sang nền kinh tế châu Âu và ở một mức độ nào đó là nền kinh tế Mỹ”.Cũng cần nói thêm rằng không có cách nào để biết nền kinh tế toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai trước khi xung đột này được giải quyết.Cuối cùng, ông khẳng định bất ổn và các rào cản nền kinh tế toàn cầu dẫn đến lạm phát.“Những người trước đây chưa từng phải lo lắng về lạm phát thì nay đã bắt đầu làm như vậy. Giá của mọi hàng hóa mua hàng ngày sẽ tăng lên… nó đang đến mức khiến mọi người phải bận tâm”.Lạm phát cao hơn dự đoánDữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy lạm phát tiếp tục tăng qua các tháng ở Hoa Kỳ. BLS đã công bố số liệu CPI mới nhất của tổ chức và lạm phát đã tăng đột biến kể từ năm ngoái. Theo số liệu CPI mới nhất, giá tiêu dùng trong tháng 3 đã tăng lên 8,5%.Vào tháng 2, dữ liệu CPI cho thấy lạm phát đã lên tới 7,9% khi giá nhiên liệu động cơ chỉ tăng 6,7%. Giả sử chúng ta thay thế con số 6,7% điều chỉnh theo mùa bằng giá trị báo cáo là 25%. Trong trường hợp đó, lạm phát toàn phần có thể khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.Mức tăng hàng năm của tháng 3 tăng 1,2% so với năm trước. Theo một báo cáo dữ liệu của Bloomberg, “các nhà kinh tế đồng thuận” dự kiến ​​mức tăng 8,4% trong tháng Ba.Khi lạm phát quá nóng như các số liệu cho thấy, chúng ta có khả năng chứng kiến ​​một đợt bán tháo lớn cổ phiếu và công nghệ phát triển mạnh. Thật không may, Bitcoin thường hoạt động giống công nghệ và đi theo quỹ đạo hướng xuống khi điều này xảy ra. Tuy nhiên, ngay cả khi giá Bitcoin giảm 4% trong ngày hôm nay, nó vẫn có khả năng hoạt động như một biện pháp phòng ngừa lạm phát chỉ đơn giản bằng cách không giảm thêm nữa khi số liệu CPI được công bố.Tiền điện tử trong bối cảnh lạm phátVới việc thị trường tiền điện tử mở cửa 24/7, chúng có khả năng phản ứng theo thời gian thực với các sự kiện trên thế giới. Sẽ rất thú vị khi theo dõi chuỗi phản ứng của các loại tiền điện tử hàng đầu nếu cổ phiếu công nghệ giảm đáng kể khi thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch trước thị trường. [...]
Tiền điện tử sẽ phát triển mạnh khi thị trường suy thoái vì chiến tranh và lạm phát tăng cao
Binance.US gọi vốn thành công $200 triệu, nâng định giá lên $4,5 tỷBinance.US, chi nhánh tại Mỹ của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã kết thúc vòng gọi vốn đầu tiên của mình.Trong một bài đăng trên blog hôm thứ Tư, Binance.US thông báo rằng họ đã hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên, huy động được hơn 200 triệu đô la với mức định giá 4,5 tỷ đô la. Vòng này đã thu hút một nhóm các công ty đầu tư mạo hiểm toàn sao, bao gồm RRE Ventures, Foundation Capital, VanEck và Circle Ventures. Vòng gọi vốn cũng bao gồm một số công ty tập trung vào đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) như Gaingels và Gold House.Mặc dù đây là lần gọi vốn đầu tiên của công ty, nhưng công ty đã đạt được mức định giá cao nhất là 10 con số nhờ vào thành công của công ty mẹ, Binance. Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tổ chức đợt huy động vốn cuối cùng vào năm 2018, vì vậy, hiện tại rất khó định giá. Tuy nhiên, CEO Changpeng Zhao, người sở hữu 90% cổ phần của công ty, ước tính có giá trị ròng theo thời gian thực là hơn 65 tỷ đô la.Binance.US đã cho biết rằng họ sẽ sử dụng số tiền mới huy động được để nâng cao nền tảng giao dịch của mình, phát triển và tung ra một bộ sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng Hoa Kỳ, đồng thời quảng bá thương hiệu Binance.US thông qua các sáng kiến giáo dục.Giống như nhiều sàn giao dịch tiền điện tử cung cấp dịch vụ của họ trên toàn cầu, Binance đã tạo một nền tảng riêng cho khách hàng Hoa Kỳ để đảm bảo nó tuân thủ các quy định địa phương. Kể từ khi thành lập cách đây ba năm, Binance.US đã phát triển thành một doanh nghiệp độc lập có lợi nhuận và là “sàn giao dịch phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ”, theo CEO Brian Shroder của công ty. Mặc dù bị hạn chế về dịch vụ so với các sàn giao dịch khác của Hoa Kỳ như Coinbase, Binance.US hiện hỗ trợ hơn 85 loại tiền điện tử và 190 cặp giao dịch. [...]
Binance.US gọi vốn thành công $200 triệu, nâng định giá lên $4,5 tỷ
Decentraland bắt tay cùng Samsung và AmazonTrong khi được biết đến nhiều hơn với các tính năng Metaverse, Decentraland cũng là một khoản đầu tư ưa thích của holder token MANA. Vài tuần gần đây, khi thị trường dường như đang phục hồi, MANA mặc dù tăng 21,11% nhưng cũng kích hoạt đà giảm. Tuy vậy, những tiến triển mới nhất trong hệ sinh thái có thể thay đổi mọi thứ theo chiều hướng tốt hơn.Decentraland bắt tay cùng Samsung & AmazonKhi sự cường điệu Metaverse trên khắp thế giới tiếp tục phát triển, có thể mong đợi ngày càng nhiều công ty chính thống chấp nhận lĩnh vực này và tận dụng sự phấn khích sau đó. Samsung và Amazon là các ứng cử viên tiêu biểu đã làm như vậy trong tuần này.Nhân dịp ra mắt điện thoại mới của OnePlus, Amazon Ấn Độ đã tổ chức sự kiện Metaverse trên Decentraland và “đập hộp” điện thoại trong đó.Với việc Metaverse vẫn tiếp tục được quan tâm nhiều hơn ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới, những chiến lược như vậy từ một thị trường lớn chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa rộng hơn.Thứ hai, sau khi ra mắt thế giới ảo 837X tại Decentraland vào tháng 1 năm nay, Samsung đã tổ chức một sự kiện khác cách đây vài ngày, giới thiệu dòng sản phẩm đổi mới giải trí gia đình sắp tới và cho phép khách tham quan thiết kế tác phẩm nghệ thuật NFT của riêng họ.Tuy nhiên, xu hướng tăng giá MANA chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và biến mất ngay sau đó, đẩy altcoin này về mức 2,67 đô la. Cho đến nay, giá vẫn bị mắc kẹt trong vùng hợp nhất kéo dài 4 tháng giữa 3,51 đô la và 2,41 đô la.Tồi tệ hơn nữa, xu hướng giảm hoạt động trên thị trường MANA 4 ngày trước. Nhưng có lẽ đã không bắt kịp tốc độ vì các tín hiệu thị trường rộng lớn hơn nhanh chóng làm thay đổi xu hướng.Đây là lý do tại sao kể từ tháng 2, chưa lần nào Chỉ số định hướng trung bình (ADX) vượt qua ngưỡng 25 để tạo sức mạnh cho xu hướng đang hoạt động.Hành động giá của MANA | Nguồn: TradingViewNếu MANA có thể test giới hạn trên của vùng này, nó sẽ mang lại một số tín hiệu tăng giá rất cần thiết đối với Decentraland vì ngay cả mặt trận Metaverse cũng đang gây thất vọng.Sau nhiều tháng, tổng doanh số mỗi tháng đang giảm dần. Sau khi đạt đỉnh 19,3 triệu đô la vào tháng 1, con số này trượt xuống thấp hơn và vào tháng trước, tổng doanh số LAND chỉ trị giá 7,1 triệu đô la.Doanh số LAND hàng tháng của Decentraland | Nguồn: DuneMặc dù doanh số bán chưa đến mức quá tệ nhưng khối lượng hàng tháng duy trì ở mức thấp vì giá trung bình của mỗi LAND giảm xuống chỉ còn 7.100 đô la, thấp nhất trong 9 tháng. Do đó, vào tháng này, khối lượng có thể tăng trở lại vì hiện tại giá trung bình cho một mảnh đất trong thế giới ảo này là gần 11.000 đô la.Giá trung bình của LAND | Nguồn: DuneĐây là một dấu hiệu tốt vì giá cao hơn chứng tỏ nhu cầu cao hơn. Điều này sẽ hỗ trợ đà tăng giá ổn định cho MANA. [...]
Decentraland bắt tay cùng Samsung và Amazon
Cardano mở rộng sang Metaverse khi DeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biếnSau khi những người hoài nghi chê bai Cardano vì hoạt động DeFi giảm dần kể từ nâng cấp Alonzo, hoạt động hợp đồng thông minh của blockchain này cuối cùng cũng gia tăng khi lần đầu tiên mạng chứng kiến số lượng hợp đồng thông minh trên nền tảng vượt mốc 2.000.Một trong những nền tảng được hưởng lợi nhiều nhất từ nâng cấp là nền tảng hợp đồng thông minh Plutus. Theo thống kê, số lượng các tập lệnh trên đó tăng 489 chỉ trong 2 ngày. Nền tảng này có 1.671 hợp đồng thông minh vào ngày 28/3 nhưng đạt đến 2.160 vào ngày 30/3.Nguồn: datastudio.google.comDeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biến trên CardanoNhững con số trên cho thấy mức tăng lớn khi mà số lượng tập lệnh của Plutus chỉ đạt 1.000 trên blockchain Cardano vào tháng 1. Điều này cũng cung cấp cho các nền tảng DeFi cơ hội triển khai và tích hợp trên Cardano nhanh và dễ dàng hơn, đồng thời làm cho token gốc ADA có thể được lập trình nhiều hơn.Điều thú vị là hoạt động DeFi của Cardano chứng kiến tổng giá trị bị khóa (TVL) tăng vọt trong tháng 3. Theo một trong những báo cáo trước đây, TVL của Cardano tăng 39.000% kể từ đầu năm 2022. Mặc dù con số hiện tại là khoảng 246 triệu đô la, nhưng nó đã chạm mức cao nhất là 326 triệu đô la vào ngày 24/3.Bất chấp những phát triển này, team Cardano vẫn tập trung cải tiến nhiều hơn, giúp Cardano trở thành một trong những mạng được cải thiện nhiều nhất trong lĩnh vực tiền điện tử vào năm nay. Họ đã lên lịch hard fork Vasil vào tháng 6. Hard fork này dự kiến sẽ nâng cấp thông lượng giao dịch trên nền tảng và tăng thanh khoản, khối lượng.Cardano mở rộng cải tiến sang các dự án MetaverseTrong một diễn biến khác, dự án Metaverse đầu tiên Pavia của blockchain Cardano được đón nhận nhiệt tình vào những tháng gần đây, với số lượng chủ sở hữu đất được báo cáo đã vượt quá 20.000. Tương tự như Decentraland, dự án được đặt tên theo nơi sinh của Gerolamo Cardano.Gần đây, một podcast đã tiết lộ mạng này đang tìm cách hợp tác với rapper huyền thoại Snoop Dogg để thảo luận về các mặt hàng sưu tập, nhạc chưa phát hành và các bản chào bán.Rapper huyền thoại người Mỹ là nhà sưu tập NFT nổi tiếng và đây có thể là cơ hội để đưa ông đến với Cardano.Tất cả những điều này đã hỗ trợ ADA trở thành một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong thời kỳ tăng giá nhẹ của ngành công nghiệp tiền điện tử.Theo dữ liệu từ Coingecko, ADA đã tăng hơn 24% trong vòng 30 ngày qua và hiện đang giao dịch ở mức 1,15 đô la sau khi tăng gần 5% trong 24 giờ qua.ADA/USDT | Nguồn: Tradingview [...]
Cardano mở rộng sang Metaverse khi DeFi và hợp đồng thông minh tăng đột biến
3 lý do tại sao mùa altcoin có thể sắp xảy raMùa altcoin là một giai đoạn của chu kỳ thị trường tiền điện tử mà các nhà đầu tư đều rất yêu thích. Đây là thời kỳ mà altcoin có xu hướng tăng giá, mang lại mức tăng bội số. Tuy nhiên, có rất nhiều thành phần cùng tạo nên mùa altcoin và mỗi thành phần cần phải ở đúng vị trí để kích hoạt thời kỳ tuyệt vời này.Sự kết hợp hoàn hảoTương tự như thị trường cổ phiếu, chu kỳ của tiền điện tử bao gồm một đợt tăng giá và giảm giá. Tuy nhiên, sẽ rất khó để phân biệt giữa chúng nếu thực hiện cách tiếp cận chi tiết. Ví dụ, đợt tăng giá điển hình bao gồm Bitcoin và các altcoin cùng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế, khi BTC bắt đầu bật lên mạnh mẽ, các altcoin sẽ lùi lại và chỉ phục hồi khi tiền điện tử hàng đầu chậm lại để chờ đợi đợt tăng giá tiếp theo.Tuy nhiên, khi chu kỳ tăng trưởng chín muồi, cả hai loại tài sản sẽ phục hồi song song.Yếu tố hàng đầu thúc đẩy mùa altcoin là vòng quay vốn từ các nhà đầu tư đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận. Hiện tại, giá Bitcoin đã vượt qua rào cản 45.000 đô la và có cơ hội tốt để các altcoin tăng giá. Trên thực tế, nhiều altcoin tăng 20% chỉ trong một ngày.Một căn cứ khác là tỷ lệ thống trị của Bitcoin giảm trong mùa altcoin. Hiện tại, tỷ lệ thống trị của BTC đang dao động quanh mức 40% sau khi bị từ chối tại 44%. Nhìn chung, diễn biến thoái lui này sẽ kéo dài, thậm chí trượt xuống 39%.Động thái giảm như vậy là một dấu hiệu cho thấy vốn đang chảy từ BTC sang các altcoin.Tỷ lệ thống trị của BTC | Nguồn: TradingViewGiá Bitcoin và altcoin có tiếng nóiMột yếu tố khác ủng hộ khẳng định mùa altcoin sắp bắt đầu là giá Bitcoin. Mặc dù có nhiều khả năng BTC chạm mức 53.000 đô la, nhưng không có bằng chứng hoặc lập luận hỗ trợ nào chỉ ra cuộc biểu tình sẽ mở rộng trên mức này.Quan sát biểu đồ đính kèm bên dưới, giá của Bitcoin có 3 khu vực hỗ trợ chính: 52.000 đến 53.486 đô la, 42.076 đến 44.654 đô la, 35.000 đến 37.033 đô la.Khu vực đầu tiên là một trở ngại lớn và khó có thể vượt qua. Khu vực thứ hai là mức hỗ trợ tức thời và khu vực thứ ba là tuyến phòng thủ cuối cùng. Phá vỡ vùng hỗ trợ cuối cùng có thể gây giảm xuống 30.000 đô la hoặc thấp hơn.Đợt tăng gần đây đã phá vỡ rào cản kháng cự 45.000 đô la và đưa giá vượt lên trên mức mở năm, cho thấy sự hồi sinh của người mua. Tuy nhiên, do sự hiện diện của các rào cản phía trước, hành động giá của Bitcoin sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, có khả năng nó sẽ bị kìm hãm giữa các khu vực này.BTC/USDT | Nguồn: TradingViewCuối cùng, chỉ số altcoin cũng gợi ý lật rào cản 4.146 sẽ loại bỏ tất cả rào cản tức thời, cho phép các altcoin tăng giá.Chỉ số altcoin | Nguồn: TradingviewNhờ chuyển động đi ngang của Bitcoin, tỷ lệ thống trị BTC giảm và số liệu hiện tại của chỉ số altcoin, mùa altcoin dường như có nhiều khả năng tự bắt đầu. Nhìn chung, cả ba khía cạnh đều hứa hẹn điều này sẽ xảy ra và hỗ trợ hoàn hảo cho nhau. [...]
3 lý do tại sao mùa altcoin có thể sắp xảy ra
Vụ hack DeFi lịch sử: Ronin bị trộm 625 triệu đô la, giá token giảm 30%Ronin, một sidechain liên kết với Ethereum được phát triển bởi Sky Mavis, cha đẻ Axie Infinity, đã xác nhận một lỗ hổng bảo mật lớn trong một bài đăng trên blog gần đây.There has been a security breach on the Ronin Network.https://t.co/ktAp9w5qpP— Ronin (@Ronin_Network) March 29, 2022Dự án đã mất khoảng 625 triệu đô la (173.600 ETH và 25,5 USDC) sau khi các node xác thực Ronin của Sky Mavis, cũng như các node xác thực Axie DAO, bị xâm nhập và rút cạn bởi một tác nhân độc hại vào tuần trước.Đây có thể là vụ hack Defi lớn nhất trong lịch sử, vượt qua vụ trộm Poly Network trị giá 611 USD diễn ra vào tháng 8 năm ngoái.Hacker trong vụ Ronin đã có thể tạo ra các giao dịch giả mạo với sự trợ giúp của các khóa cá nhân bị xâm phạm.Trong khi Poly Network đã nỗ lực lấy lại hầu như tất cả các khoản tiền bị đánh cắp, vẫn còn phải xem Ronin sẽ xử lý sự cố hack lịch sử như thế nào. Địa chỉ được liên kết với kẻ tấn công vẫn kiểm soát phần lớn số tiền điện tử bị đánh cắp.Các nhà phát triển đằng sau mạng Ronin đã bắt đầu làm việc với các quan chức thực thi pháp luật cũng như các giám đốc điều hành blockchain để truy tìm hacker đứng sau vụ trộm DeFi lớn nhất từ ​​trước đến nay.Giá của mã thông báo quản trị Ronin (RON) đã giảm gần 30% kể từ khi bị hack, và hiện đang giao dịch ở mức $1,8 vào thời điểm viết bài.Nguồn: TradingViewRonin đã được ra mắt vào tháng 2 năm ngoái để loại bỏ phí gas cắt cổ và giúp các giao dịch nhanh hơn nhiều. Vào tháng 1, nhóm Sky Mavis đã giới thiệu token RON.Theo dữ liệu được cung cấp bởi blockchain sluth Elliptic, kẻ tấn công đằng sau vụ hack Ronin thảm khốc đã bắt đầu rửa tiền. [...]
Vụ hack DeFi lịch sử: Ronin bị trộm 625 triệu đô la, giá token giảm 30%
Hoa Kỳ thừa nhận những lợi ích của tiền điện tửBộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã đưa ra những tuyên bố tích cực liên quan đến tiền điện tử sau khi đã đưa ra nhiều nhận xét quan trọng trong quá khứ.Trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào ngày 25 tháng 3 , Yellen thừa nhận rằng “tiền điện tử rõ ràng đã phát triển nhảy vọt”. Khi được hỏi liệu bà có giảm sự hoài nghi đối với tiền điện tử so với trước đây hay không, Yellen thừa nhận rằng có “những lợi ích từ tiền điện tử”. Bà cũng nói rằng Kho bạc “nhận ra rằng sự đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể là một điều lành mạnh.”Mặc dù bà không nghĩ rằng việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán đã tăng lên đáng kể, nhưng tiền điện tử hiện là một phần trong nhiều chiến lược đầu tư của người Mỹ.Tuy nhiên, Yellen vẫn có “một chút hoài nghi” về việc sử dụng tiền điện tử không đúng cách. Bà cho rằng vẫn còn những mối lo ngại và rủi ro hợp lệ xung quanh sự ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như các giao dịch bất hợp pháp. Và Kho bạc muốn đưa ra các khuyến nghị tạo ra môi trường pháp lý cho tiền điện tử đồng thời khuyến khích sự phát triển và đổi mới có trách nhiệm.Yellen cũng đề cập rằng chính quyền Biden gần đây đã ban hành một lệnh hành pháp yêu cầu Kho bạc và các cơ quan khác làm việc theo các quy định mới về tiền điện tử.Bộ trưởng Tài chính trong lịch sử đã rất phê phán tiền điện tử. Vào tháng 1 năm 2021, Yellen gợi ý rằng tiền điện tử “được sử dụng chủ yếu cho tài chính bất hợp pháp.”Vào tháng 2 năm 2021, bà chê bai Bitcoin “cực kỳ kém hiệu quả” trong giao dịch tài chính, nhấn mạnh năng lượng liên quan đến việc khai thác Bitcoin. Bà cũng tuyên bố nó là một khoản đầu tư “cực kỳ biến động” và “có tính đầu cơ cao”.Trước đó, vào năm 2018, Yellen đã nói trong một diễn đàn fintech rằng bà “không phải fan” của Bitcoin vì những lý do tương tự.Bất chấp các tuyên bố, công ty phân tích Chainalysis cho thấy mỗi năm từ năm 2017 đến năm 2021, chỉ 0,15% -3,4% giao dịch tiền điện tử liên quan đến tài chính bất hợp pháp. [...]
Hoa Kỳ thừa nhận những lợi ích của tiền điện tử
Acala cùng 9 nhóm Polkadot parachain thành lập Quỹ hệ sinh thái aUSD 250 triệu đô laAcala đã hợp tác với 9 nhóm Polkadot parachain và một số quỹ mạo hiểm để khởi động Quỹ hệ sinh thái trị giá 250 triệu đô la Mỹ. Nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ các startup sắp tới tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng với các trường hợp sử dụng stablecoin mạnh mẽ trên bất kỳ Polkadot hoặc Kusama parachain nào.‘Quỹ hệ sinh thái aUSD’ 250 triệu đô laNhững người tham gia quỹ đang tìm kiếm các ứng dụng hỗ trợ Solidity hoặc Substrate thúc đẩy lợi nhuận hoặc tiện ích cho stablecoin đa thế chấp của Acala – aUSD. Chúng bao gồm thị trường tiền tệ, DEX, các công cụ phái sinh, quản lý tài sản, DAO, thanh toán và các trường hợp sử dụng khác.Acala, nine parachain teams, and a group of venture funds have launched the $250 million 'aUSD Ecosystem Fund' 🅰️💸The fund is seeking early-stage projects from any @Polkadot or @KusamaNetwork parachain with strong $aUSD stablecoin use cases 🚀https://t.co/OJ2V47ZUry pic.twitter.com/NDgLg2bG8N— Acala (@AcalaNetwork) March 23, 2022Quỹ này nhằm mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện đầu tư vào các nhóm ở giai đoạn đầu xây dựng trong hệ sinh thái Polkadot và Kusama với stablecoin aUSD là trung tâm.Ngoài ra, nó cũng tìm cách mở rộng hai hệ sinh thái với sự trợ giúp của việc gia tăng hoạt động chuỗi chéo và tăng trưởng của aUSD.Sau khi chấp nhận tham gia Quỹ hệ sinh thái aUSD, nhóm Acala, cùng với tất cả các đối tác và những người ủng hộ, sẽ đảm bảo nguồn vốn từ các quỹ đầu ngành.Các nền tảng này có thể thúc đẩy nhóm kỹ sư của Acala hoặc cả các dự án dựa trên Solidity và Substrate, đồng thời tăng cường TVL của nó bằng cách bơm thanh khoản aUSD. Các dự án sẽ có thể mở rộng hệ sinh thái của họ thông qua mạng lưới của quỹ và phát triển thương hiệu của riêng họ.Trong số những người hỗ trợ quỹ có – Alameda, Arrington Capital, 1Confirmation, Alliance DAO, Blockchange Ventures, BlockTower Capital, CMS, CMT Digital, CoinFund, Coinsummer, Continue Capital, D1 Ventures, Digital Currency Group, DFG, GoldenTree Asset Management, Hash3, Hashed, Digital Renaissance Foundation, Kraken Ventures, LongHash Ventures, Pantera Capital, ParaFi Capital, Polychain Capital, v.v.Stablecoin gốc của Polkadot – aUSDAcala đã công bố sự ra mắt của stablecoin phi tập trung, đa tài sản thế chấp – aUSD – vào tháng 2 năm nay. Về cốt lõi, aUSD nhằm mục đích định vị mình như một stablecoin cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Polkadot và Kusama. Ý tưởng cho stablecoin phi tập trung bắt đầu với nhu cầu cung cấp năng lượng cho các giao dịch, cung cấp phương tiện trao đổi và là tài sản định tuyến mặc định cho nền kinh tế của các nền kinh tế Polkadot.Về cơ bản, giao thức stablecoin sử dụng một hệ thống hỗ trợ đa tài sản thế chấp để tạo ra một token được gắn với USD. Nó tạo ra một loại tiền tệ ổn định từ một rổ tài sản dự trữ, do đó cho phép người dùng giao dịch, mua bán và tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ sử dụng USD mà không cần lo lắng về yếu tố biến động giá. [...]
Acala cùng 9 nhóm Polkadot parachain thành lập Quỹ hệ sinh thái aUSD 250 triệu đô la
2 triệu ETH đã bị đốt kể từ khi EIP-1559 được kích hoạt – Đếm ngược “Merge”Theo dữ liệu từ Ultrasound.money, số lượng ETH bị đốt lên đến 2 triệu vào thời điểm hiện tại. EIP-1559 được kích hoạt bởi hardfork London vào tháng 8 năm 2021, ở độ cao khối 12.965.000, nhằm giới thiệu một cơ chế đốt một phần phí gas với mỗi giao dịch Ethereum.EIP-1559 được tạo ra để điều chỉnh thị trường phí của Ethereum vì nó trước đây thông qua một hệ thống đấu giá, khiến chi phí giao dịch không thể đoán trước được. Với EIP-1559, người dùng Ethereum phải trả một khoản phí tối thiểu cho các giao dịch được gọi là “phí cơ sở” và họ có thể thêm một khoản tiền boa tùy chọn cho các thợ đào để giao dịch của họ được thực hiện nhanh hơn trong thời gian mạng bị nghẽn. EIP-1559 cũng tạo thêm áp lực giảm phát đối với ETH và giảm nguồn cung theo thời gian.Theo Ultrasound.money, Ethereum hiện đốt trung bình 6,1 ETH mỗi phút. Một phần lớn trong số đó được đốt trên OpenSea, thị trường NFT lớn nhất thế giới, với 230.044 ETH. Mặc dù Uniswap trước đây là công cụ tiêu gas lớn nhất trên mạng, nhưng sự bùng nổ trên thị trường NFT đã dẫn đến việc OpenSea chiếm vị trí đầu bảng, đứng vị trí thứ hai thuộc về ETH transfers (190.135 ETH) và sau đó là Uniswap (127.017 ETH).Số ETH bị đốt từ khi kích hoạt EIP-1559 | Nguồn: Ultrasound.moneyEthereum chuẩn bị cho Merge Sau hardfork London, bản cập nhật giao thức lớn tiếp theo của Ethereum là bước chuyển mình rất được mong đợi từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) sang Proof-of-Stake (POS). Merge sẽ chứng kiến layer đồng thuận của blockchain (còn được gọi là Beacon Chain) hợp nhất với layer thực thi (Ethereum mainnet).Merge có khả năng được xây dựng trong tuần này khi Ethereum đã thành công hoàn thành Kiln testnet mặc dù Tim Beiko của Ethereum Foundation đã báo cáo rằng một máy khách không tạo được khối trong quá trình chạy thử nghiệm.Việc chuyển sang POS của Ethereum dự kiến ​​sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử blockchain. Bên cạnh việc giới thiệu một sự thay đổi giao thức quan trọng để trao phần thưởng cho những người stake ETH thay vì các thợ đào, Ethereum cũng được kỳ vọng sẽ tiết kiệm năng lượng hơn 99,95%, một điều đáng được hoan nghênh bởi cộng đồng tiền điện tử nói chung.Điều quan trọng, một khi quá trình merge diễn ra, nó sẽ giảm đáng kể lượng phát thải ETH. Nguồn cung ETH hiện tăng khoảng 4,5% hàng năm để trả cho các thợ đào, nhưng với POS, mức phát thải hàng năm dự kiến ​​chỉ gần 1%. Vì EIP-1559 trung bình đốt 6 ETH mỗi phút, nên người ta ước tính rằng tốc độ đốt ETH có thể vượt qua số coin được phát hành trong phần thưởng khối cho trình xác thực. Tại thời điểm đó, ETH sẽ trở thành một tài sản giảm phát.Mặc dù ngày ra mắt vẫn chưa được xác nhận, Merge dự kiến ​​diễn ra vào tháng 6 năm 2022. [...]
2 triệu ETH đã bị đốt kể từ khi EIP-1559 được kích hoạt – Đếm ngược “Merge”
Thợ đào đang tăng cường mở rộng hoạt động khai thác và hold BitcoinCác thợ đào Bitcoin (BTC) đang nắm giữ ngày càng nhiều BTC trong khi “không ngừng mở rộng” hoạt động của họ vào năm 2022.Báo cáo của Arcane Research chỉ ra rằng, các thợ đào Bitcoin được niêm yết công khai đang “liên tục tìm kiếm các cơ hội mở rộng”, khi “có kế hoạch tăng mạnh hashrate của toàn bộ mạng lưới vào năm 2022”.Hashrate dự kiến của các công ty khai thác Bitcoin được niêm yết công khai | Nguồn: Arcane ResearchTheo số liệu mới nhất từ ​​chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge, 44,95% hashrate toàn cầu đến từ các thợ đào Bắc Mỹ. Với việc nhiều công ty khai thác Bitcoin công khai đang dự kiến tăng mạnh hashrate, thị trường cũng sẽ “có khả năng tăng trưởng”.Jaran Mellerud, một nhà phân tích của Arcane Research, nói rằng “hầu hết các thợ đào được niêm yết công khai đều theo đuổi chiến lược hodl, cố gắng hết sức để giữ càng nhiều Bitcoin đã khai thác càng tốt”.“Chiến lược hodl này cho phép họ trở thành phương tiện đầu tư Bitcoin cho các nhà đầu tư muốn sở hữu bitcoin gián tiếp thông qua cơ cấu đầu tư”.Whit Gibbs, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Compass Mining, giải thích rằng, “các công ty khai thác công khai chắc chắn có lợi thế khi nói đến việc bán Bitcoin vì họ có quyền truy cập vào thị trường vốn”.“Họ không cần phải thanh lý Bitcoin của mình để mua thêm máy móc, tăng không gian vận hành… Họ có thể tiếp cận thị trường vốn và lấy số tiền đó để tiếp tục mở rộng hoạt động. Vì vậy, các miner có thể nắm giữ các vị trí lớn trong Bitcoin”.Gibbs cho biết thêm, một số công ty khai thác lớn nhất hiện đang nắm giữ một lượng lớn Bitcoin. Như đã được công bố trên BitcoinTreasaries, công ty khai thác Bitcoin, Marathon là doanh nghiệp nắm giữ lượng Bitcoin lớn thứ ba trên toàn thế giới, ngay sau Tesla và MicroStrategy.Lượng Bitcoin nắm giữ của những công ty khai thác Bitcoin được niêm yết công khai | Nguồn: Arcane ResearchKể từ tháng 1 năm 2021, dự trữ của các thợ đào đã tăng đều đặn, phản ánh chiến lược HODL của họ. Gibbs gợi ý rằng, các công ty khai thác Bitcoin được giao dịch công khai đang “áp dụng nhiều cách tiếp cận tăng giá hơn đối với Bitcoin”.“Các công ty đang xem xét thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của họ như một cách để tăng định giá thị trường của mình”.Dự trữ của các miner đang tăng đều đặn | Nguồn: CryptoQuantMellerud cũng hiểu rằng, cổ phiếu khai thác Bitcoin ngày càng phổ biến trên các thị trường tài chính kế thừa. “Nhu cầu về các phương tiện đầu tư Bitcoin đang cao, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, vì thị trường Bitcoin ETF chưa trưởng thành.”Câu chuyện về Bitcoin ETF được xem là yếu điểm đối với mạng lưới, vì các đơn đăng ký Bitcoin ETF đã liên tiếp bị từ chối.Trong khi sự quan tâm của thị trường đối với những người khai thác Bitcoin tăng lên, Mellerud tóm tắt lý do tại sao mô hình kinh doanh khai thác lại hấp dẫn và hiệu quả.“Những người khai thác là một số nhà đầu cơ Bitcoin lớn nhất, họ sử dụng thị trường nợ và vốn cổ phần rất phát triển ở Hoa Kỳ để huy động tiền trả cho các khoản mở rộng và chi phí hoạt động, cho phép họ giữ lại số Bitcoin mà mình khai thác được”.Chẳng hạn, Bitcoin Miner Hut 8, gần đây đã công bố doanh thu kỷ lục, với tổng lượng BTC nắm giữ tăng 100%. Năm 2022 có thể không phải là năm của phe bò, nhưng đây chắc chắn là thời điểm tốt để khai thác công khai BTC. [...]
Thợ đào đang tăng cường mở rộng hoạt động khai thác và hold Bitcoin
Fed, lạm phát và chiến tranh có thể thúc đẩy Bitcoin breakout trong năm nayTrong một tweet vào ngày 17 tháng 3, Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence, đã đưa ra nhận định lạc quan mới về tương lai của Bitcoin (BTC) trong điều kiện vĩ mô hiện tại, tuyên bố rằng nó “có thể đã sẵn sàng” breakout nhờ lạm phát trong năm nay.Vàng đánh bại Bitcoin là điều “khó xảy ra” trong năm nayNổi tiếng với niềm tin vào Bitcoin đến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây nhất, McGlone lập luận rằng lạm phát cuối cùng sẽ giúp Bitcoin “trưởng thành” như một loại tài sản, tuyên bố rằng nó thậm chí sẽ đánh bại vàng về lợi nhuận.Facing the #FederalReserve, inflation and war, 2022 may be primed for risk-asset reversion and mark another milestone in #Bitcoin's maturation. It's unlikely for Bitcoin to stop outperforming #gold, #stockmarket amid bumps in the road as the Fed attempts another rate-hike cycle. pic.twitter.com/4v1kvcq3vd— Mike McGlone (@mikemcglone11) March 17, 2022“Đối mặt với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), lạm phát và chiến tranh, năm 2022 có thể được chuẩn bị cho màn đảo ngược tài sản rủi ro và đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong quá trình trưởng thành của Bitcoin. Không có khả năng Bitcoin sẽ ngừng vượt trội so với vàng, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn khi Fed cố gắng một chu kỳ tăng lãi suất khác”.Dự báo theo sau dự báo đầu tiên mà Fed gợi ý sẽ là một loạt các đợt tăng lãi suất quan trọng, sự kiện mang lại một sự thúc đẩy khiêm tốn nhưng đáng hoan nghênh đối với hành động giá BTC.Bitcoin cán mốc 1 triệu đô laTuy nhiên, McGlone không đơn độc trong dự đoán của mình. Arthur Hayes, cựu CEO của sàn giao dịch BitMEX, đã đưa ra một cảnh báo rõ ràng về những gì sẽ xảy ra đối với thị trường tài chính toàn cầu trong bài đăng mới nhất của mình trên Medium.Hayes luận rằng cuộc chiến Ukraine – Nga đang làm tăng thêm áp lực lạm phát vì nó cho thấy rằng ngay cả tài sản ngoại tệ của ngân hàng trung ương cũng có thể bị đánh cắp một cách hiệu quả.“Bạn không thể loại bỏ nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới – và tài sản thế chấp mà các nguồn tài nguyên hàng hóa này đại diện – khỏi hệ thống tài chính mà có thể tránh được hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng và khó lường trước”.Đề cập đến một loạt các chủ đề vĩ mô, Hayes đã nhìn thấy trước một cuộc tái cấu trúc hệ thống tài chính, trong đó Bitcoin, giống như cổ phiếu và hàng hóa, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.“Nếu bạn không muốn giữ Bitcoin của mình, thì hãy nhắm mắt lại, nhấn nút mua và tập trung vào sự an toàn của gia đình bạn từ quan điểm vật chất và tiền tệ. Một vài năm sau bất chợt nhớ lại, khi sương mù chiến tranh tan biến thì các công cụ tiền tệ sẽ chi phối toàn bộ thương mại toàn cầu”.Tuy nhiên, cuối cùng, cả Bitcoin và vàng sẽ đóng một vai trò quan trọng như là kho lưu trữ giá trị trong bối cảnh các chính phủ khác đang suy giảm sự tham gia vào đồng đô la Mỹ và Euro tiêu chuẩn.Trong những hoàn cảnh như vậy, điều mà Hayes thừa nhận là vàng có thể là năm con số một Ounce, trong khi Bitcoin có thể đạt đến bảy con số.“Đối với một Bitcoin, đơn vị của tôi là hàng triệu. Đối với một Ounce vàng, đơn vị của tôi là hàng nghìn”, Hayes kết luận. [...]
Fed, lạm phát và chiến tranh có thể thúc đẩy Bitcoin breakout trong năm nay
Các dự án game blockchain đang tinh chỉnh cơ chế play-to-earn giữa bão thị trườngKhối lượng hàng tháng cho thấy thị trường NFT đang rơi vào đà giảm, nhưng các dự án game blockchain đang tiến hành tinh chỉnh cơ chế play-to-earn của họ giữa thời điểm thị trường hạ nhiệt.NFT đã có một đợt tăng giá mạnh mẽ từ ngày 1/1 đến giữa tháng 2. Trong thời gian này, khối lượng giao dịch của OpenSea đạt mức 5 tỷ USD và sau đó giảm xuống còn 3,6 tỷ USD vào cuối tháng 2. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tâm lý chung của thị trường tiền điện tử và NFT đang điều chỉnh.Khi quý 2 đến gần, tổng khối lượng và doanh số bán NFT đã giảm, khiến những người mới tham gia và nhà đầu tư tự hỏi liệu ngành này có đang chết hay không. Theo dữ liệu từ DappRadar, khối lượng giao dịch OpenSea đã giảm gần 11% trong tuần trước và cho đến nay, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường tiếp tục giảm, do số lượng người dùng giảm 13% trong 30 ngày qua.Có vẻ như cộng đồng NFT đã nhận ra rằng, họ đã hết các lựa chọn cho các sản phẩm phái sinh blue-chip và các nhà đầu tư đang hướng tới loại tài sản có giá trị bền vững hơn và ít đầu cơ hơn.Mặc cho Proof of profile movement (PFP) vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, các nhà phát triển và cộng đồng trò chơi blockchain vẫn đang dần xây dựng nhiều dự án.Chẳng hạn, game blockchain play-to-earn (P2E), Axie Infinity, đã tạo ra 4 tỷ USD doanh thu NFT trong tháng 2, giúp nó trở thành nền tảng NFT lớn thứ ba về doanh số và là bộ sưu tập NFT đầu tiên làm được điều này.Axie Infinity đượ